Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Tết xưa Hà Nội trong ký ức đại gia giàu nức tiếng phố Hàng Đào

Nhà nước và Pháp luật
07/02/2019 09:35
Thanh Thúy
aa
Giữa lúc Hà thành đang hối hả vào Tết, ông Thái An trong căn phòng nhỏ của mình vẫn ngồi lặng yên ngắm bức ảnh gia đình chụp vào mùa xuân năm 1949. Đã mấy chục cái Tết trôi qua vậy mà trong tiềm thức của ông – một người Hà Nội gốc, vẫn còn nguyên vẹn ký ức về một thời “chơi Tết” rạo rực của mảnh đất Kinh Kỳ.


Ông Nguyễn Thái An (sinh năm 1943) là con trưởng trong một gia đình có 12 anh em. Cha ông là cụ Nguyễn Văn Lợi, một nhà buôn tơ lụa giàu có nổi tiếng ở phố cổ Hàng Đào (Hà Nội). Còn mẹ ông là bà Nguyễn Thị Hồng cũng được xem là giai nhân với vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” thời đó.

Trước đây, con phố Hàng Đào được mệnh danh là trung tâm buôn bán quần áo, tơ lụa sầm uất bậc nhất của kinh thành Thăng Long. Thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa). Nơi đây cũng tập trung rất nhiều thương lái nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… đến giao thương, buôn bán.

Ông Thái An chụp ảnh cùng bố mẹ và các em khi còn nhỏ.
Ông Thái An chụp ảnh cùng bố mẹ và các em khi còn nhỏ.

Bố mẹ ông Thái An thuộc thế hệ những thương lái đầu tiên kinh doanh và mở cửa tiệm vải lớn ở phố Hàng Đào. Nhờ biết tính toán và chi tiêu hợp lý nên công việc buôn bán của gia đình ông ngày càng phát đạt và thuận lợi.

Thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, gia đình ông đã nổi tiếng khắp Hà Nội nhờ tài kinh doanh giỏi và trở thành một trong những gia đình giàu có nức tiếng tại phố cổ.

Với truyền thống nho giáo mẫu mực, ông lớn lên và thừa hưởng trọn vẹn nếp sống thanh lịch của người Tràng An xưa. Hơn ai hết ông Thái An hiểu rõ giá trị to lớn gắn với những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, và trong đó chẳng thể nào thiếu Tết. Biết bao lần, giọng nói Hà Nội êm ru của ông vẫn khẽ rung lên khi nghe thấy khúc nhạc giao mùa du dương phát ra từ chiếc băng cassette cũ.

Ông Thái An lại nhớ Tết xưa!

“Tết là giấc mơ, mà mỗi năm chỉ được mơ một lần”

Nằm nép mình trên phố hàng Đào, căn nhà số 72 của gia đình ông Thái An sau hơn một thế kỷ tới nay vẫn giữ được ven nguyên lối kiến trúc cổ xưa. Đã bốn đời con cháu sinh sống trong không gian này, dấu ấn rêu phong không chỉ thể hiện qua đường nét, chi tiết trong từng khung cửa, cầu thang hay những bức ảnh đen trắng đã bạc màu. Đó còn là câu chuyện được ông An lưu giữ và “kể” lại qua cách giáo dục con cái với nếp sống gia giáo, truyền thống ít nhà nào có được.

Ông Thái An say sưa kể về Tết xưa của người Hà Nội.
Ông Thái An say sưa kể về Tết xưa của người Hà Nội.

Ngược về quá khứ, “Những người sống với nỗi nhớ và yêu Hà Nội sẽ không bao giờ quên được một giai đoạn chơi Tết của mảnh đất Kinh kỳ” – ông Thái An bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm tháng huy hoàng bằng giọng nói như bước qua cõi mộng.

Đó là ngày ông còn là cậu bé lên 10. Mọi ký ức về Tết qua lăng kính của đứa trẻ ngây ngô chưa bao giờ đẹp đẽ đến vậy. Không khí mùa xuân bắt đầu tràn vào Hà Nội, tràn vào 36 phố phường cổ kính bằng sự xuất hiện của những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ từ trước đó vài ba tháng.

Không cần đợi đến tận giáp Tết, khi đào Nhật Tân bắt đầu nở rộ dưới nắng xuân ấm áp, hay có sự xuất hiện của mai vàng Sài Gòn vượt qua chặng đường vài ngàn cây số ra đất Bắc như bây giờ.

Gia đình ông Nguyễn Thái An trong bức ảnh được chụp vào mùng 2 Tết năm 1949.
Gia đình ông Nguyễn Thái An trong bức ảnh được chụp vào mùng 2 Tết năm 1949.

Trong trí nhớ của ông Thái An, con đường đi học của ông lúc bấy giờ tràn ngập những ông đồ với áo the khăn xếp ngồi nghiêm trang trên chiếc chiếu hoa trải bên vỉa hè. Những bức tranh giấy đỏ được luồn dây sắt treo trên mép tường với đủ thứ màu sắc rực rỡ. Đám trẻ con khi ấy có thể ngồi ngẩn ngơ cả ngày ngắm nhìn ông đồ thảo chữ, viết câu đối hay mân mê mấy bức tranh sáng bừng dưới nắng.

Ông An và hầu hết những đứa trẻ cùng thời với ông vì quá say đắm những tín hiệu đầu tiên của Tết nguyên đán nên khi ông đồ già xuất hiện cùng những bức tranh cũng là lúc đám trẻ ngày ấy bắt đầu nhịn ăn sáng. Mấy đồng bạc lẻ được cậu mợ (cách gọi cha mẹ lúc bấy giờ) cho đều đem dành dụm cho tới khi đủ để tự sắm cho mình một bức tranh Đông Hồ tuyệt đẹp từ Thuận Thành (thuộc Bắc Ninh bây giờ) mang sang.

“Đó là món quà tuổi thơ đặc biệt nhất của chúng tôi thời đó. Nó không chỉ là bức tranh câu đối đơn thuần mà còn là tín hiệu đầu tiên của Tết, cho chúng tôi biết rằng chúng tôi lại sắp được “chạm tay” vào giấc mơ của mình”, ông Thái An bồi hồi kể lại.

Hình ảnh ông đồ già trên phố là dấu hiệu đầu tiên để đám trẻ biết Tết đã sắp về. (Ảnh tư liệu).
Hình ảnh ông đồ già trên phố là dấu hiệu đầu tiên để đám trẻ biết Tết đã sắp về. (Ảnh tư liệu).

Nồi bánh chưng của mợ là sợ dây gắn kết gia đình

Không khí Tết về phố phường từ rất sớm những chỉ thực sự sôi động từ ngày 23 tháng chạp. Như đã hẹn trước, vào ngày này tất cả các cửa hàng trên phố Hàng Đào sẽ đồng loạt đóng cửa sau khi cúng ông Công ông Táo để toàn tâm chuẩn bị cho Tết nguyên đán.

Vì mỗi năm chỉ có một lần và lại có ý nghĩ to lớn trong đời sống của người dân nên Tết nguyên đán luôn được các gia đình Hà thành chuẩn bị chu toàn.

Mợ ông Thái An là người phụ nữ tháo vát, đảm đang. Bà luôn tự tay mua sắm chuẩn bị Tết chứ không mượn đến vú già, con sen, người ở trong nhà. Thực phẩm cho Tết chủ yếu là các thức hàng khô, như miến dong, mộc nhĩ… được mua với số lượng đủ cho mười ngày Tết. Vài đôi gà mua thả nhốt trong chuồng, ăn đến đâu mới làm thịt đến đó.

Khác với bây giờ, thực phẩm Tết ngày đó là những món đồ rất khó tìm, thường chỉ được bày bán những ngày cận Tết. Nên những người phụ nữ luôn phải đặt mua từ rất sớm mới chọn được đúng đồ mình ưng ý để đảm bảo cho mâm cỗ ngày Tết được toàn vẹn nhất.

“Ngày đó mọi thứ còn khó khăn, quanh năm túng thiếu nên chỉ đợi đến Tết mới được ăn món ngon. Đám trẻ chúng tôi cũng vì mâm cỗ ngày Tết ấy mà ngày nào cũng bồi hồi mong mỏi đến Tết. Đâu như bây giờ, chỉ một cuộc điện thoại đã có thể được ăn bánh chưng bất cứ khi nào” – Ông Thái An khẽ cười.

Những con phố vắng bóng người qua lại trong dịp Tết của người Hà Nội (Ảnh tư liệu).
Những con phố vắng bóng người qua lại trong dịp Tết của người Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Nồi bánh chưng ngày đó với đám trẻ thơ và ngay cả với những người lớn chính là một điều kỳ diệu của Tết. Gia đình nào cũng cố gắng chuẩn bị lá dong, thịt đỗ, gạo nếp để tự tay gói những chiếc bánh vuông vắn.

Và theo thông lệ, bao giờ trẻ con trong nhà cũng được “ưu tiên” một chiếc bánh mụ – chiếc bánh chưng nhỏ xíu, có dây buộc làm tay cầm. Đấy là phần thưởng để dành cho sự háo hức của lũ trẻ, sau cả một đêm thức cùng cậu mợ canh nồi bánh chưng nghi ngút khói.

Ngày mồng một Tết, trong lúc tụi trẻ con xúng xính quần áo mới, cậu mợ ông Thái An tất bật chuẩn bị cho mâm cúng đầu năm. Nhà ông có bảy người làm, mỗi người một việc. U già đồ xôi, con sen dọn dẹp, quét dọn ban thờ từ hôm trong năm. Việc bày lễ lên ban thờ, trực tiếp cậu mợ ông Thái An luôn tự tay làm. Khi ấy, ông mới chỉ là cậu bé lên 10, nhưng đã phần nào cảm nhận được sự thiêng liêng trong cái tất bật của cậu mợ mình.

Nồi bánh chưng được coi là “linh hồn” của Tết Việt. (Ảnh tư liệu).
Nồi bánh chưng được coi là “linh hồn” của Tết Việt. (Ảnh tư liệu).

Trong giai đoạn huy hoàng một thời “chơi” Tết của mảnh đất Kinh kỳ, người Hà thành thực sự coi Tết là một phần thưởng xứng đáng sau những tháng ngày lao động vất vả. Họ ung dung chơi Tết cả tháng trời mà chẳng mảy may tới những vướng bận trong công việc và cuộc sống thường trực.

Bắt đầu từ ngày mồng một Tết đầu năm, hoạt động du xuân diễn ra rộn ràng khắp 36 phố phường. Phụ nữ dù nghèo khổ hay giàu có cũng sẽ bận lên mình một bộ áo dài mới thướt tha.

“Trong trí nhớ tôi, Hà Nội khi đó thật đẹp bởi những người chị, người mẹ duyên dáng trong trang phục truyền thống – Một loại trang phục mà mãi cho tới giờ tôi vẫn luôn yêu.”, ông Thái An bồi hồi.

Trong gần 30 ngày nghỉ Tết, người Hà thành thường ưu tiên nhất cho nếp sống sinh hoạt gia đình, lui tới thăm hỏi người thân, bạn bè, cùng nhau ngồi hàn huyên những chuyện đã qua trong năm cũ và hứa hẹn về một năm mới hạnh phúc.

Phương tiện di chuyển ngày ấy là những chiếc xe rong ruổi khắp phố, thậm chí có người phải đi bộ rất xa nhưng khoảng cách ấy chẳng thể ngăn được người ta đến với nhau trong những ngày nghỉ này.

Căn nhà của ông Thái An rộng khoảng 200m2, được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với khoảng hơn 10 phòng.
Căn nhà của ông Thái An rộng khoảng 200m2, được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với khoảng hơn 10 phòng.

Nhà ông bà ngoại ông Thái An ở làng Quỳnh Lôi. Hà Nội xưa chỉ bó hẹp trong 36 phố phường, ra đến mạn Bạch Mai, Quỳnh Lôi, Khâm Thiên… đã là ngoại thành. Cho nên, một cuốc xe kéo đi vòng hết 36 phố, cũng chỉ là một quãng đường rất ngắn. Mỗi lần đi, một xe mợ ông trả hết 5-10 đồng bạc Đông Dương.

Ông Thái An vẫn còn nhớ như in những ngày đầu năm, ông cùng đám trẻ trong xóm tay cầm những bánh pháo nhỏ được mùa trước Tết đã mấy tháng chạy quanh khu phố Hàng Đào thi thoảng lại lấy hộp quẹt đốt một tép pháo rồi thích thú nghe âm thanh pháo nổ như một điều gì đó thật kỳ diệu.

Đầu năm ngày đó còn có một bà cụ sáng sớm gánh nước đến, tự động đổ đầy các khạp nước của các gia đình. Bà cụ không đòi giá, chủ nhà có thể tự trả theo thành ý. Không ai kỳ kèo mặc cả mà đều vui vẻ tiếp nhận, như một thông điệp cho một năm mới tốt lành, tài lộc vào nhà nhiều như nước.

Trong căn phòng nhỏ của mình, ông Thái An vẫn lặng yên ngắm nhìn bức ảnh gia đình, văng vẳng bên tai khúc nhạc giao mùa. Cái rạo rực của một mùa Tết Kinh kỳ phồn thịnh dường như vẫn còn đó, vẹn nguyên trong ký ức của một người Hà Nội gốc, một người yêu Hà Nội và một người yêu Tết cổ truyền.

bài liên quan
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội giữ chức Chủ tịch Hội đồng trường nhiệm kỳ 2020-2025.
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm vi phạm giao thông từ ngày 15/3

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm vi phạm giao thông từ ngày 15/3

Lực lượng chức năng của TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
Thả chó nơi công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Thả chó nơi công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Đây là một trong những nội dung mà người dân băn khoăn khi thả chó và động vật nơi công cộng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY