Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Trần Lệ Chiến - Lời tự tình của biển

Văn hóa
29/04/2020 16:58
Ngô Đức Hành
aa
Thú thực tôi là người đến với “Chạm”, Nhà xuất bản Dân Trí, năm 2016 của Trần Lệ Chiến khá muộn màng.


Tập thơ gồm 69 bài, về nhiều chủ đề, nhưng xuyên suốt là tình yêu. Tôi là người sáng tác thơ và chịu khó đọc thơ, từ các nhà thơ nổi danh, thành danh trên thi đàn từ lâu, đến các tác giả trẻ. Thế nhưng, đọc Trần Lệ Chiến những câu thơ giàu cảm xúc của môt nhạc sỹ, nhà báo nữ có những cuốn hút riêng.

Thơ Trần Lệ Chiến là dòng thơ thuộc về cảm xúc của chính tác giả, đi từ tác giả đến bạn đọc. Chị viết đa dạng về thể loại, ngay cả đồng dao. Chị có những câu thơ đồng dao hay như “Là thực hay mơ/ Chỉ khi ta cảm/ Chạm vào tỉnh thức/ Ngỡ là trăm năm”, (Chạm vào huyền thoại). “Ngày của yêu thương/ Ngập tràn nỗi nhớ/ Nụ cười reo vui/ Hát lời cây cỏ”, (Bình yên nắng hạ).

Thơ nhạc sỹ Trần Lệ Chiến (phải) được nhiều nhạc sỹ chọn phổ nhạc.

Thơ nhạc sỹ Trần Lệ Chiến (phải) được nhiều nhạc sỹ chọn phổ nhạc.

Không yêu thì khó làm thơ, nhất là thơ tình. “Chạm” của Trần Lệ Chiến cũng có nhiều cung bậc của một trái tim yêu, khi reo vui, khi buồn nhớ. Chị đã có công khám phá, ghi lại các cung bậc cảm xúc, trước hết của chính mình. Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đúng thế, trong lòng vui, hoa lá cũng xôn xao là ngược lại, lòng buồn cỏ cây như mặc niệm. Với Trần Lệ Chiến cũng vậy. Khi yêu, nhìn hoa Sưa của cữ tháng ba, lòng chị rưng rưng cảm xúc:

...

Trong vòm lá xanh mướt

Phủ một màu tinh khôi

Như những bông tuyết trắng

Rực sáng một khoảng trời

(Dịu dàng hoa sưa)

Và, đã yêu, Trần Lệ Chiến mong manh quá đỗi, có đủ khát khao và hoài niệm: “Ai đem câu hát/ Rót vào giếng khơi/ Thả hồn triền đê/ Cánh diều no gió”, (Thu quê). Hoặc: “Lặng ngồi ngắm giọt mưa rơi/ Giọt nặng giọt nhẹ giọt vơi giọt đầy/ Giọt mang nỗi nhớ hao gầy/ Giọt chia nhau nửa đắng cay muộn phiền”, (Giọt mơ).

Ngày không anh con phố buồn ngơ ngác

Café nhạt nhạc chẳng còn du dương

Ngày không anh đêm dài như ly biệt

Thêm một vòng tay ấm áp môi cười

(Ngày không anh)

Nhặt lá vàng chiều cuối hạ

Chẳng ước những điều xa xôi

Giữ cho mình màu lá ấy

Vẹn nguyên như thuở ban đầu

(Nhặt)

Nhiều khi hờn dỗi, vẻ đẹp hờn dỗi, rất đàn bà “Đúng là cơn nắng lạ/ Bắt đền anh chiều xa”, (Con nắng lạ). Với những người yêu nhau, nhìn con đường đã từng qua cũng trào lên cảm xúc “Nhớ từng con đường nhỏ/ Nhớ từng cánh phượng rơi”, (Một khoảng trời). Và rồi, hạnh phúc nào hơn được ngồi bên nhau để nghe “mùa thu rúc rích trên môi” như một câu thơ của thi nhân Hoàng Vũ Thuật. Trần Lệ Chiến thì đơn giản hơn, nhưng là tiếng nói chân thực:

Yêu thương mong nhớ xa xôi

Không bằng một phút ta ngồi bên nhau

(Giữ ấm đôi bàn tay)

Xa xôi, gặp nhau thì không hạnh phúc nào bằng. “Tay đan xiết chặt/ Mắt trao mắt cười/ Ta đưa nhau về/ Nồng nàn phố cũ”, (Nồng nàn phố) muốn chiều chuộng nhau, hóa thân vào nhau. Nhiều khi, đó là “tiếng sóng” trong lòng, mạnh mẽ, khao khát được giải phóng bản thể: “Trút lên thân thể hao gầy của đất/ Không chút e dè chẳng ngại đất đau”, (Mưa vô tình). Nhục dục nhiều khi phải cuồng nộ, mới được đặt đúng vị trí, được giải phóng.

Chiều không anh em chẳng thể gọi tên

Để nỗi nhớ cứ trào như sóng cuộn

(Chiều không anh)

Hoặc triết lý: Cuộc đời là sắc là không/ Hư hư thực thực nỗi lòng ai hay/ Chiều như chầm chậm qua ngày/ Đêm về nhung nhớ buồn vây kiếp người”, (Chiều nhớ)

...

Đêm tháng Tư ngày qua rất vội

Thời gian trôi chẳng níu được đâu

Cứ an yên dù mưa hay nắng

Để sớm mai đón nắng mặt trời

(Đêm mưa)

Trong “Chạm”, người đọc bắt gặp biển với tư cách hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ của thi pháp, chỉ riêng tên bài thơ có “biển” tương đối. Đó là”Biển”, “Biển ngày đông”, “Biển đêm”, “Em mơ biển”, “Đưa em về với biển”, “Về biển”, “Biển ơi”, “Chút mặn mòi biển khơi”...Cũng chưa hiểu vì sao Trần Lệ Chiến đặt tên tập thơ là “Chạm”? Nhưng xem mục lục thì có bài “Chạm vào huyền thoại”. Trong đề dẫn cho “Chạm”, nhạc sỹ Trần Lệ Chiến trải lòng: “Tình yêu tôi dành cho biển cứ ngày một lớn dần, với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt. Tất cả mạch nguồn trôi chảy ấy chưa khi nào cạn. Một ngày tôi đến với biển, biển ôm trọn tôi vào lòng. Biển khơi gợi cảm xúc tan chảy trong tôi...và cứ thế, tình yêu của tôi với biển dâng tràn, cuốn vào nhau chẳng thể nào xa cách. Tôi đến với biển như một định mệnh – như mối duyên nghiệp từ tiền kiếp”. À ra thế, biển là tất cả với chị. Xin nhớ từ biển trong đề dẫn đều được Trần Lệ Chiến trân trọng viết chữ in hoa, với tất cả nâng niu. “Chúng tôi chạm vào nhau”, chị xác tín. Biển trong lòng, biển như một nhân chứng của tình yêu và khao khát Trần Lệ Chiến. Một người không phải sinh ra từ biển, nhưng với Trần Lệ Chiến, biển đã có vị trí như là một “tôn giáo”.

Không anh biển ngày đông

Đôi chân trần trên cát

Cái lạnh thấu thịt da

Em trong chiều hoang hoải

(Biển ngày đông)

Biển với Trần Lệ Chiến như một “tôn giáo”.

Biển với Trần Lệ Chiến như một “tôn giáo”.

“Chiều bình yên biển vắng/ Mây trắng bay ngang trời/ Em nghe tiếng biển gọi/ Lời tự tình xa xôi”, (Em đến). Hình ảnh biển được Trần Lệ Chiến sử dụng ẩn dụ để gửi thông điệp về tình yêu, dâng hiến với nó bằng tất cả thánh thiện: “Đưa em vào lòng biển đêm/ Để nghe tim mình rạo rực/ Hát lời ca từ lồng ngực/ Trái tim yêu đến dại khờ/ (Đưa em về với biển).

Khúc hát biển say mê/ Mơn man bờ cát trắng”, “Tiếng biển hòa tiếng sóng/ Chẳng rời xa bến bờ”. Và rồi chị thấy được yêu, dẫu thực hư thế nào không biết nhưng đã phải cám ơn, cảm xúc được yêu “Xin cám ơn cuộc đời/ Cho ta niềm mơ ước”.

Chạm” là tập thơ đầu tay của nhạc sỹ, nhà báo Trần Lệ Chiến. Gần 40 bài trong tập “Chạm” đã được các nhạc sỹ chọn phổ nhạc. Thế là thành công. Thơ Trần Lệ Chiến là tiếng nói của một tiếng lòng khao khát, đầy nhạc tính, do vậy dễ đạt được sự đồng cảm âm nhạc của các nhạc sỹ, bài thơ dễ cất lên cùng âm nhạc. Tất nhiên, thơ Trần Lệ Chiến là thơ của một tác giả không chuyên về thơ, nên không bàn thêm về thi pháp. Đó là yêu cầu đối với thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp.

Nhạc sỹ Trần Lệ Chiến tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lý luận phê bình Âm nhạc - Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy, Trường Nhạc viện Hà Nội, nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Về âm nhạc, như vậy là được đào tạo cơ bản, đúng ở “nôi” âm nhạc sang trọng nhất.

Trước khi trở thành nhà báo, Trần Lệ Chiến từng có thời gian giảng dạy bộ môn âm nhạc tại Trường Múa Việt Nam những năm 1992 – 1994. Năm 1995 chị về làm biên tập âm nhạc tại Hệ phát thanh Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam (ĐTNVN). Năm 2003 – 2006, chị tốt nghiệp Khoa báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thời gian công tác tại Đài TNVN là cơ hội để Trần Lệ Chiến đi nhiều, cọ sát thực tế, học hỏi và sáng tạo trong cả nghề báo lẫn trong lĩnh vực âm nhạc. Hiện nay chị là Phó tổng biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam.

Năm 2007, ca khúc “Mùa thu của em” của Trần Lệ Chiến (phổ thơ Quang Huy) đoạt giải thưởng Hàng năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; năm 2016, ca khúc “Say câu hát người ơi”, đạt Giải Khuyến khích trong “Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Lao Cai - 20 năm đổi mới”; năm 2018, Đoạt Giải Khuyến khích - Giải thưởng hàng năm Hội Nhạc sĩ Việt Nam (lĩnh vực Lý luận phê bình âm nhạc); năm 2019 chị được Giải C – giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Việt Nam ở lĩnh vực báo chí về lý âm nhạc.

Không chỉ dừng lại ở việc viết báo, sáng tác thơ, nhạc, Trần Lệ Chiến còn tham gia viết kịch bản, tổ chức sản xuất, biểu diễn. Cho đến nay, Trần Lệ Chiến đã có khoảng 400 bài thơ, hơn 30 ca khúc do chị sáng tác. Đặc biệt, một số tác phẩm khí nhạc, nhiều công trình nghiên cứu, tiểu luận về âm nhạc như: “Âm nhạc trong hề chèo”, “Quan họ hóa âm nhạc ngoài quan họ”, “Thức dạy khúc hát ru truyền thống”, “Hình tượng chiếc thuyền trong dân ca quan họ”. Khoảng 60 bài thơ của chị được các nhạc sĩ khác phổ nhạc. Điều đáng nói là có những bài thơ “Có duyên” 4 nhạc sĩ cùng phổ nhạc với nhiều ngôn ngữ, phong cách khác nhau.

Tìm được sự đồng cảm thơ của bạn đọc và âm nhạc của các nhạc sỹ là một thành công của Trần Lệ Chiến trên hành trình dấn thân./.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY