Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Sình ca - linh hồn văn hóa dân tộc người Cao Lan

Văn hóa
31/03/2019 09:05
Lâm Tuyến
aa
Nếu bạn đã biết về văn hóa Cồng chiêng giống như linh hồn văn hóa của con người Tây Nguyên thì làn điệu Sình ca được cũng được coi là linh hồn văn hóa của dân tộc Cao Lan. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần vô cùng đặc sắc và có ý nghĩa lớn đối với người Cao Lan.


Các nghệ nhân người Cao Lan đang biểu diễn điệu múa lên nương có trong Sình ca
Các nghệ nhân người Cao Lan đang biểu diễn điệu múa lên nương có trong Sình ca

Cho tới nay người dân vẫn giữ được các làn điệu cổ truyền của dân tộc mình, tuy nhiên nó chưa thực sự đi sâu vào các tầng lớp trẻ trong công cuộc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Linh hồn dân tộc qua làn điệu Sình ca

Sình ca hay shấng cọ, cnắng cọô là hình thức diễn xướng dân gian (đôi khi còn gọi là dân ca) của dân tộc Cao Lan ở miền Bắc Việt Nam. Sình ca được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán, ngày nay để thuận tiện cho việc truyền dạy các nghệ nhân đã dịch nghĩa sang tiếng Việt theo từng khổ. Những câu hát Sình ca không chỉ thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa mà còn có những khát vọng về cuộc sống hạnh phúc. Hơn nữa nó còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người Cao Lan.

Sình ca được thể hiện ở trong nhà, ngoài đường, ở chợ, thậm chí là trên đồi, trong rừng hay trên nương rẫy. Đó là những bài hát hỏi thăm gia cảnh, gia đình, quê hương… Đối với hát làm quen, giao duyên, địa điểm hát thường là một nhà nào đó trong làng. Cả chủ nhà và khách, họ bắt đầu từ những bài hát hỏi, chào mừng lẫn nhau. Khi quen hơn, họ hát đối đáp, khi đã hiểu về nhau, họ mượn những bài tả cảnh để nói với nhau về tình.

Sình ca có thể là các khúc hát ru của mẹ cho con, bà cho cháu. Hát mừng năm mới của làng xóm láng giềng với nhau mỗi độ xuân về. Hát đố, hát giao duyên đối đáp giữa các nam thanh, nữ tú với nhau. Hay là hát trong đám cưới của các vị khách để mừng cho cô dâu, chú rể. Như vậy có thể thấy nếu như ngôn ngữ và các tập tục là thể xác cấu thành nên sự riêng biệt, thì Sình ca giống như một linh hồn văn hóa của dân tộc Cao Lan.

Sình ca - đứa con tinh thần của người dân tộc Cao Lan

Nghệ nhân Nhân dân Sầm Dừn cho biết: “Sình ca của người dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, được chia thành 2 nhóm theo môi trường diễn xướng: Sình ca ban ngày và Sình ca ban đêm. Hai lối diễn xướng này đều mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào các đối tượng hát”.

Sình ca ban ngày thường được tổ chức tại lễ hội đầu xuân, đám cưới, đám tang hay trong lao động sản xuất. Trong những ngày xuân tươi vui, rộn ràng, sau những phần tế lễ thành Hoàng làng, mọi người lại cùng nhau hát Sình ca. Với những làn điệu như: Vèo ca (hát gọi), Sạo ca (hát dạo đầu), Mầng ca (hát thề thốt).

Đối với gia đình có đám cưới, thì sau những nghi lễ của cô dâu và chú rể trước dòng họ, dân làng, với nét văn hóa dân gian độc đáo. Sẽ là những khúc hát Sịnh ca Kên láu (hát đám cưới) chúc mừng và gửi lời ước nguyện con cháu đầy nhà cho cô dâu, chú rể ngay tại lễ cưới. Đặc biệt đối với nhà trai khi đến nhà gái, đoàn đón dâu của nhà trai phải hát thì nhà gái mới cho vào nhà. Từ khi đi đón dâu đến lúc đưa dâu về nhà chồng, phải trải qua ít nhất hai đêm hát.

