Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Tết Đầu lúa của người Raglai và K’ho ở Bình Thuận

Văn hóa
26/02/2021 07:35
Nhuận Oanh
aa
Tết Đầu lúa là tục lệ có từ rất lâu đời và gắn liền với tập tục trồng lúa trên nương rẫy của đồng bào Raglai và K’ho ở huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận).


Đây là dịp để đồng bào thể hiện sự tôn vinh và niềm tin đối với cây lúa mẹ trên rẫy, cầu cho cây lúa không bị quấy nhiễu, không bị sâu rầy để đơm bông trổ hạt, đem lại ấm no cho dân làng.

Già làng cúng lễ trong Tết Đầu lúa.

Già làng cúng lễ trong Tết Đầu lúa.

Lễ nghi tôn vinh cây lúa mẹ

Từ lâu đời, lúa là cây lương thực chính gắn liền với đời sống của các dân tộc có nền văn minh lúa nước. Từ thời tiền sử, cây lúa được suy tôn và trở thành tín ngưỡng thiêng liêng đối với họ. Riêng cây lúa rẫy (còn gọi là lúa cạn) thường được các dân tộc thiểu số trồng trên nương rẫy, có thời gian và chu kỳ sinh trưởng lâu ngày.

Người Raglai và K’ho sinh sống tại 4 xã miền núi, vùng cao huyện Bắc Bình, gồm: Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến. Đến mùa gieo hạt đều chọn một khu đất cao ráo trên núi để trồng cây lúa mẹ. Đất phải hội đủ điều kiện là đất tốt, màu mỡ, đảm bảo độ ẩm để cây lúa mẹ phát triển trong môi trường thời tiết nắng hạn và phải đảm bảo các yếu tố tâm linh.

Do vậy, rất nhiều lễ nghi mang nguồn gốc từ nông nghiệp vẫn được duy trì như: lễ cúng rẫy cũ, lễ phát rẫy, lễ đốt rẫy, dọn rẫy mới. Khi trồng lúa, đặc biệt là cây lúa mẹ, họ có có những nghi lễ theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa như: lễ tỉa hạt, lễ cúng lúa chữa, lễ cúng lúa chín, lễ ăn lúa mới…

Cây lúa mẹ chỉ được trồng trên rẫy chứ không được trồng dưới ruộng nước. Thời gian sinh trưởng, thu hoạch lúa mẹ là 6 tháng. Giống lúa mẹ là loại lúa rẫy hạt to, dẻo và rất thơm có từ lâu đời ở địa phương được người xưa tuyển chọn và lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Thi giã gạo trong dịp Tết Đầu lúa.

Thi giã gạo trong dịp Tết Đầu lúa.

Sau 6 tháng, cây lúa mẹ ở trên rẫy với nhiều lễ nghi và công sức chăm bón của con người, hạt lúa đã chín vàng và được thu hoạch. Khi thu hoạch, đồng bào tuốt lúa mẹ từng chùm bằng tay chứ không được dùng liềm cắt hoặc hái như lúa con.

Thu hoạch xong lúa mẹ, người Raglai và K’ho thực hiện nghi thức cúng tế để nhập lúa mẹ vào kho, sau đó các gia đình chuẩn bị đón Tết Đầu lúa (còn gọi là Tết Nhôvre H’rê). Đây là chuỗi lễ nghi chính trong năm như Tết Nguyên đán của người Kinh.

Theo các bậc cao niên ở xã Phan Lâm, gần nửa thế kỷ trước, Tết Đầu lúa của người Raglai và K’ho diễn ra suốt trong tháng Chạp âm lịch, có khi còn kéo dài đến nửa đầu tháng Giêng. Theo phong tục xưa, hễ nhà nào thu hoạch lúa mẹ và mùa vụ xong là có thể ăn Tết Đầu lúa trước, nhà nào thu hoạch mùa vụ chậm thì ăn sau. Các nghi thức lễ truyền thống trong Tết Đầu lúa ở mỗi gia đình chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày.

Khoảng 30 năm trước, nhận thấy đời sống vật chất của người dân còn nhiều khó khăn, nếu để thời gian vui Tết Đầu lúa của đồng bào diễn ra theo tập tục cũ sẽ gây ra sự lãng phí tốn kém, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Chính quyền địa phương đã vận động các già làng, các bậc cao niên và đồng bào bỏ bớt các thủ tục lạc hậu gây tốn kém.

Từ đó, Tết Đầu lúa của người Raglai và K’ho ở huyện Bắc Bình lấy ngày rằm tháng Chạp làm ngày lễ chính. Việc làm này của chính quyền địa phương đã đưa lại nhiều lợi ích về kinh tế, tiết kiệm được thời gian, lại đảm bảo về lễ nghi, phong tục của ông bà nên đã được đồng bào đồng thuận, hưởng ứng thực hiện cho đến ngày nay.

Đặc sắc Tết Đầu lúa

Rằm tháng Chạp vừa qua, các buôn làng thuần dân tộc Raglai và K’ho ở 4 xã nói trên đồng loạt tổ chức cúng lễ Tết Đầu lúa. Khi cúng lễ, một cây nêu cao hơn 5m được dựng lên giữa làng. Các hình tượng chim thú, con người, công cụ lao động... được đẽo vót, chạm trổ bằng tre tươi hoặc cây gỗ, treo quanh cây nêu, đong đưa trước gió.

Chiều ngày Tết Đầu lúa, già Mang Lầu (già làng người Raglai ở xã Phan Điền) mặc trang phục truyền thống với 3 màu chủ đạo: đỏ, đen và vàng, trên đầu vấn khăn có tua. Già bày mâm lễ vật, gồm: ché rượu cần, con gà luộc, chuối chín, cơm trắng, trứng gà, trầu cau, nước lã và rượu trắng ra tấm chiếu đặt sau cây nêu.

Rắc một ít trầm hương vào chén than cháy, khói tỏa lên từng làn nghi ngút, già Lầu chắp tay khấn, đọc những câu bằng tiếng Raglai với ý nghĩa mời các vị thần sông, thần núi, ơn trên, ông bà tổ tiên… về dự lễ, chứng giám.

Lúc này, một nhóm nam thanh nữ tú và đàn ông đàn bà gần 20 người trong trang phục truyền thống đi vòng quanh nơi già Lầu đang cúng. Họ múa hát theo nhịp điệp mã la, trống, sáo và khèn bầu. Câu ca hòa điệu cùng tiếng già làng khấn vái.

Kết lễ, già Lầu rót nước và rượu rưới xuống đất, rồi kính cẩn nói lời tạ ơn các vị thần bảo hộ xứ sở năm vừa qua đã phù hộ cho dân làng được bình yên, khỏe mạnh, mùa màng no đủ.

Ngoài lễ cúng chung do già làng thực hiện, từng gia đình trong buôn làng còn tổ chức ăn Tết Đầu lúa tại nhà riêng. Tùy hoàn cảnh gia đình mà mâm cúng lớn hay nhỏ nhưng phần lớn là cúng gà. Đặc biệt, dù cúng món gì đi nữa thì ché rượu cần là không thể thiếu trong dịp này.

Và, để tạo sân chơi cho bà con trong dịp Tết Đầu lúa, đồng thời gắn kết tình đoàn kết, giao lưu, nhiều năm nay, huyện Bắc Bình tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các xã vùng cao luân phiên giữa 4 xã. Năm nay, trong 2 ngày 26 và 27/1 (nhằm ngày 14 và 15 tháng Chạp), bà con tập trung về xã Phan Lâm để cắm trại và vui chơi.

Ngoài các hoạt động giao lưu văn nghệ, ca múa hát, ngày hội còn diễn ra các trò chơi dân gian như: thi gùi nước về làng, thi giã gạo, đi cà kheo… Đặc biệt, đêm hội Tết Đầu lúa là hoạt động vui nhộn và đặc sắc nhất trong ngày hội. Hòa trong tiếng trống, tiếng kèn, các chàng trai, cô gái say sưa trong những điệu nhảy quanh lửa trại, tạo nên một đêm hội nhộn nhịp, rộn rã.

Ông Huỳnh Văn Vinh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Bắc Bình, cho biết: “Các dân tộc thiểu số ở các xã miền núi huyện Bắc Bình có bản sắc văn hóa riêng rất đặc sắc, đó là vốn quý mà chúng tôi đang khuyến khích bà con giữ gìn và phát huy giá trị”.

Được hòa mình vào những ngày Tết Đầu lúa của đồng bào Raglai và K’ho ở 4 xã vùng cao huyện Bắc Bình, mới hiểu được giá trị của một loại hình văn hóa phi vật thể tồn tại lâu đời và thấy niềm đam mê, phấn khởi, hạnh phúc của mọi người.

Đặc biệt, các cụ già trong vui Tết vẫn không quên truyền đạt và dạy cho con cháu trong gia đình, dòng họ những cách thức, cử chỉ trong từng lễ nghi nhỏ, cả việc chỉ dẫn cách cầm cồng chiêng, cách đánh, động tác đi tới, đi lui… Việc làm ấy là mong muốn lớp trẻ ngày nay hãy giữ gìn những lễ nghi của ông bà như một trọng trách, vì đó là một phần bản sắc văn hóa của dân tộc.

Tết Đầu lúa của người Raglai và K’ho ở 4 xã vùng cao huyện Bắc Bình là sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo góp phần bảo tồn nét văn hóa và nghệ thuật dân gian, đa sắc, muôn màu làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở tỉnh Bình Thuận.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai họp mặt năm 2024

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai họp mặt năm 2024

Ngày 28/3, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình họp mặt doanh nghiệp năm 2024 với chủ đề “Đón vận hội – nối thành công”.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY