Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Xuất siêu tăng mạnh: Những điểm nghẽn đã dần được tháo gỡ

Thương trường
29/12/2018 12:50
Uyên Hương
aa
Năm 2018 đã khép lại với con số xuất khẩu ấn tượng ước tính đạt 244,7 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.


Trước thềm năm mới, dù bao thách thức đang chờ đợi nhưng nhiều ý kiến vẫn lạc quan cho rằng Việt Nam sẽ còn đạt được những kết quả cao hơn trong năm 2019 nếu Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục có những bước đi vững chức kèm các giải pháp mang tính đột phá.

Vải thiều đặc sản Bắc Giang là một trong những nông sản được xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc
Vải thiều đặc sản Bắc Giang là một trong những nông sản được xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc

Tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn

Nhìn lại những thành quả đã gặt hái được trong năm 2018, ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) bày tỏ, trước bối cảnh nguồn cung thế giới dư thừa, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng… thì việc Việt Nam duy trì tốt đà tăng trưởng xuất khẩu và đạt mức xuất siêu kỷ lục cho thấy, hiệu quả trong việc chuyển biến các hướng đi đúng đắn của các bộ, ngành liên quan.

Chỉ ra những điểm nổi bật về xuất khẩu, ông Trần Thanh Hải cho hay, để có được kết quả khả quan này phải ghi nhận sự đóng góp tích cực từ kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt và may mặc, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, giày dép các loại và nhất là ảnh hưởng từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Theo ông Trần Thanh Hải, nhờ từng bước thực hiện hiệu quả các giải pháp khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Từ việc phụ thuộc nhiều vào biến động nhanh và mạnh trên thị trường thế giới, lạm phát đã được duy trì ở mức ổn định, hợp lý.

Cùng với đó, nhập khẩu hàng hóa đã được định hướng để phục vụ tốt hơn nhu cầu đầu tư, sản xuất trong nước. Đặc biệt, cán cân thương mại từ năm 2016 đến nay luôn duy trì thặng dư lần lượt năm 2016 là 1,78 tỷ USD và năm 2017 là 2,11 tỷ USD. Riêng năm 2018, thặng dư thương mại đạt ngưỡng 7,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo đúng định hướng, giảm thiểu vai trò của các khu vực xuất khẩu. Đặc biệt, thị trường đã có sự cải thiện rất đáng kể với quan hệ thương mại và sản phẩm có mặt trên 200 quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới.

Đối với những nhóm ngành hàng lớn như 9 nhóm ngành hàng lớn của ngành nông nghiệp đã khẳng định được vị thế tại tất cả những thị trường lớn của thế giới với kim ngạch nhiều tỷ USD. Riêng các sản phẩm có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã đạt tới 28 ngành hàng và trên 5 tỷ USD có tới 8 ngành hàng.

Điều này cho thấy, chiến lược hội nhập và tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam đã phát triển rất đúng định hướng và kịp thời. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý, để đảm bảo yếu tố bền vững cho phát triển xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung cần khắc phục 3 tồn tại lớn. Theo đó, mặc dù các sản phẩm đã phát triển ở nhiều thị trường nhưng sự phát triển này chưa bền vững, đặc biệt là vấn đề về chất lượng sản phẩm chưa ổn định và chưa có sự đảm bảo về sự đồng nhất.

“Đây là trở ngại rất lớn để xây dựng thương hiệu và phát triển theo chuỗi. Điều này gắn với yêu cầu rất quan trọng để tổ chức sản xuất ngay từ nguồn và là yêu cầu ngày càng cao, không chỉ của các FTA Việt Nam ký kết mà cả trong tập quán thương mại quốc tế về truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng sản phẩm". Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, sự phụ thuộc vào một số thị trường trọng yếu, đặc biệt thị trường có phát triển nóng như Trung Quốc, EU tuy đang có tăng trưởng rất tốt, nhưng nếu không phát triển đa dạng sẽ gây ra những trở ngại khi có sự cố hoặc có vấn đề phụ thuộc quá nhiều cho các ngành hàng của Việt Nam.

Đáng lưu ý, việc tháo gỡ các rào cản thương mại đang là một vấn đề lớn của kinh tế Việt Nam khi hội nhập quốc tế. Bởi, Việt Nam có thể gia tăng năng lực sản xuất, đảm bảo tiếp cận thị trường và giảm thiểu các hàng rào quan thuế. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo được chất lượng và vượt qua được hàng rào kỹ thuật thì rất khó tiếp tục phát triển bền vững tại các thị trường này.

Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai An Giang (tỉnh An Giang)
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai An Giang (tỉnh An Giang)

Giải quyết những "điểm nghẽn" trong xuất khẩu

Bước sang năm 2019, với mục tiêu chinh phục đỉnh cao tăng trưởng từ 7-8%, ngành công thương sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn và hạn chế trong phát triển.

Nhận định từ giới phân tích cho thấy, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong năm 2019, Việt Nam cần giảm nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước. Hàng hóa sản xuất trong nước phải thay thế được hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Cùng với đó, cần xem xét để giảm nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vì nhiều ngành hàng đang còn phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ các nước; trong đó, có Trung Quốc. Đây là vấn đề cần thiết phải được quan tâm để từ đó Việt Nam có được đầu vào đa dạng hóa, không phụ thuộc vào bất kì quốc gia nào.

Để làm được điều này, Việt Nam cần tăng cường xây dựng vùng nguyên, nhiên vật liệu trong nước thay thế cho các nguyên vật liệu nhập khẩu. Mặt khác, đẩy mạnh xây dựng các nhà máy chế biến, chế tạo nhằm tạo ra các nguyên vật liệu đầu vào và dần thay thế hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp cốt lõi để hướng tới xuất khẩu bền vững là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thông qua đổi mới công nghệ, quản trị.

Bởi doanh nghiệp Việt vẫn chủ yếu là gia tăng về quy mô mà chưa gia tăng về giá trị sản phẩm. Đơn cử như trong các ngành hàng, sản phẩm có tỷ lệ xuất khẩu lớn như điện thoại, dệt may thì việc nhập khẩu nguyên liệu lớn, giá trị gia tăng vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn chưa tập trung phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường vẫn ở mức hạn chế.

Theo giới phân tích, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nên việc tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa vào các thị trường xuất khẩu lớn qua việc ký kết các FTA có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này càng trở nên ý nghĩa hơn khi những lợi thế cạnh tranh khác trong thương mại như giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên đã bão hòa, không có tính bền vững. Ngoài ra, những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng cần một chiến lược phát triển lâu dài.

Năm 2019 mở ra cũng là lúc thời gian thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã cận kề. Do đó, để hưởng các lợi thế từ hiệp định này, nhiều doanh nghiệp đang gấp rút tìm cách đáp ứng được các điều kiện đi kèm là chất lượng, xuất xứ hàng hóa, địa điểm sản xuất, yếu tố lao động, môi trường.

Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, các tỉnh, thành thu hút đầu tư nước ngoài với ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, rộng thị trường xuất khẩu.

Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp Việt cần phải nhanh chóng tiếp cận, tìm hiểu rõ điều khoản của CPTPP để đánh giá được cơ hội và thách thức với chính ngành nghề của mình, từ đó có những chiến lược, giải pháp phù hợp trong cạnh tranh, khai thác được các cơ hội mà CPTPP mang lại.

Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2019, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định: Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các cơ quan Thương vụ ở nước ngoài chủ động nắm bắt thông tin, vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.

Cùng với đó, lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh để xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường theo từng giai đoạn cụ thể nhằm phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, thị trường là đối tác FTA.

Tuy nhiên, ngoài những chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng doanh nghiệp cần nắm rõ về khung pháp lý của thị trường, nhất là vệ sinh, an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật để chủ động xây dựng các biện pháp khắc phục kịp thời và nắm chắc thành công trong xuất khẩu.

bài liên quan
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế

Theo đại diện Bộ Công Thương, cả 3 lĩnh vực chính của ngành Công Thương gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước đồng thời cho thấy kết quả rất khả quan trong quý I/2024.
Giá xăng dầu giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh giá mới

Giá xăng dầu giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh giá mới

15h ngày hôm nay (22/2), giá xăng dầu được Liên bộ Công Thương - Tài Chính quyết định điều chỉnh giảm nhẹ.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500KV mạch 3

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500KV mạch 3

Theo Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là thủ tục liên quan đến công tác chuyển đổi đất rừng và đường thi công tạm.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh ngay đầu năm

Xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh ngay đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng tới 42% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ Công thương đánh giá, việc áp dụng giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng đem lại lợi ích cho cả khách hàng và đảm bảo thu hồi được chi phí đầu tư của ngành điện.
Bộ Công Thương mắc nhiều vi phạm liên quan đến dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương mắc nhiều vi phạm liên quan đến dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương đã có nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc bổ sung các dự án nguồn điện mặt trời vào quy hoạch điện lực các cấp trong giai đoạn 2016-2020.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.