Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Tục thờ Tứ Pháp - dấu tích Phật giáo gắn với tín ngưỡng bản địa

Văn hóa
30/06/2019 08:20
Minh Hải
aa
Khi nhắc đến chùa, chúng ta nghĩ ngay đến mục đích chính của ngôi chùa là thờ Phật. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, đặc biệt một số khu vực Bắc Bộ thì sớm hòa nhập với những tín ngưỡng bản địa khác. Hệ thống Tứ Pháp là một tục thờ bản địa đóng vai trò quan trọng trong việc “Việt hóa” đạo Phật để gần gũi hơn với đời sống nông nghiệp.


Anh16.

Phật Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp và Thạch quang Phật

Huyền tích Man Nương sinh ra Tứ Pháp

Vào đầu Công nguyên, đất Việt bị lệ thuộc phương Bắc, với tên gọi Giao Châu.Nhà Hán chọn Luy Lâu (Thuận Thành Bắc Ninh ngày nay) làm trụ sở. Chính tại nơi này, có một câu chuyện đã thay đổi lịch sử Phật giáo nước nhà được nhiều sách cổ ghi lại như: Lĩnh Nam Chích Quái (do các soạn giả Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú soạn trong thế kỷ XIV-XV), Kiến Văn Tiểu Lục (Lê Quý Đôn)...

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời người con gái tên là Man Nương. Thời trẻ, Man Nương đến chùa Phúc Nghiêm học đạo. Ngôi chùa này do vị sư Khâu Đà La, người Tây Trúc (Ấn Độ) trụ trì. Một đêm, khi nàng Man Nương ngủ quên ở thềm, Khâu Đà La bước qua người, và nàng thụ thai.

Man Nương sinh ra một hài nhi, rồi đem đến chùa trả cho Khâu Đà La. Nhà sư cầm cây tích trượng gõ vào thân cây dâu. Cây dâu mở ra, đón đứa trẻ vào thân cây. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây gậy. Nhờ làm theo chỉ dẫn của Khâu Đà La, sau này Man Nương đã dùng cây gậy để cầu mưa giúp dân thoát nạn hạn hán.

Khi Man Nương đã ở tuổi 80, một ngày trời đất nổi cơn mưa lớn, cây dâu sư Khâu Đà La gửi đứa trẻ ngày nào đổ xuống trôi theo sông Dâu đến Luy Lâu thì dừng lại. Người dân tìm mọi cách vớt cây dâu mà không thể nào lay chuyển. Chỉ có Man Nương có thể kéo cây dâu lên bờ.

Thái thú Sĩ Nhiếp (khoảng 137-226) cho người lấy cây dâu tạc tượng bốn vị nữ thần là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện; đặt thờ ở bốn chùa, lần lượt là: chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Giàn, chùa Tướng. Trong cây dâu, con của Man Nương hóa đá, được đưa vào chùa Dâu thờ phụng, gọi là Thạch Quang Phật. Bà Man Nương qua đời vào ngày 8-4 âm lịch. Người dân tôn là Phật Mẫu Man Nương, thờ bà tại chùa Tổ (làng Mãn Xá, xã Hà Mãn, Thuận Thành).

Tại Hưng Yên, cụ thể huyện Văn Lâm cũng hình thành hệ thống Tứ Pháp với những nét văn hóa tâm linh độc đáo. Nơi đây hình thành một dải chùa chiền: Pháp Lôi – Pháp Vũ – Pháp Vân – Pháp Điện và các câu chuyện huyền ảo từ việc mua gỗ tạc tượng Tứ Pháp. Khi sự tích đã nhuốm màu huyền sử, việc thông qua các nghi lễ là minh chứng rõ nhất giải đáp các thông điệp tín ngưỡng, tôn giáo ẩn sâu trong đó.

Những nghi lễ độc đáo

Tục thờ Tứ pháp gắn liền với lễ truyền thống rước Tứ Pháp tại dải 4 chùa thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Các nghi lễ liên quan đến tứ pháp đặc biệt độc đáo thể hiện văn hóa sinh hoạt nông nghiệp của người dân từ xưa đến nay.

Nếu trước đây, mỗi khi tổng (đơn vị hành chính ngày xưa) chỉ khi hạn hán mới cầu đảo bốn bà Tứ Pháp ban mưa để cho hết hạn hán, mùa màng bội thu. Ngày nay, tục lễ được phục dựng lại 3 năm rước tổng một lần.

Anh17.

Người dân té nước vào đoàn rước để cầu sự may mắn

Đám rước với sự tham gia của 4 làng có 4 ngôi chùa: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Ngay từ sáng sớm, kiệu bà Pháp Lôi được rước từ làng Nhạc Miếu sang làng Hồng Cầu. Tất cả phù giá là những chàng trai được tuyển chọn, to béo, mình mặc khố điều. Cứ khoảng 300m, kiệu bà lại chạy một đoạn rồi dừng. Khi chạy trai kiệu sẽ kêu: Huế...Huế...(gọi tên tục của bà), còn người cờ lệnh đọc bài ca:

“Một vui vẻ ơi già

Hai vui vẻ ơi già

Ba vui vẻ ơi già”

Tiếng này là tiếng thứ ba ta cùng vui vẻ ơi...

Xong bài lệnh trai kiệu sẽ chạy tiếp tục và cứ một đoạn lại dừng lại và lặp lại tương tự. Người trong làng tương truyền rằng việc kiệu chạy mô phỏng tính cách vui vẻ của bà Lôi. Bà vốn là em út, hay mải chơi hái hoa bắt bướm nên phải chạy theo các chị.

Khi Kiệu bà Pháp Lôi qua trường Tiểu Học, tương truyền xưa là nơi bà hái hoa bắt bướm, mỗi lần đi qua kiệu dừng lại để mô phỏng tích này. Học sinh và người dân dừng hai bên đường lễ bà, các cháu chui qua kiệu để cầu sự may mắn. Có một tích khác là việc mua gỗ chạy mưa của người dân khi mua khúc gỗ thứ tư để tạc tượng thờ bà Lôi nơi đây.

Khi rước bà Pháp Lôi đến chùa Hoàng Cầu - nơi bà Pháp Vũ, đám rước bà Pháp Vũ đứng chờ sẵn ngoài sân chùa để chào em gái. Trước khi gặp kiệu chị, kiệu bà Lôi sẽ quay vài vòng thể hiện sự vui mừng khi em út gặp gỡ chị ba.Trai kiệu sẽ lễ 3 lễ bằng việc hạ 3 lần, thể hiện là bà Lôi có lời chào đến chị mình và kiệu bà Pháp Vũ chào lại em để đáp lễ.

Khi kiệu hai bà Pháp Lôi và Pháp Vũ được rước xuống chùa Cả là chùa thờ bà Pháp Vân (chị cả trong bốn bà).Trai kiệu của bà Pháp Vân sẽ ra sân chùa đón hai em của mình.Tại đây, các kiệu bà thực hiện nghi lễ chào nhau, mỗi lần 3 lễ. Cờ lệnh hô bài ca:

“Ba bà xuống ngự chùa Vân

Cơn mưa cơn gió xoay vần

Để cho thiên hạ dễ làm ăn

Ta cùng vui vẻ già...”

Riêng bà Pháp Điện thì chỉ ngự tại chùa Pháp Điện làng dưới chứ không ra ngoài nên khi ba bà Lôi – Vân – Vũ cùng tụ họp để xuống bà Điện. Người xưa quan niệm, bà Pháp Điện đi đến đâu, nhìn vào làng nào thì làng đó cháy.Vì vậy, riêng bà Pháp điện chỉ được rước đến cổng chùa rồi chạy vào. Đứng trước cổng để chào các chị em của mình rồi qay vào nhà. Các cụ xưa quan niệm, bốn bà thương nhau khôn xiết, bịn rịn gặp nhau mà trời đổ mưa nên mới thành lễ cầu mưa như hiện tại.

Anh18.

Hệ thống Tứ pháp tại Văn Lâm, Hưng Yên vô cùng độc đáo

Trong lúc rước các bà Tứ Pháp xuống thăm bà Pháp Điện (em thứ hai), người dân hai bên đường đều chuẩn bị mâm lễ, hoa thơm, đặc biệt một chậu nước. Họ sẽ té nước lên đoàn rước với ý nghĩa cầu mưa, cầu may mắn. Ai được nước té lên người sẽ nhận được may mắn trong năm đó. Một nét văn hóa khá giống lễ hội té nước của Thái Lan.

Khi đến chùa Pháp Điện, cờ lệnh sẽ đọc bài ca:

“Ba bà xuống chơi chùa Tông

Bốn bà công đồng để rồng lấy nước làm mưa

Chảy tràn đồng Chưa, chảy xuống đồng Chuối

Xối xuống đồng Văn

Để cho thiên hạ dễ làm ăn

Ta cùng vui vẻ già ơi...”

Dấu tích Phật giáo buổi đầu và tín ngưỡng phồn thực

Mặc dù chuyện Man Nương sinh ra Tứ Pháp là huyền tích, nhưng câu chuyện trên phản ánh nhiều sự thật lịch sử. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã chứng minh thời kỳ đầu Công nguyên, Luy Lâu (gần với hệ thống Tứ Pháp Hưng Yên và chùa Dâu) đã là một trung tâm Phật giáo lớn.

Mặt khác, tục thờ có những biểu hiển của tín ngưỡng phồn thực dân gian xưa như: Các trai tráng rước kiệu đều cởi trần, đóng khố, to béo. Việc cầu mưa để tạp sự sinh sôi cũng là minh chứng cho nhu cầu “phồn thực”, lao động sản xuất của người dân. Đặc biệt qua hiện tượng “thụ thai” nơi cửa chùa của Man Nương khi gặp Khâu Đà La. Như vậy, ngay từ buổi đầu của Phật giáo hiện tượng “Việt hóa” Phật và ghép cùng tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện sớm và được giữ gìn đến ngày nay.

Người xưa thường gửi gắm những triết lý, những “mã văn hóa” qua các câu chuyện cổ. Cuộc gặp gỡ giữa Man Nương và Khâu Đà La thực chất là cuộc gặp gỡ giữa đạo Phật và văn hóa bản địa. Ở buổi đầu của lịch sử, người Việt theo tín ngưỡng đa thần, tôn sùng các lực lượng tự nhiên. Phật giáo, với những triết lý mới đã hòa vào văn hóa bản địa thông qua hình tượng Khâu Đà La và Man Nương.

Sự hòa trộn này đã sản sinh ra một dạng thức đặc biệt của việc thờ phụng Phật giáo - thờ bốn lực lượng thiên nhiên mây, mưa, sấm, chớp. Sâu xa hơn, đó là mong ước về mưa thuận gió hòa của cư dân bản địa. Trong hệ thống chùa Tứ Pháp, nữ thần đứng ở vị trí trung tâm. Điều ấy phản ánh tư duy của nền nông nghiệp lúa nước, coi trọng sự sinh sôi, nảy nở, đề cao vai trò người phụ nữ. Sau những màu huyền tích ấy là mong ước cuộc sống sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa của người dân.

bài liên quan
Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn thanh niên Bộ Tư pháp thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo tại Hậu Giang

Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã đến thăm và tặng quà cơ sở chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.