Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Tín ngưỡng của người H’Mông: Cưới vợ ngày con trâu, cô dâu luôn hạnh phúc

Nhà nước và Pháp luật
12/05/2021 07:10
Thanh Tâm
aa
Khi đôi trai gái người H’Mông yêu nhau được một thời gian, họ sẽ hẹn ngày cũng như địa điểm để nhà trai tổ chức kéo về làm vợ.


Một đám cưới của người H’Mông.

Một đám cưới của người H’Mông.

Ngày đẹp được chọn để làm lễ cưới là ngày con trâu, điều đó thể hiện ước mong một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, đầy đủ và phát triển.

Phong tục chôn cuống rốn của trẻ sơ sinh

Người H’Mông rất tin vào các hệ thống thần linh, đặc biệt vào các loại ma. Văn hóa truyền thống quan niệm rằng, các gia đình có nhiều con cái đều do ông bà, tổ tiên phù hộ ban cho. Chính vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, họ có nhiều tín ngưỡng liên quan đến điều đó.

Chẳng hạn như, trường hợp trong gia đình có phụ nữ mang thai mà có người thân trong gia đình mất, người mang thai muốn chịu tang phải nín hơi cài một đôi đũa cả ở sau lưng để cho không bị sẩy thai, theo quan niệm của đồng bào, đôi đũa là xương sống của con người. Do đó, khi người phụ nữ trong quá trình mang thai, nếu bị ốm, thường làm nghi thức cúng ma nhà.

Nếu đứa trẻ được sinh ra là con trai thì gia đình lấy cuống rốn của đứa trẻ quấn vào giấy bản, đem chôn vào cột ma chính trong nhà,họquan niệm đứa trẻ sinh ra là con trai thì được coi là trụ cột trong gia đình, sau này sẽ được giữ lại toàn bộ tài sản của gia đình. Nếu đứa trẻ sinh ra là con gái, thì cuống rốn được chôn ở gầm giường của người mẹ, con gái là người nuôi dạy con cái và nội trợ trong gia đình.

Theo quy định của người H’Mông, nơi đẻ của phụ nữ là bên cạnh bếp lửa của gia đình, không được phép sinh con ở nơi khác, đặc biệt là ở nhà người khác. Bởi như vậy, ma nhà, ma buồng, tổ tiên sẽ phật lòng, không phù hộ cho thai phụ và đứa trẻ. Khi trong gia đình có người đang sinh nở, người chồng phải đi chặt một số cành cây treo vào tất cả các cửa ra vào của ngôi nhà để báo hiệu cho những người lạ, người ngoài dòng họ không vào nhà lúc này, họ cho rằng sẽ không tốt cho sản phụ và đứa trẻ, ma làm hại sẽ rất có thể theo người lạ vào bắt linh hồn của đứa trẻ.

Người H’Mông quan niệm khi đứa trẻ sinh ra chúngchưa có linh hồn và linh hồn sẽ được tồn tại trong cơ thể của đứa trẻ sau khi gia đình làm lễ gọi hồn về. Vì thế người H’Mông quy định sau 3 ngày, gia đình phải tổ chức làm lễ gọi hồn (hu plì) cho trẻ, nghi lễ này chính thức thông báo sự ra đời của một thành viên mới trong xã hội.

Từ sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, gia đình tổ chức lễ gọi hồn cho đứa trẻ,điều này có ý khẳng định từ nay trở đi, đứa bé là thành viên trong gia đình. Trong buổi lễ, ông bà đeo chiếc vòng cổ bạc trắng và mặc chiếc áo sơ sinh với ý nghĩa làm khoá giữ hồn đứa trẻ ở lại với bố mẹ, anh chị, ông bà, không cho hồn đi lang thang, sẽ gây ốm đau bệnh tật.

Trang trọng thủ tục tổ chức cưới hỏi

Phong tục, tập quán của người H’Mông trong hôn nhân chứa đựng nhiều đặc điểm văn hóa đặc trưng riêng biệt, bên cạnh các đặc điểm tương đồng thì có sự khác biệt giữa các nhóm H’Mông khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản trong đám cưới có các nghi lễ sau.

Kéo vợ (háy pù) là một tập quán mang tính đặc trưng của văn hóa trong hôn nhân của người H’Mông. Thông thường, khi đôi trai gái đã tìm hiểu và yêu nhau được một thời gian, sẽ hẹn ngày cũng như địa điểm để nhà trai tổ chức kéo về làm vợ. Việc kéo vợ được thực hiện khi có sự thống nhất từ cả hai bên gia đình.

Chàng trai trước khi đi kéo vợ phải thưa chuyện với bố mẹ, nếu bố mẹ nhất trí với cô gái mà chàng trai chọn thì sẽ cho phép chàng trai kéo về. Trường hợp hai người thích nhau thì việc tổ chức kéo vợ sẽ chỉ là thủ tục, khi nhà trai tổ chức kéo vợ, cô gái thích chàng trai nhưng phải giả bộ không thích, bằng cách làm động tác giằng co với đoàn kéo vợ bên nhà trai.

Sau khi kéo dâu về, nhà trai cử người đến báo cho nhà gái về việc bắt dâu. Theo phong tục, tập quán, buổi sáng sau hôm kéo vợ, nhà trai mổ gà làm bữa cơm mời anh em trong họ để thông báo gia đình đã kéo được vợ về nhà cho con trai.

Kéo vợ về nhà được 3 ngày, gia đình nhà trai phải sang nhà gái làm lễ hỏi dâu. Trong văn hóa truyền thống của người H’Mông thường có một ông mối đi cùng gia đình nhà trai và thực hiện các nghi thức cần thiết, trong nghi thức này bắt buộc phải có cặp bánh dày.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, người H’Mông thường tổ chức đám cưới vào các tháng 10, 11,12 và tháng 1, 2 âm lịch hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong, thóc, ngô đã đầy nhà. Đám cưới truyền thống của người H’Mông thường được tổ chức trong 3 ngày, hai ngày ở nhà trai và một ngày ở nhà gái. Ngày đẹp được chọn để làm lễ cưới là “đi mồng 1 về mồng 2” âm lịch, hay “đi ngày con chuột về ngày con trâu”. Có nghĩa là, đi ngày lẻ về ngày chẵn hay đi một về hai, đi nhỏ về to. Điều đó thể hiện mong muốn một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, đầy đủ và phát triển.

Một nghi lễ tín ngưỡng của người H’Mông.

Một nghi lễ tín ngưỡng của người H’Mông.

Tiếng kèn trong nghi thức mai táng

Có lẽ, đối với bất cứ một tộc người nào cũng vậy, tang ma thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hóa của tộc người, thể hiện được các giá trị văn hóa, lịch sử, giáo dục, tâm linh và có nhiều nghi thức phức tạp nhất. Trong nghi thức tang ma của người H’Mông, các giá trị nhân sinh quan, vũ trụ quan và văn hóa truyền thống được bộc lộ một cách sâu sắc thông qua cách ứng xử của người sống đối với người chết. Nghi lễ tang ma của người H’Mông có một số nghi thức mang tính đặc trưng văn hóa và liên quan đến tín ngưỡng của cộng đồng.

Nghi lễ đuổi giặc ma được tiến hành mỗi ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều). Để thực hiện nghi lễ này phải có từ 5 đến 7 người, chạy xung quanh nhà 7 vòng đi và 7 vòng về (nếu người chết là nam), 9 vòng đi và 9 vòng về (nếu người chết là nữ). Mỗi lần đội chạy đến cửa chính, cửa phụ, người ta thổi lên 3 hồi tù và, đâm mác, chém đai đao, phang phạt kiếm; thầy đánh trống đánh từng hồi; thầy khèn trong nhà cũng vừa thổi, vừa nhảy, vừa chạy.

Điều đó gây không khí náo động tượng trưng cho việc chiến đấu, đuổi giặc ma đến quấy rối hồn người chết; đồng thời cũng là sự mô phỏng việc tổ tiên, cha ông người H’Mông xưa kia khi còn sống luôn bị giặc đánh phá cướp nước, cướp đất, bị giết chóc.

Trong đám ma người H’Mông bắt buộc phải có nghi thức thổi kèn, nếu không thì linh hồn người chết không về được với tổ tiên. Một nghi lễ thổi khèn đầy đủ gồm: bài khèn tắt thở (kễnh tu sía); bài khèn dỡ chỗ ngủ (kềnh dờ lán – zơưk lar) dành cho những người đau ốm lâu ngày; bài khèn lên ngựa (tra nềnh); bài khèn tra trò; bài khèn hu gầu; bài khèn bữa sáng, trưa, tối(kềnh yail, kềnh xu, kềnh hmo); bài khèn lỏ xá lỏ hmo (nống txư); bài khèn chào đón (to khùa) những người đến phúng viếng; bài khèn đến thăm người chết (kênh sùa sâu – shuôs sâu); bài khèn đốt giấy (kềnh lớ tớ – hlơưr ntơưr); bài khèn đưa người chết ra ngoài (yưv yar); bài khèn lên đường (sớ cế).

Trước khi đem đi mai táng, người chết được đặt nằm trên chiếc sàn làm sẵn ngoài bãi trống. Xung quanh chỗ đặt người chết, người ta cắm lá xanh, phía trên có giàn che sương che nắng. Tại đây, nghi lễ chính là dâng hiến các lễ vật cho người chết. Đây là các lễ vật do con cái trong gia đình mua để dành cho người chết. Ông trưởng tang chủ làm lễ dâng hiến từng con vật.

Ông buộc một sợi dây từ quan tài nối với con vật được dâng tế, đọc bài tế, rồi cứ thế lần lượt mổ từng con vật; đồng thời, con cháu, người thân khóc lóc, trống được gõ liên hồi, người thổi khèn vừa thổi, vừa nhảy vòng quanh người chết. Trong văn hóa truyền thống, lễ vật dành cho người chết mà con cháu phải chuẩn bị có giá trị tài sản rất lớn (thường là bò, lợn, dê…). Vì thế, người chết gây không ít khó khăn, tốn kém và vất vả cho người sống.

Lễ cúng ma bò (nhùx đá) hay là lễ ma khô. Khi nào các con của người chết có điều kiện nuôi được bò hoặc có tiền mua bò thì bắt đầu làm lễ ma bò cho bố mẹ. Cách thức làm cũng tương tự như làm lễ thả hồn và lễ cúng ma buồng, nhưng con cháu thường không khóc, lễ vật là 1 con bò to hay nhỏ tuỳ ý. Lễ này có thể còn được tổ chức do bố hoặc mẹ đã chết về đòi con cháu cho bò (thông qua việc con cháu trong gia đình có người ốm yếu, hoặc nằm mơ, hoặc do thầy mo, thầy cúng xem trúng thì cũng phải làm ma bò).

bài liên quan
Tình yêu đầy phép màu

Tình yêu đầy phép màu

Cô em tôi gọi điện rối rít thông báo: Em sắp lấy chồng. Với người yêu thích sự tự do bay nhảy, sống phóng khoáng như em thì đây đúng là "tin hot".
Tình yêu đầy phép màu

Tình yêu đầy phép màu

Cô em tôi gọi điện rối rít thông báo: Em sắp lấy chồng. Với người yêu thích sự tự do bay nhảy, sống phóng khoáng như em thì đây đúng là "tin hot".
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY