Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn lưu truyền nghề làm gối dựa cung đình

Nhà nước và Pháp luật
28/11/2020 07:15
Tiểu Vũ
aa
Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ là một trong những vị Công tôn nữ cuối cùng của triều Nguyễn. Đôi mắt tinh anh, bàn tay khéo léo của một người đã gần 100 tuổi vẫn tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ để làm nên những chiếc gối trái dựa cung đình - loại gối vua quan triều Nguyễn xưa hay sử dụng. Dù đã trải qua nhiều chính biến trong lịch sử dân tộc nhưng cụ Trí Huệ vẫn ngày ngày kiên trì giữ và truyền bí quyết làm gối trái dựa, bảo tồn nét tinh hoa dân tộc cho thế hệ sau.


Cụ Huệ gần trăm tuổi vẫn miệt mài gìn giữ nghề làm gối trái dựa cung đình (Ảnh: Éternité Việt Nam).

Cụ Huệ gần trăm tuổi vẫn miệt mài gìn giữ nghề làm gối trái dựa cung đình (Ảnh: Éternité Việt Nam).

Miệt mài giữ lửa nghề

Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ hiện đang sinh sống tại thôn Giáp Đông (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) năm nay đã bước sang tuổi 98. Cụ Trí Huệ là chắt nội của vua Minh Mạng, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Miên Lâm, người có công phò tá vua Hàm Nghi và Thành Thái. Gia đình cụ Trí Huệ xưa kia nổi tiếng với nghề bốc thuốc cứu người.

Trước khi theo cha lên kinh thành Huế mở tiệm thuốc bắc, là con cháu của hoàng tộc, cụ Trí Huệ được cho phép vào trong Đại Nội làm công việc như các Công Tôn Nữ khác. Công việc cụ yêu thích là dùng chỉ thêu thùa, cắt từng miếng gấm, kết hợp những miếng sốp nhỏ để bọc ngoài vỏ gấm, rồi thêu rồng, phụng làm thành từng chiếc gối dựa hay còn gọi là “trái dựa”, một loại gối tựa tay phục vụ cho hoàng tộc.

Năm 17 tuổi, cụ Trí Huệ chính thức vào cung làm nghề may gối dựa và đảm trách luôn việc may áo cho Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại. Cụ Trí Huệ cho biết việc may gối dựa đều làm theo mẫu có sẵn và tuân thủ quy tắc may gối cho vua phải đủ 5 lá, gối của Hoàng Thái Hậu và các quan phải đủ 4 lá.

Việc may gối trong cung đình cũng phải tuân thủ theo những quy tắc hết sức nghiêm ngặt: Gối trái dựa của vua được thêu rồng, gối dựa của Hoàng Thái Hậu được thêu phụng, gối của các quan thường để trơn. Để đảm bảo tính thẩm mỹ của chiếc gối, công đoạn may do người chuyên may gối đảm nhận còn việc thêu sẽ có những thợ thêu chuyên nghiệp làm.

Những đường kim mũi chỉ khi làm gối trái dựa đòi hỏi phải vô cùng nhỏ và tỉ mỉ.

Những đường kim mũi chỉ khi làm gối trái dựa đòi hỏi phải vô cùng nhỏ và tỉ mỉ.

Cụ Huệ kể rằng: “Khi may gối trái dựa thì việc chọn màu vải là hết sức quan trọng. Gối của vua và Hoàng Thái Hậu thường sẽ có màu vàng, màu tượng trưng cho uy quyền, còn gối của các quan sẽ là màu xanh, tím tùy theo màu của ghế, sập đặt gối”, bà Huệ kể. Chọn màu vải khi may gối trái dựa cũng hết sức quan trọng. Thường thì gối của vua và Hoàng Thái Hậu có màu vàng, tượng trưng cho uy quyền, còn gối của các quan là màu xanh, tím tùy theo màu của ghế đặt gối”.

May gối cho vua Bảo Đại, bà Trí Huệ bảo phải rất chú ý đến kích thước của ghế và lượng bông nhồi gối sao cho phù hợp với thân hình của hoàng đế. Nếu may gối theo mẫu cũ dành cho các ông vua trước thì không ổn vì vua Bảo Đại cao to hơn nhiều. “Nhờ đó mà vua Bảo Đại rất vừa lòng. Vua còn sai may gối trái để có thể đặt trên ôtô mang theo mỗi khi vua lên Đà Lạt đi săn”, bà Trí Huệ nhớ lại.

Cũng chính sự bắt mắt và tác dụng của chiếc gối trái dựa trong cung Nguyễn mà nhiều bạn người Pháp của vua Bảo Đại đã đặt bà Trí Huệ may để mang về làm quà cho người thân.

Theo bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, ngày xưa, gối trái dựa thường được vua, quan sử dụng để gối đầu, tựa lưng hay tì tay lúc ngồi nghỉ ngơi, đọc sách. Vì được sử dụng nhiều ở chốn hoàng cung, vương giả mà mọi người mới quen gọi với cái tên là gối cung đình.

Cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ đã dựa vào việc làm gối trái dựa để nuôi giấu cán bộ, phục vụ cho Cách mạng (Ảnh: Éternité Việt Nam).

“Việc may gối để thẳng mép, không lỗi chỉ thì phải có mẹo, người may phải nhồi bông cho thật khéo để gối luôn giữ được độ em, căng phồng đều sau nhiều lần giặt. Một người thợ lành nghề để hoàn thành một chiếc gối dựa nếu chăm chỉ cũng phải mất 5 ngày công”, cụ Huệ cho biết.

Ngoài việc may gối cho vua, bà Trí Huệ còn đảm nhận việc may áo cho bà Từ Cung. “Áo luôn phải phẳng khi mặc, phải may bó sát người, vừa gọn gàng, vừa kín đáo”, bà Trí Huệ tiết lộ bí quyết may áo cho Đoan Huy Hoàng Thái Hậu.

Suốt 9 năm làm nghề may trong cung cấm, ban ngày bà Trí Huệ chăm chỉ làm việc phục vụ vua, hoàng thái hậu, nhưng đêm đêm lại bí mật hoạt động cách mạng, nuôi giấu cán bộ trong nội thành Huế.

Một gia đình hoàng tộc kiên trung

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Ngay trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916 chính bố của cụ Tôn Nữ Trí Huệ là Nguyễn Phúc Hường Dẫn đã giúp vua Duy Tân lúc đó còn nhỏ tuổi xây dựng binh quyền để chống Pháp. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa không thành, vua Duy Tân và bố của bà bị địch bắt giam tại đồn Mang Cá, TP Huế.

Đáng lẽ Hường Dẫn phải bị khép tội chết, nhờ có người anh con bác ruột là Hường Đề (con ông Tuy An Công Miên Kháp) rất thân với vua Khải Định nên xin bảo lãnh thoát khỏi tội chết. Hường Dẫn bị giam một thời gian rồi được thả về làm nghề bốc thuốc bắc tại xã Hương Cần, ngay chính ngôi nhà cụ Trí Huệ đang sống hiện nay”. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đến nay, người dân đất cố đô vẫn lưu truyền câu “Thứ nhất Phan Thành Tài, thứ hai Hường Dẫn”.

Từ thuở nhỏ bà Trí Huệ đã học được nghề làm thuốc bắc của bố, đó cũng chính là nghề gia truyền của cả gia đình. Tiếng tăm của cụ Hường Dẫn vang đến đô thành. Những người được cụ chữa lành bệnh đến tạ ơn và xin đăng tin trên các bản tin tiếng Pháp lúc đó. Vì vậy, cụ không còn nằm trong danh sách bị nghi ngờ của binh lính Pháp và chính quyền phong kiến Nam triều.

Sau đó cụ Hường Dẫn cùng gia đình lên Huế mở phòng mạch tại số tại số 10 kiệt Chương Đức, phường Thành Cát nay là phường Thuận Hòa. Cùng thời gian này, Tôn Công Nữ Trí Huệ vừa ở nhà phụ làm nghề thuốc bắc vừa đi học may vá và làm gối trái dựa ở Nội Cung.

Bà Lê Thị Liền học nghề làm gối của cụ Trí Huệ (Ảnh: Tuổi trẻ).

Cách mạng tháng Tám thành công, bà được bầu làm đại biểu hội phụ nữ ở địa phương và kết duyên cùng ông Nguyễn Văn Lộc chủ tiệm thuốc Tây Trung Việt – đây nơi chuyên nuôi giấu cán bộ hoạt động trong nội thành Huế. Lợi dụng việc bốc thuốc, bà Trí Huệ đã tổ chức vận chuyển thuốc cung cấp cho các chiến sĩ hoạt động nội thành Huế hay đi theo sông Như Ý về núi Dạ Lê để chuyển thuốc lên chiến khu Dương Hòa chữa trị cho các chiến sĩ cách mạng bị thương.

Trong một lần vận chuyển thuốc lên chiến khu, hai nhân viên của tiệm thuốc tây Trung Việt là ông Hiền và ông Lộc bị bắn chết tại làng Vân Dương (nay thuộc xã Thủy Vân – huyện Hương Thủy). Từ đó, tiệm thuốc Tây của vợ chồng bà Trí Huệ bị giặc Pháp phá nát, chồng của bà cũng buồn mà chết đi.

Cung An Định lúc đó được sự bảo hộ của chính quyền Ngô Đình Nhiệm. Ban ngày cụ kết gối dựa, đêm về bí mật đưa cán bộ cách mạng vào trong cung An Định, nhiều người giờ đã có chức quyền tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các ông Nguyễn Hữu Hường (Hường Thọ) nguyên Tỉnh ủy viên Thừa Thiên, nguyên Bí thư Huyện Ủy Hương Trà trong hai cuộc kháng chiến; Trung tướng Vũ Xuân Chiêm, nguyên Bí thư Thị ủy Huế thời chống Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao; các anh Mai Ngân trước ở chiến khu Dương Hòa, anh Đoàn Nhuận, cán bộ dân vận của thành ủy Huế hồi chống Mỹ… đã xác nhận những đóng góp của bà Trí Huệ trong hai cuộc kháng chiến. Bà đã được tặng Huy chương kháng chiến và Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Riêng đối với bà thì cuộc đời vẫn lẳng lặng sống với những luống quýt Hương Cần quê bà. Sau khi kết thúc công việc làm Phụng Sự (chuyên lo hương khói, vệ sinh và giới thiệu cho du khách tham quan) tại lăng Tự Đức (năm 1976), bà Huệ về với việc làm gối trái dựa. Cũng từ đó, những chiếc gối dựa cung đình lặng lẽ sang Paris, Anh, Mỹ theo bước chân của du khách và bà con là người Việt kiều.

Trong cuộc đời mình, cụ Trí Huệ luôn nhớ mãi hai lần may mắn được gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Lần đầu là khi cụ còn phụng hương khói ở lăng Tự Đức, Đại tướng đã vào thăm lăng. Lần hai là vào khoảng tháng 10 năm 2000, khi lần đầu tiên bà cùng người con trai ra Hà Nội được Ban liên lạc đồng hương Huế tạo điều kiện gặp được Đại tướng.

Khi đó, cụ Trí Huệ bày tỏ với mọi người có làm một chiếc gối dựa, món quà bao nhiêu năm qua cụ đã ấp ủ để tặng Đại tướng ngồi đọc báo, hoặc có thể nằm để thư giãn. Ý định của bà đã được ban liên lạc đồng hương Huế làm việc với đồng chí Huyên thư ký riêng của Đại tướng, đồng chí cho biết Đại tướng Giáp đồng ý gặp bà.

Vào nhà, gặp Đại tướng cụ Trí Huệ cất tiếng: “Kính thưa cụ! con từ Huế ra”. Đại tướng ngắt lời, nói: “Bà đừng gọi thế”. Sau đó mệ xưng hô lại là cụ - tôi, Đại tướng đã gật đầu và ân cần trò chuyện, thăm hỏi sức khỏe, người thân nơi quê nhà cụ Trí Huệ.

Trong cuộc trò chuyện, cụ Trí Huệ thưa với Đại tướng rồi đưa trái dựa - chiếc gối dựa có 5 lá bọc lớp vải màu vàng mà cụ đã tự may tặng Đại tướng. Đại tướng vui vẻ nhận rồi nói: “Chúng tôi cảm ơn bà! Chúc bà luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc với con cháu”, cụ Huệ nhớ lại.

Cũng theo cụ Huệ, trong cuộc gặp, cụ đã kể cho Đại tướng biết về dòng dõi thuộc triều đình nhà Nguyễn của mình, trong đó ông nội cụ phò vua Hàm Nghi, bác ruột phò vua Thành Thái, cha là Hường Dẫn phò vua Duy Tân chống pháp, sự việc không thành đều bị chết và giam cầm. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cụ cũng có công nuôi cách mạng. Nghe xong, Đại tướng bày tỏ vui mừng khi được biết gia đình cụ cũng có đóng góp cho sự nghiệp chung.

Những người viết tiếp lịch sử…

Hiện tại, mong muốn lớn nhất của cụ là làm thế nào đó có thể truyền dạy, bảo tồn được nghề làm gối trái dựa của cha ông. Hay chí ít làm sao giới thiệu sản phẩm gối trái dựa cho nhiều người biết đến hơn nữa.

Một chiếc gối dựa của cụ Trí Huệ sau khi hoàn thành được bán với giá 1,5 triệu đồng/một cái. Đây cũng là cái giá mà các vị khách đầu tiên tự trả cho cụ Trí Huệ, sau này thấy hợp lý cụ cứ để từ đó cho tới giờ. Tuy nhiên đối với cụ đó không là vấn đề mà mong muốn của cụ là sẽ có người theo nghề mình vì giờ chỉ có cụ là làm được gối mà thôi. “Ở Huế hiện có nhiều nghề truyền thống được chính quyền quan tâm, bảo tồn đó chứ; nhưng riêng nghề làm gối trái dựa mà chỉ có tôi làm thì lại rất ít người biết đến, chẳng ai để ý mà bảo tồn. Nhiều lúc cũng chạnh lòng lắm mà biết làm sao đây...”, cụ tâm sự.

Cụ Huệ cũng chia sẻ hiện trong nhà có con dâu và cháu đang tập làm, cũng như có một số sinh viên đến tìm cụ để học. Ai cũng có năng khiếu để làm gối nhưng để làm ra một cái gối thực sự hoàn chỉnh thì chưa được thành thạo vì có độ khó nhất định. Vả lại hiện thị trường ít người mua gối này, chủ yếu là trưng bày nên đây cũng là lí do khiến lớp trẻ ít quan tâm cái nghề này...

Khi dạy những người học nghề cụ Trí Huệ thường nói:“ Lần đầu làm có thể không được ngay gối, lại làm tiếp, lần thứ hai, thứ ba thì mọi việc đều hoàn hảo. Quan trọng là đường may phải ngay ngắn, làm người cũng thế.” Từ đó, hình ảnh chiếc gối xếp thủ công 4 hoặc 5 lá tưởng chừng đã mai một nay đang dần xuất hiện trở lại trên các diễn đàn cổ phong cũng như sinh hoạt.

Bà Lê Thị Liền (con dâu cụ Huệ) chia sẻ ngày xưa cụ Huệ rất kín kẽ trong từng lời ăn tiếng nói, bây giờ tuổi cao nên vấn đề này đã bớt đi nhiều, không còn khó tính như trước nữa... “Phải nói mẹ tôi may bằng tay rất tuyệt vời, gọi là ‘chuyên gia’ thì đúng hơn. Giờ già rồi mà vẫn cặm cụi may gối khiến ai ai cũng nể, tôi và gia đình khuyên đừng làm nữa mà mẹ có nghe đâu. Mong sao mẹ sống qua 100 tuổi là quý lắm...”.

Từ ngày có học trò để truyền dạy, bà như vui hơn, khỏe hơn vì đã thực hiện được tâm nguyện của mình. Hai người học trò của bà thường xuyên liên lạc và cũng chính họ góp phần giúp bà Trí Huệ giới thiệu sản phẩm độc đáo này ra với công chúng gần xa.

Chiếc gối xếp là một vật dụng sinh hoạt khá phố biến trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là trong văn hóa của người Việt xưa. Gối xếp – gối tựa – ghế dựa - gối trái dựa còn có tên gọi Hán - Việt khác là “Ẩn Nang” hoặc “Ỷ Đôn”. Còn tên gọi gối xếp xuất phát từ cấu tạo của chiếc gối, gồm nhiều lá ghép nối, gập lại mà thành.

Theo sách Vân Đài Loại Ngữ, phần Phẩm Vật, Lê Quý Đôn cho biết: “Sách ‘Thông giám’ của Ôn công (Tư Mã Quang) nói: ‘Vua Hậu chủ nhà Trần, khi có chính sự lớn (tức các việc lớn như việc quân, việc nước), thường ngồi bên cái ẩn nang’. Chú thích: Ẩn nang là cái túi, nhét đầy những thứ mềm nhỏ vào, để cạnh chỗ ngồi, khi mỏi thì nghiêng mình, khoanh tay, mà tựa’. Đó tức là cái ghế tựa ngày nay. Sách Gia huấn họ Nhan có nói ‘Bằng Ban tôn ẩn nang’, nghĩa là: Tựa vào ẩn nang của Ban tôn”.

Có khá nhiều sử liệu, thư tịch Hán, Nôm đề cập đến hình ảnh của gối xếp trong đời sống sinh hoạt của người Việt xưa. Tác giả Lê Quý Đôn có miêu tả đời sống của binh lính Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục như sau: “Ngay đến binh sĩ cũng ngồi chiếu mây, dựa gối xếp, ấp lò hương cổ, uống nước trà ngon, chén sứ bịt bạc, ống súc bằng thau, chén bát đĩa dùng để ăn uống đều là đồ sứ của Trung Quốc. Một bữa ăn ba bát sứ to. Đàn bà con gái vận áo sa, áo lụa đỏ, thêu hoa ở cổ áo. Quen thói hoang phí, coi tiền bạc như rác, thóc gạo như bùn.”

Có thể thấy, người Việt xưa đã sử dụng gối xếp khá nhiều. Trong công trình nghiên cứu “Kĩ thuật của người An Nam” do Henri Oger thực hiện, chiếc gối xếp hay gối tựa xuất hiện khá nhiều trong những bức vẽ khắc họa về đời sống thường nhật của người dân Bắc Bộ đầu thế kỉ XX.

Đầu thế kỉ XX, chiếc gối xếp được sử dụng rất phổ biến từ trong cung đình, các nhà quý tộc danh gia đến dân gian. Hiện nay, một số phủ thờ các hoàng thân nhà Nguyễn vẫn có những chiếc gối xếp dùng để thờ rất trang nghiêm. Gối xếp thường ngày dùng để dựa tay, dựa chân và gối đầu. Đôi khi ngẫu hứng, người ta trải ra làm bàn tổ tôm. Trong nghi lễ hầu Thánh Tứ Phủ, chiếc gối xếp cũng là vật dụng phổ biến. Các Thanh đồng thường dựa gối ban khen trong giá hầu các Quan lớn, Chầu Bà, Ông Hoàng. Trên nhiều pho tượng thờ cổ, đặc biệt là tượng thợ Mẫu Tứ Phủ luôn có sự xuất hiện của chiếc gối xếp.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY