Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Ngày xuân, đi hội, lễ chùa… bằng nhấp chuột

Văn hóa
14/02/2022 07:40
Bảo Châu
aa
Để phòng tránh dịch bệnh, nhiều địa phương không tổ chức các lễ hội, hạn chế mở cửa nơi thờ tự, nhiều người dân đã đi hội, lễ chùa, “chu du” khắp Việt Nam và thế giới… bằng nhấp chuột.


Thoi-Buoi-Online-Di-

Đi lễ hội qua internet được nhiều người chọn lựa trong ngày xuân năm nay. (Ảnh: Báo Lao động)

“Nhấp chuột” để thắp hương

Phong tục ngày Tết là đi chùa - tục lệ đầu năm mới này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam bởi đây là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về các gia đình đã chọn cho mình những ngày đi lễ chùa đầu năm nhằm để ước nguyện mọi điều tốt đẹp.

Trước đây, cứ đầu xuân tới rằm tháng Giêng, các chùa chiền trong Nam, ngoài Bắc lại nhộn nhịp. Nhưng năm nay phòng chống dịch COVID-19, nhiều nơi thờ tự tâm linh đóng cửa, nhiều phật tử đã chuyển sang đi lễ chùa online. Tại các ngôi chùa online, các phật tử có cảm giác như đi lễ chùa thật. Từ ban chính diện với hình ảnh quen thuộc 5 pho tượng lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh được chính điện cổ kính cho đến bài vị, lư hương bằng đồng được chạm khắc hoa văn tinh xảo cùng những ngọn nến lấp lánh... Tất cả đều toát lên vẻ tôn kính trang nghiêm, khiến bất cứ ai ghé thăm cũng đều kính cẩn mỗi khi chiêm bái. Khách thập phương ghé thăm chùa được chào đón với những âm thanh đặc trưng của tiếng chuông chùa, bài niệm Phật, tụng kinh. Chúng cũng được cài đặt sẵn khiến không gian càng tăng thêm phần tôn nghiêm.

Không gian ngôi chùa ảo được thiết kế 3D gồm 7 ban thờ khác nhau, được đánh dấu thứ tự theo từng trang. Theo đó, các phật tử online lần lượt click chuột vào từng trang để mở ra những phòng thờ cần làm lễ. Những ban thờ này đều được thiết kế 3D với những hình ảnh động nên đem đến cho khách thập phương cảm giác y như thật về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại đây, các ban thờ, các tượng Phật được thiết kế như một ngôi chùa thật. Tại ngôi chùa ảo, các phật tử có thể tụng kinh, niệm Phật, nghe giảng pháp… Nhấp chuột vào chuyên mục chùa, người xem có thể chọn nghe nhiều loại kinh từ kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ đến Chú Đại Bi… Phần Audio có đủ âm nhạc, truyện, triết học Phật giáo và các bài thuyết pháp. Mọi nghi lễ được đơn giản hóa như nghi lễ thắp hương quen thuộc cũng được gói gọn bằng một thao tác kích chuột vào hai chữ “thắp hương” ở ngay dưới giao diện của ngôi chùa. Chỉ cần làm theo đúng chỉ dẫn lập tức những đốm đỏ trên đầu que hương bật sáng, kèm theo đó là khói hương tỏa ra nghi ngút.

Không gian chùa online được thiết kế như không gian thực.

Không gian chùa online được thiết kế như không gian thực.

Những ngày đầu năm, số lượt người truy cập vào các trang chùa online để thăm viếng ngôi “chùa ảo” càng tăng. Nhiều người đã dùng ứng dụng ví điện tử để công đức, quyên góp hoặc mở lễ cúng dường tam bảo. Các phật tử không cần đến chùa, có thể ngồi ở nhà nhận lễ cầu an.

Phật tử Nguyễn Thanh Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) 72 tuổi chia sẻ: “Đầu năm, được các con hướng dẫn đi lễ chùa ảo, tôi niệm phật, nghe giảng pháp, thấy lòng thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn. Tôi cũng hướng dẫn các phật tử đi chùa ảo để đáp ứng nhu cầu tâm linh trong bối cảnh toàn gia đình, xã hội phòng chống dịch bệnh. Tôi cũng mong dịch bệnh sớm qua mau để các phật tử như tôi được đi lễ, viếng thăm chùa trực tiếp”.

Du xuân, đi hội qua màn ảnh nhỏ

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, trong không khí rộn ràng của đất trời và lòng người, mừng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển; các làng quê Bắc Bộ lại nô nức, tưng bừng mở hội đón xuân.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam lại có số lượng lễ hội phong phú, đa dạng và trải dài các mùa trong năm như lễ hội của vùng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc. Mỗi lễ hội đều có nét tiêu biểu, đặc trưng riêng và gắn liền với những sự kiện lịch sử, văn hóa của quê hương, đất nước.

Hội làng truyền thống của các làng xã thường gắn liền với hội đình, đền, chùa và xưa được gọi là vào đám. Trong các lễ hội đình, đền bao giờ cũng có hai phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm nhiều tục như tế lễ, rước sách, thành hoàng làng, mà trong tâm thức dân gian đó là vị thần bản mệnh coi sóc, che chở cho cộng đồng làng xã mình.

Để vơi bớt nỗi nhớ quê, các gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Để vơi bớt nỗi nhớ quê, các gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Hầu như phần lễ trong lễ hội nào cũng là nghi thức quan trọng nhất, thể hiện đậm đặc, rõ nét nhất ý nghĩa tâm linh, tôn vinh, ngưỡng vọng đối với các danh nhân được tôn thờ. Ở nhiều lễ hội đã diễn lại các tích truyện, tái hiện sinh động công trạng của danh nhân.

Bên cạnh đó, những hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian tiêu biểu như đánh đu, thi thổi cơm, dệt vải hay những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ như đấu vật, kéo co… cũng thể hiện sự gắn kết cộng đồng làng xã, tạo sự phong phú cho lễ hội dân gian vùng quê Bắc Bộ.

Các hội làng, sau phần lễ là đến phần hội, các làng tổ chức các tục trò chơi dân gian và các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể thao như; Tuồng, chèo, hát Quan họ, thi đấu vật, bơi chải... để nhân dân vui chơi giải trí sau những mùa vụ lao động vất vả. Có làng còn có tục thi nấu cỗ nổi tiếng. Cỗ ở đây có cả cỗ mặn và cỗ chay được các bà, các chị nấu nướng rất ngon và bài trí rất đẹp, mang nhiều nghĩa. Hội thi nấu cỗ đã phản ánh những nét văn hóa ẩm thực tinh tế, độc đáo của người dân.

Dịch bệnh đã khiến các làng quê, phố thị ở miền Bắc hạn chế tổ chức lễ hội. Nỗi nhớ trống hội, những màn rước kiệu, câu hát, điệu múa dân gian day dứt với nhiều người con sinh ra từ làng quê, phố thị. Tuân thủ giãn cách xã hội cũng như nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nhiều người dân đã vơi nỗi nhớ lễ hội truyền thống đầu xuân, vơi bớt nỗi nhớ quê hương bằng cách cùng gia đình quây quần bên mâm cơm, bàn trà bật youtube xem lại các lễ hội của quê mình cũng như các lễ hội xuân trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Anh Nguyễn Xuân Nam tâm sự: “Cái khó ló cái khôn”, cả gia đình tôi không đi du xuân, lễ hội trực tiếp. Thay vào đó, chúng tôi đi lễ hội, du xuân online. Từ mùng 1 Tết đến nay, gia đình chúng tôi “chu du” 10 tỉnh, thành và “tham gia” gần 20 lễ hội xuân của quê mình và các miền quê khác. Du lịch, lễ hội xuân online, các con tôi thêm hiểu, thêm yêu lịch sử, giá trị văn hóa, không khí lễ hội, Tết cổ truyền dân tộc Việt. Gia đình tôi càng thêm gắn kết, yêu thương nhau.

Không thể “bay” đi du lịch nước ngoài, một số gia đình đã chọn giải pháp ở nhà đi du lịch qua các chương trình trên màn ảnh nhỏ, nền tảng số hay mạng xã hội. Họ có thể chọn cho mình đi du lịch miễn phí ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chỉ qua nhấp chuột, lướt đầu ngón tay.

Chị Vân Dung (35 tuổi, Hà Nội) hào hứng khoe: “Tết năm nay phòng chống dịch bệnh, tôi và gia đình chỉ chúc Tết qua điện thoại chứ không đi đâu. Thời gian còn lại, tôi và gia đình đã “đi” du lịch 5 nước: Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Ý, “tham quan” rất nhiều danh lam thắng cảnh và biết được nhiều văn hóa, thói quen của người dân 5 nước đó. Các con tôi rất hào hứng hứa học ngoại ngữ, học trên lớp thật giỏi sau này có cơ hội được khám phá trực tiếp ở những quốc gia trên thế giới”.

Ngày xuân, nhiều người đã “đi” tham quan “du lịch 0 đồng online” với nhiều tour du lịch nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc như: TP Đà Lạt mộng mơ (Lâm Đồng), tuyệt tác Gành Đá Đĩa ở xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh (Phú Yên), thác Bản Giốc hùng vĩ (Cao Bằng)…

Tour du lịch ảo khám phá Mộc Châu tại Tây Bắc mang đến cho du khách những trải nghiệm như thật với những địa danh đã số hóa trong môi trường 3D như thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng… Hay tour thực tế ảo tham quan hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) đưa du khách đi xuyên qua những hang động với hình ảnh 360 độ sắc nét và hệ thống âm thanh gắn liền với các cảnh quan. Sản phẩm này đã được trang báo nổi tiếng The Guardian (Anh) đánh giá nằm trong top 10 tour thực tế ảo đáng tham quan nhất thế giới qua màn ảnh...

Trước đó, Tổng cục Du lịch phối hợp với Hội đồng tư vấn du lịch đã ra mắt bộ sản phẩm “Ở nhà cùng Việt Nam” giúp du khách có thể khám phá những điểm đến nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực và văn hóa hấp dẫn của Việt Nam. Thông qua hình thức tham quan và tương tác 360 độ, du khách quốc tế như đang được tận hưởng một chuyến du lịch trực tiếp tại Việt Nam như: tham quan các di sản nổi tiếng được UNESCO công nhận tại Việt Nam; tìm hiểu những công thức nấu món ăn nổi tiếng của Việt Nam và thử nấu tại nhà một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là các hoạt động khám phá văn hóa như: tô màu tranh du lịch Việt Nam theo phong cách cổ điển; khám phá du lịch Việt Nam qua chuỗi video clip; thưởng thức văn hóa Việt Nam thông qua nghệ thuật truyền thống…

“Việt Nam - đi để yêu” là chương trình truyền thông du lịch Việt Nam trên nền tảng số YouTube. “Việt Nam - đi để yêu” có sự góp mặt của nhiều nhà sáng tạo nội dung YouTube nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trong giới trẻ và lượng theo dõi lớn như Hoa hậu H’Hen Niê, Chan La Cà, Khoai Lang Thang, Helly Tống, Fly Around Vietnam… Mỗi nhà sáng tạo nội dung YouTube đóng vai trò như một “thuyết minh viên du lịch trực tuyến” khám phá vẻ đẹp văn hóa, ẩm thực, con người và thiên nhiên Việt Nam.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, cung cấp thông tin, hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Hội đồng nghệ thuật thành phố tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”.
Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Theo Bộ GD&ĐT các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tap trung thao go kho khan vuong mac trong xu phat vi pham hanh chinh

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính

(PLM) - Sáng ngày 08/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL), bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL đồng chủ trì hội thảo.
hoc vien tu phap to chuc hoi nghi tap huan ve ky nang quan tri noi bo quan ly thoi gian va lap ho so cong viec

Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc

(PLM) - Ngày 9/5, Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc. Hội nghị nhằm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp và nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi các nhiệm vụ được giao, sau một thời gian chuẩn bị tích cực.
khoi to 15 bi can lien quan hang loat website moi gioi mai dam

Khởi tố 15 bị can liên quan hàng loạt Website môi giới mại dâm

(PLM) - Ngày 9.5, công an quận Cầu Giấy cho biết, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy đã phát hiện một đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn, thường xuyên đăng tải các hình ảnh “chào hàng” của gái bán dâm công khai trên hàng loạt các website.
xu huong moi trong phau thuat vong mac dich kinh va tai tao chuc nang mat

Xu hướng mới trong phẫu thuật võng mạc dịch kính và tái tạo chức năng mắt

(PLM) - Chiều 8/5/2024, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tổ chức Hội thảo khoa học: “Các xu hướng mới của thế giới và L.B Nga trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt”. Tới dự hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ từ các bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại Việt Nam và Quốc tế.
sac tim bang lang phu khap pho phuong thu do

Sắc tím Bằng lăng phủ khắp phố phường Thủ đô

(PLM) - Tháng 5 về, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ của loài hoa bằng lăng. Màu hoa tím dưới cái nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ.