Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Về Nam Định thưởng thức "đặc sản" văn hoá phi vật thể chầu văn

Văn hóa
23/02/2020 17:05
Tuấn Anh
aa
Có thể nói, không có nơi nào ở Việt Nam, diễn xướng chầu văn lại phát triển mạnh như ở đây.


Là nơi phát tích và bảo lưu nhiều loại hình nghệ thuật văn hoá truyền thống với những làn điệu như hát xẩm, ca trù… nhưng hát văn mới được xem là loại hình diễn mang tính chất “đặc sản” trong số các di sản văn hoá phi vật thể của Nam Định.

Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nét văn hóa đặc sắc

Không chỉ được biết đến là nơi phát sinh, hội tụ của nhiều tín ngưỡng tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo… đặc biệt là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mẹ - Âm) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Cha- Dương), tỉnh Nam Định lâu nay nổi danh với việc là vùng quê giàu truyền thống văn hiến, là cái nôi của nghệ thuật chầu văn. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách “Kiến văn tiểu lục” đã ghi rằng: “Thời Trần có lối hát trước mặt đế vương, gọi là hát Chầu”.

Nghi lễ chầu văn hay còn có các cách gọi khác như nghi lễ hát chầu văn và hầu bóng, hầu đồng, lên đồng, hầu bóng, hát văn hầu Thánh, bắc ghế hầu đồng, ngự đồng, loan giá ngự đồng… Được sáng tạo, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phát triển trong môi trường tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật chầu văn mang đậm phong cách âm nhạc vừa độc đáo, bản sắc lại vừa tích hợp được những giá trị của các hình thức âm nhạc dân gian khác.

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và Đức Thánh Cha (Trần Hưng Đạo). Hầu hết các giá văn cổ của nghệ thuật hát chầu văn được lưu truyền trong dân gian đều ở thể thơ lục bát, song thất lục bát.

Các nghệ nhân Nam Định trình diễn hát văn

Các nghệ nhân Nam Định trình diễn hát văn

Chầu văn cổ truyền có không gian chính là ở các đền, phủ, miếu. Chầu văn cũng thường kết hợp với hầu bóng. Sở dĩ có việc này là bởi người xưa quan niệm đây là phương thức hữu hiệu để con người có thể giao tiếp với Mẫu, với các chư vị nhân thần để bày tỏ lòng biết ơn và hướng thiện.

Nghệ thuật hát chầu văn là việc vận dụng các làn điệu dân ca phối hợp với các bộ gõ, bộ dây. Riêng hát chầu văn Nam Định còn được biết đến với các làn điệu độc đáo như điệu cờn, điệu xá, điệu chèo đò mang đậm chất trữ tình, sâu lắng. Nét độc đáo của nghệ thuật chầu văn Nam Định là rất đa dạng hình thức biểu hiện như hát thờ, hát cửa đền, hát hầu đồng và hát thi.

Trong đó hát thờ thường được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh như ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa... và hát trước khi vào các giá văn lên đồng, còn gọi là hát văn công đồng. Ngoài ra tại một số di tích từ đường dòng họ cũng có hát thờ để ca ngợi công đức tổ tiên, bà Cô ông Mãnh....

Hình thức hát cửa đền thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương. Hình thức này thường diễn ra tại khu di tích đền Trần ở TP. Nam Định vì đây là nơi liên quan đến thờ Đức Thánh Trần.

Không có nơi nào ở Việt Nam, diễn xướng chầu văn lại phát triển mạnh như Nam Định

Không có nơi nào ở Việt Nam, diễn xướng chầu văn lại phát triển mạnh như Nam Định

Ở Nam Định, có nhiều vùng quê phát triển nghệ thuật chầu văn. Nhiều thế hệ cung văn nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ những nơi này. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, tại Nam Định đã phái sinh ra hình thức nghi lễ chầu văn được sân khấu hóa, phục dựng, biểu diễn trên sân khấu.Còn hát hầu được sử dụng trong nghi lễ chầu văn hầu bóng theo tín ngưỡng thờ Tam, Tứ phủ. Hát thi được tổ chức trong giới cung văn để tôn vinh, công nhận, xếp hạng và thưởng thức tài nghệ của cung văn.

Từ trong các đền, phủ, với vai trò như một phương tiện nghệ thuật phục vụ tín ngưỡng tâm linh, chầu văn đã “chuyển mình” vào sân khấu, có sức sống lan toả trong đời sống, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Hát chầu văn tồn tại như một loại hình nghệ thuật dân ca truyền thống, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, non sông đất nước, quê hương tươi đẹp, cổ vũ khối đoàn kết toàn dân chung sức, thúc giục mọi người đồng lòng đứng lên đánh giặc… Về cơ bản, các bài hát văn có chất liệu và giai điệu âm nhạc vui tươi, trong sáng, được chắt lọc từ nghệ thuật chầu văn cổ truyền mang hơi thở và nhịp sống đương đại.

Mở đầu cho việc đưa hát văn lên sân khấu cũng như biểu diễn như những tác phẩm nghệ thuật độc lập ở tỉnh Nam Định phải kể đến nghệ sỹ ưu tú Kim Liên (huyện Nam Trực, Nam Định), Bà chính là người trực tiếp mang tiếng Hát văn phục vụ Hội Nghị Paris năm 1969; Nghệ sĩ ưu tú Thế Tuyền (huyện Xuân Trường, Nam Định) - diễn viên Nhà hát Chèo Nam Định, một giọng Hát Văn được đông đảo quần chúng mến mộ yêu thích từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX.

Nam Định hiện có hàng trăm nghệ nhân hầu đồng và hát văn.

Nam Định hiện có hàng trăm nghệ nhân hầu đồng và hát văn.

Không những thế, hát văn cũng trở thành phương tiện nghệ thuật phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị. Qua giọng hát của các nghệ sỹ như Kim Liên, Thế Tuyền, Kim Ngân, nghệ thuật chầu văn và các tiết mục hát văn Nam Định như “Gái đảm Nam Hà”, “Mùa sen dâng Bác”, “Trẩy hội quê hương”, “Hoa dũng sỹ”, “Mừng Việt Nam đại thắng” ngày càng có sức lan toả trong công chúng.Một mốc đáng kể trong hành trình từ phương tiện nghệ thuật phục vụ tín ngưỡng tâm linh tới sân khấu của hát văn là sự kiện Đoàn văn công Nam Định tại Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc năm 1962 đã biểu diễn tiết mục hát văn “Nam Định quê tôi” và giành Huy chương Vàng. Kể từ đó, nghệ thuật hát chầu văn đã được truyền thêm sức sống mới và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các tiết mục hát văn do diễn viên độc tấu, song tấu, tam ca, tốp ca, tốp múa xuất hiện ngày càng nhiều các trên sân khấu ở trong và ngoài nước, được công chúng đón nhận.

Thổi hơi thở cuộc sống vào chầu văn

Không gian liên quan đến nghi lễ chầu văn của người Việt tại Nam Định có mặt ở tất cả 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Theo một thống kê của ngành văn hóa Nam Định, trên địa bàn tỉnh có 287 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần và liên quan đến nghi lễ chầu văn; trong đó quần thể di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, Vụ Bản) vừa là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh đồng thời cũng là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ chầu văn tiêu biểu của Nam Định. Với sự phát triển của nghi lễ chầu văn, trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng có hàng trăm người trực tiếp tham gia thực hành nghi lễ này, bao gồm cả những người hầu đồng và hát văn (cung văn), sử dụng nhạc cụ.

Nghi lễ chầu văn thường được tổ chức nhiều tại Nam Định vào 3 tháng đầu năm, đặc biệt là vào tháng 3 (Lễ hội Phủ Dầy) và tháng 8 (lễ hội Đức Thánh Trần). Tuy nhiên, tại một số di tích ở Nam Định như Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát (thuộc huyện Vụ Bản), Phủ Quảng Cung (ở huyện Ý Yên), Đền Bảo Lộc (Mỹ Lộc), đền Cố Trạch (TP Nam Định)…, nghi lễ chầu văn diễn ra trong suốt cả năm. Tại những nơi này, một ngày có thể có tới 3 đến 4 vấn hầu.

Nghi lễ chầu văn cũng có khi diễn ra cả ngày lẫn đêm. Kể từ khi lễ hội tại quần thể di tích phủ Dày được khôi phục vào năm 1995, hội thi hát văn nơi đây được tổ chức và ngày càng phát triển., thu hút các cung văn mọi miền tham dự.

Ngày 27/12/2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghi lễ chầu văn của người Việt Nam Định và Hà Nam là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Là một trong những cái nôi của nghệ thuật hát chầu văn, tỉnh Nam Định cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là địa phương đại diện cho các tỉnh, thành phố trong cả nước lập hồ sơ khoa học “Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định” đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Cuộc thi không chỉ không chỉ mang đến sự đa dạng trong các sinh hoạt văn hóa của lễ hội, mà còn nhằm phát hiện những tài năng hát văn cũng như duy trì, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Có thể nói, không có nơi nào ở Việt Nam, diễn xướng chầu văn lại phát triển như ở Nam Định. Hình thức nghệ thuật này được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân và được đông đảo quần chúng đón nhận. Nhiều người coi đây chínhh là cái “riêng”, là niềm tự hào của văn hoá thành Nam. Thời gian qua, các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Nam Định và các tổ, đội văn nghệ quần chúng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn đang tích cực tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, dàn dựng nhiều tiết mục hát văn và nghệ thuật chầu văn qua các giá đồng, tham dự các hội diễn, liên hoan khu vực và toàn quốc đoạt nhiều giải thưởng cao.

Với giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo, cùng với những bước chuyển mình mạnh mẽ để hòa với thời cuộc, hát văn nay đã trở thành môn nghệ thuật độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và hưởng thụ văn hoá, văn nghệ ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đồng thời cũng là cách để nghệ thuật hát văn có thể duy trì được sức sống và phát triển ngày càng mạnh mẽ.

bài liên quan
Tín ngưỡng thờ Mẫu -

Tín ngưỡng thờ Mẫu - 'bảo tàng sống' lưu giữ bản sắc văn hóa người Việt

Nghi lễ Chầu văn, hay còn gọi là Hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất với tên gọi chính thức “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 1/12/2016.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học.
Thủ tướng: Phải biến văn hóa trở thành di sản, tạo sinh kế cho người dân

Thủ tướng: Phải biến văn hóa trở thành di sản, tạo sinh kế cho người dân

Cho rằng văn hóa dân gian là mã định danh để mỗi dân tộc hội nhập với thế giới mà vẫn định dạng được mình, Thủ tướng nêu rõ, “trong thời đại ngày nay, đáng sợ hơn cả mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, đó là mất gốc”.
Nam Định: Khai hội Phủ Dầy 2016

Nam Định: Khai hội Phủ Dầy 2016

Sáng nay, ngày 9/4 (tức mồng 3/3 Âm lịch), Lễ hội Phủ Dầy 2016 đã chính thức được khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Nam Định: Khai hội Phủ Dầy 2016

Nam Định: Khai hội Phủ Dầy 2016

Sáng nay, ngày 9/4 (tức mồng 3/3 Âm lịch), Lễ hội Phủ Dầy 2016 đã chính thức được khai mạc tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Nam Định: Sẵn sàng khai hội Phủ Dầy 2016

Nam Định: Sẵn sàng khai hội Phủ Dầy 2016

Hôm nay, ngày 2/3 năm Bính Thân, Ban tổ chức đã gần như hoàn tất công tác chuẩn bị để khai mạc lễ hội tại quần thể di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản).
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY