Hà Nội 34 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 40 °C
Yên Bái 39 °C
  • Hà Nội Hà Nội 34°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 40°C
  • Yên Bái Hà Nội 39°C

Tìm giải pháp “đi đường dài” cho du lịch xanh

Văn hóa
28/05/2022 09:32
Đỗ Trang
aa
Thời gian qua, du lịch Hà Nội đã kích hoạt nhiều sản phẩm du lịch xanh để phục vụ du khách. Đây là một tín hiệu vui nhưng về lâu dài, cần thực hiện nhiều giải pháp căn cơ hơn để loại hình này có thể phát triển bền vững.


Sản phẩm du lịch xanh: tour xe điện, xe đạp tại Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Sản phẩm du lịch xanh: tour xe điện, xe đạp tại Hà Nội. (Ảnh minh họa)

Thêm nhiều tour thân thiện môi trường

Tại Hà Nội, việc phát triển du lịch xanh đã nằm trong chiến lược phục hồi, phát triển du lịch Thủ đô. Từ năm 2019 đến nay, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn về du lịch cộng đồng, ứng xử văn minh du lịch ở các quận, huyện, thị xã. Sở cũng yêu cầu các đơn vị lữ hành, điểm đến cần lưu ý đến những yếu tố môi trường, bảo đảm an toàn sức khỏe, phát triển bền vững trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch.

Trong dịp SEA Games 31 vừa qua, các đơn vị kinh doanh du lịch Hà Nội ra mắt nhiều sản phẩm du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Điển hình là tour “Du lịch xanh trong thành phố xanh với phương tiện giao thông sạch” của Công ty Cổ phần Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm), cho phép du khách được khám phá các tuyến phố cổ, di tích lịch sử, văn hóa - lịch sử cách mạng và các công trình kiến trúc Pháp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm bằng xe điện, trong khoảng thời gian từ 35 đến 40 phút. Hay tour đi bộ khám phá kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; và hàng loạt tour xe đạp được Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu trong danh sách 28 tour du lịch tiêu biểu của Thủ đô, như: Tour xe đạp khám phá Cổ Loa (huyện Đông Anh), Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm), các di tích thuộc “Thăng Long tứ trấn”… Khu vực ngoại thành có các sản phẩm du lịch sinh thái, chăm sóc sức khỏe, tắm lá thuốc của người Dao, huyện Ba Vì; các hoạt động trải nghiệm tại Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây); du lịch cộng đồng tại huyện Thạch Thất…

Có thể thấy, du lịch xanh phù hợp với xu hướng chung của thế giới, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại hình du lịch khác thì du lịch xanh mới trở nên quen thuộc với nhiều người dân Thủ đô vài năm gần đây. Đáng nói, để du lịch xanh có thể phát triển lâu dài và bền vững cần sự tham gia và góp sức của cộng đồng địa phương, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp.

Đó là bài học đến từ thành phố Hội An – tại đây cộng đồng doanh nghiệp đã tiên phong làm du lịch bền vững, không rác thải (zero waste), bảo vệ môi trường và thiên nhiên… Người làm du lịch cũng lan tỏa thói quen bảo vệ môi trường này tới du khách. Đơn cử, Silk Sense Hội An River Resort đã thực hiện việc tái sử dụng những vật dụng thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa dùng bao bì, hộp nhựa một lần; thay thế các vật dụng bàn chải đánh răng, lược... làm từ nhựa bằng các sản phẩm làm từ tre; tận dụng rác để làm phân hữu cơ bón cho cây xanh… Còn trang trại An Nhiên (Hội An) đã triển khai chương trình “Tái chế xà phòng sạch” và “Vải cho cuộc sống” từ năm 2018. Đến nay đã có trên 60 doanh nghiệp tại thành phố Hội An ký cam kết không rác thải. Thành phố này đặt mục tiêu đến năm 2025 ít nhất 70 - 100 đơn vị có chứng nhận du lịch xanh, để Hội An sớm được công nhận là điểm đến du lịch xanh.

Làm gì để “đi đường dài”?

Thực tế cho thấy, du lịch xanh có nhiều ưu điểm như tạo không gian xanh và trải nghiệm thân thiện với môi trường cho du khách, tạo nguồn thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương, giảm được một phần áp lực lên các di sản, định dạng thương hiệu du lịch… Tuy nhiên, việc chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch không hề dễ dàng, thường làm tăng chi phí vì doanh nghiệp phải thay đổi từ giải pháp quản trị, đầu tư dài hạn cho vật chất, cơ sở hạ tầng đến việc đào tạo, nâng cao ý thức của đội ngũ nhân viên.

Bên cạnh đó, hoạt động truyền bá, quảng cáo thu hút du khách đến trải nghiệm cũng là một thách thức lớn bởi thói quen sống “nhanh – tiện – rẻ”, ít để tâm đến môi trường, đã “ăn sâu” vào tiềm thức của một bộ phận người dân. Do đó mới xảy ra những tình trạng như sản phẩm phục vụ du khách bị sử dụng thừa thãi, dẫn đến lãng phí, rác thải từ du lịch tăng lên… Các đơn vị lữ hành, công ty du lịch có thể tư vấn cho du khách hạn chế đồ nhựa một lần trong hành trình du lịch, nhưng việc họ tuân thủ hay không dựa vào ý thức tự giác của mỗi người.

Chính vì thế, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ VH,TT&DL Hà Văn Siêu đã khẳng định trước truyền thông: Để phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm với môi trường, xã hội, các địa phương cần nêu cao trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Còn Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) Phạm Hải Quỳnh cho rằng, các câu lạc bộ du lịch cần có sự chia sẻ, liên kết cùng nhau bảo vệ môi trường.

Hiện nay du lịch xanh mới chỉ phát triển phổ biến tại một số địa phương như Hội An, Đà Nẵng,… Thậm chí ngay tại những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, du lịch xanh cũng chỉ mới được một số doanh nghiệp du lịch phát triển, sản phẩm vẫn chưa đa dạng, chưa tạo được “làn sóng bùng nổ” trong cộng đồng. Phần lớn địa phương khác vẫn còn “loay hoay” với việc chuyển dịch xanh trong ngành du lịch địa phương để thu hút du khách.

Với chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2022 là du lịch xanh, loại hình này đang có nhiều lợi thế để mở rộng và phát triển trên phạm vi rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, để làm được điều đó rất cần sự đồng hành kiên trì, bền bỉ của cộng đồng địa phương, bao gồm cả khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ về cơ chế và nguồn lực cho doanh nghiệp đi theo hướng này một cách lâu dài.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần giải pháp mạnh thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thi phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai hướng đến mục tiêu phục vụ người dân

Ngày 25/4, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội thảo Chuyển đổi số ngành y tế Đồng Nai lần thứ nhất.
Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Phân biệt không tố giác tội phạm và đồng phạm

Không tố giác tội phạm có phải là đồng phạm với người phạm tội hay không, "Không tố giác tội phạm" và "Đồng phạm" khác nhau như thế nào?
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.