Chủ nhật 28/04/2024 09:26

Email: [email protected]

Hotline: 0903211537

Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Khám phá bản sắc Việt: Tại sao người Việt ăn trầu?

Văn hóa
30/07/2016 07:00
Bảo Yến. Ảnh: Sưu tầm.
aa
Ăn trầu là một trong những mỹ tục đẹp của người Việt ta. Tuy ngày nay tục ăn trầu không còn phổ biến, nhưng những giá trị tinh thần chứa đựng trong đó vẫn còn tồn tại.


Tin nên đọc

Nó không chỉ là nét văn hóa đơn thuần mà còn ghi lại những dấu ấn lịch sử của một thời quá khứ đã qua của cha ông ta.

Các bạn trẻ ngày nay có thể nhìn thấy những miếng trầu cau đẹp mắt xuất hiện trong những ngày lễ lớn nhỏ của gia đình như những vật phẩm không thể thiếu. Nhưng có lẽ, sẽ không mấy ai hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

Tục ăn trầu của người Việt đã có từ rất lâu đời.
Tục ăn trầu của người Việt đã có từ rất lâu đời.

Nguồn gốc của tục ăn trầu

Tục ăn trầu có từ rất sớm, nhưng phải đến cuối thế kỷ XV, sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp mới có ghi chép rõ ràng thành câu chuyện và mang ý nghĩa lịch sử, nhân văn sâu sắc.

Trong sự tích trầu cau, có 2 anh em sinh đôi là Tân và Lang, do một hiểu lầm với chị dâu là Lưu Liên nên người em là Lang đã bỏ đi đến một dòng suối vì sầu não, cô đơn mà biến thành phiến đá vôi. Còn người anh tên Tân đi tìm em mình nhưng không thấy, quá đau lòng nên đã gục bên phiến đá mà hóa cây cau. Còn người vợ anh không tìm thấy chồng nên cũng vào rừng tìm, rồi biến thành lá trầu không bên cây cau và phiến đá.

Cả 3 cuối cùng chết đi đã được đoàn tụ, gắn bó bên nhau mãi mãi và kết thành miếng trầu đầy tình nghĩa, dòng máu đỏ tươi được tiết ra từ miếng trầu tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng bền chặt.

Sự tích trầu cau.
Sự tích trầu cau.

Trong sự tích này, tác giả muốn giải thích cho mọi người hiểu một điều,dân tộc ta đã có một đời sống văn hóa cao ngay từ thời xa xưa, đời vùa Hùng (Theo Đại Việt sử lược, vào khoảng thế kỷ VII trước Tây lịch).

Ngay từ thuở đó, xã hội Việt Nam đã có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường, vợ chồng lấy nhau vì tình nghĩa, người phụ nữ luôn thủy chung son sắt với chồng... Không phải đợi đến khi phong kiến Trung Hoa sang đô hộ, giáo hóa, thì dân ta mới biết thế nào là nghĩa và hiếu lễ.

Cũng bởi sự tích Trầu cau có ý nghĩa sâu sắc như vậy, nên tục ăn trầu cau của dân ta càng được thăng hoa và trở thành mỹ tục độc đáo, mang tính đặc thù của một nền văn minh cổ Đông Nam Á.

Cho đến bây giờ, trầu cau vẫn là những thứ không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt hiện đại, từ mâm cơm cúng gia tiên đến những lễ lớn nhỏ như cưới xin, ma chay, lễ hội….

Cũng chính bởi tình duyên của 3 người trong sự tích Trầu cau tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu một mối lương duyên.

Trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong các lễ lớn nhỏ của gia đình người Việt, đặc biệt là lễ cưới hỏi.
Trầu cau là vật phẩm không thể thiếu trong các lễ lớn nhỏ của gia đình người Việt, đặc biệt là lễ cưới hỏi.

Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, có vô vàn những câu ca dao nói về hình ảnh trầu cau như:

"Cho anh một miếng trầu vàng

Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm

Yêu nhau chẳng lấy được nhau

Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già

Anh về cuốc đất trồng cau

Cho em trồng ké dây trầu một bên

Mai sau trăm họ lớn lên

Cau kia ra trái làm nên cửa nhà".

Cách ăn trầu của người Việt

Người Việt ăn trầu thường có một bộ dụng cụ không thể thiếu gồm: cơi đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, ống nhổ, dao bổ cau, ống ngoáy, chìa ngoáy… có thể được làm bằng vàng, bạc hay gốm và được chạm trổ khá tinh xảo thể hiện tầng lớp giàu nghèo theo từng thời kỳ khác nhau.

Việc têm trầu đòi hỏi sự khéo léo rất cao, một miếng trầu bao gồm cau, lá trầu, thuốc xỉa và vôi, và để miếng trầu đẹp thì các gấp nếp miếng trầu đều phải vuông vắn.

Những miếng trầu được têm khá đẹp mắt thể hiện sự khéo léo của người tiêm.
Những miếng trầu được têm khá đẹp mắt thể hiện sự khéo léo của người tiêm.

Cách ăn trầu cũng có nguyên tắc và sự phân biệt rõ ràng theo thứ bậc và độ tuổi. Nếu khách là người ở tuổi trung niên, có thể nhai miếng trầu trực tiếp và tận hưởng hương vị cay, thơm của miếng trầu. Nếu là người già, sẽ cho miếng trầu tiêm vào ống ngoáy để ngoáy cho mềm và sau đó mới nhai trầu.

Tục ăn trầu đang mai một dần và có nguy cơ biến mất trong tương lai

Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu ít phổ biến như xưa, có chăng chỉ là lễ vật mang tính tượng trưng trong các ngày lễ.

Cô Lê Thị Hường (53 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Đám cưới con tôi vừa rồi cũng sắm trầu têm cánh phượng khá đẹp để mời quan khách,nhưng chỉ có vài cụ cao tuổi biết ăn thôi, cả khay trầu mua mất khá nhiều tiền xong cũng để không đó”.

Tục ăn trầu liên quan đến tục nhuộm răng của người xưa.
Tục ăn trầu liên quan đến tục nhuộm răng của người xưa.

Bàn về việc phong tục ăn trầu đang ngày càng bị mai một trong văn hóa của người Việt, Phapluatplus.vn đã có cuộc trao đổi với GS.TS Ngành văn hóa Trương Quốc Bình. Ông cho rằng:

“Ăn trầu là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, nó không chỉ là văn hóa Việt đơn thuần mà còn chịu ảnh hưởng giao lưu của các nền văn hóa khác, đặc biệt là Ấn Độ. Cho đến bây giờ, tục ăn trầu ở Ấn Độ vẫn còn rất phổ biến, bên cạnh trầu truyền thống, người ta còn sản xuất trầu công nghiệp bằng cách nghiền các nguyên liệu rồi đóng hộp bán ra thị trường.

Ở Việt Nam, việc ăn trầu được tạo từ những nguyên liệu chính như quả cau, lá trầu, cái mỏ và những thứ khác như thuốc lào, vôi… Tuy nhiên, việc ăn trầu chỉ còn ở những phụ nữ cao tuổi ở nông thôn và đến giờ trầu cau chủ yếu được sử dụng để làm vật phẩm tượng trưng trong các dịp tết lễ như đám cưới, chứ không để ăn hàng ngày nên chúng ngày càng bị mai một đi.

Đồng thời, tục ăn trầu còn kèm theo cả tục nhuộm răng, bởi trước kia chuẩn mực đẹp còn được đo bởi hàm răng đen, nhưng xu hướng đó không còn phù hợp với thực tế hiện đại ngày nay nữa, nên đó cũng là lí do khiến tục ăn trầu không còn phổ biến.”

Ăn trầu giờ chỉ còn ở những phụ nữ cao tuổi ở vùng nông thôn.
Ăn trầu giờ chỉ còn ở những phụ nữ cao tuổi ở vùng nông thôn.
bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương được bổ nhiệm giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y tế

Ông Hoàng Cương, Thạc sĩ Quản lí Kinh tế, Kĩ sư, Trưởng phòng chính sách đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ Y tế.
Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Môi biến dạng, viêm nhiễm sau phẫu thuật hình trái tim

Cô gái 24 tuổi (Hà Nội) tới khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng toàn bộ môi và vùng mặt dưới sưng nề. Vùng môi biến dạng, mất cân đối, chảy nhiều mủ trắng bẩn, viêm nhiễm rất nặng.
2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

2 cán bộ kiểm lâm tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Quá trình nỗ lực dập lửa, 2 cán bộ kiểm lâm đã không may tử nạn khi tham gia chữa cháy rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh tại địa bàn giáp ranh xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.
le hoi du lich ha noi nam 2024 chu de thang long ha noi thu do quyen ru

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Chủ đề: “Thăng Long - Hà Nội, thủ đô quyến rũ”

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” từ ngày 25 – 28/4/2024 tại Công viên Thống Nhất. Đây là sự kiện xúc tiến quảng bá Du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội - Lễ Hội Du Lịch Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ mang tới cho du khách và nhân dân những trải nghiệm đầy màu sắc cùng nội dung phong phú đa dạng.
khai mac trien lam anh ve khu do thi trung tam thanh pho hai phong

Khai mạc Triển lãm ảnh về Khu đô thị trung tâm thành phố Hải Phòng

Ngày 26/4, tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng phối hợp với Viện Hàn lâm Kiến trúc Pháp – Việt tổ chức Triển lãm ảnh Hải Phòng – Pháp Heritage với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, thịnh vượng cho ngày mai”.
pho di bo ho hoan kiem ha noi mo lien tuc 6 ngay dip le 304 15

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội mở liên tục 6 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin sẽ kéo dài hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ, từ ngày 26/4 đến 1/5.