Sình ca Thsăn lèn (mừng năm mới): Là những bài hát để mừng năm mới, chúc tụng nhau đủ đầy, hạnh phúc, nhà nhà vui vẻ. Người Cao Lan luôn luôn đề cao tinh thần đoàn kết, sự hòa đồng và sự gắn kết với nhau trong cộng đồng. Vì thế nên mỗi dịp tết đến, xuân về thay vì các lời chúc tụng nhau bằng lời nói thì họ lại gửi cho nhau những câu hát Sịnh ca độc đáo.

Ông Sầm Dừn còn chia sẻ thêm: “Nếu nói tới Sình ca hát ban ngày thì phong phú nhất là những câu hát Sình ca trong lao động sản xuất. Đây là lối hát ngẫu hứng, hát không theo luật lệ, dựa vào vốn hiểu biết của hai bên để đối đáp nhau, với mục đích để quên đi nỗi mệt nhọc trong công việc, hỏi thăm tiến độ công việc, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất...”.

Còn với Sình ca ban đêm thì đây là thể loại được các thanh niên nam nữ yêu thích và phong phú nhất, từ môi trường cho tới không gian diễn xướng, tuy nhiên chủ yếu là ở trong nhà. Sình ca ban đêm được viết bằng chữ Nho thành 12 tập, mỗi tập có chủ đề riêng và tương ứng với một đêm hát. Vì vậy, Sình ca ban đêm thường được kéo dài từ 11 đến 12 đêm, tùy theo sự hấp dẫn và thể hiện của từng nhóm hát. Tuy nhiên, cho tới nay theo tư liệu thì Sình ca ban đêm rút xuống chỉ còn 5-6 đêm hát. Truyền thống về lịch sử của dân tộc nên bất cứ người Cao Lan được thể hiện qua những câu hát Sình ca, với mục đích nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ về Tổ tiên.

Ví như khúc Sình ca Thsao bạo (đối giao duyên) với nội dung nam nữ sẽ tìm hiểu trao đổi, tâm tình với nhau, hỏi thăm gia cảnh của nhau. Họ mượn lời hát để gửi gắm yêu thương, nhớ nhung hay trách móc, giận hờn để sau cuộc hát lại gần nhau hơn. Những người tham gia hát Sình ca phải là nam nữ chưa kết hôn, không cùng huyết thống. Có thể nói hát giao duyên là môi trường tìm hiểu bạn tình của các chàng trai, cô gái đến tuổi cập kê.

Hát về Sình ca Tò tan (hát đố) là những bài hát được truyền lại và một số bài mới do người Cao Lan sáng tạo ra hàng ngày để đố nhau rồi tự giải nghĩa. Ngoài ra họ còn dựa vào câu hát để kể các tích truyện cổ (Sự tích mặt trăng, Sự tích ngựa không có sừng, Truyện nàng Lưu Tam...). Hoặc người hát có thể dựa vào sự hiểu biết của mình để sáng tạo ra những câu đố đối với người hát cùng.

Ngoài những đêm hát bên bếp lửa nhà sàn, trai gái Cao Lan còn hát ở nhiều nơi khác nhau như ngoài đường, đầu làng, hay ven suối... Đây là không gian diễn xướng phóng khoáng để các đôi trai gái tự do đặt lời, ứng khẩu đối đáp. Những đêm hát đối giao duyên nam nữ thường diễn ra thâu đêm đến sáng. Những cuộc hát Sình ca thường từ chiều hôm trước tới lúc gà gáy hôm sau. Sáng hôm sau, họ tiếp tục ra đường hát và từ lúc này, người ta có thể sáng tạo thêm các bài để hát chơi, trêu ghẹo nhau, gọi là Sình ca ý.

Bà Lý Thị Vi, thôn Mãn Hóa, Sơn Dương, Tuyên Quang vui vẻ kể lại: “Ngày ấy mê hát lắm tới khi cuộc hát đã tàn, một bên nửa muốn về, nửa muốn ở lại. Một bên lại muốn níu giữ nên cứ dùng dằng kẻ ở người về, lưu luyến, nhớ nhung hẹn nhau dịp tới”.

Gìn giữ và phát huy làn điệu Sình ca cho mai sau

Ngày nay do những ảnh hưởng của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời có sự lai tạp giữa người Kinh và người Cao Lan, nên những người hát được thể loại này là rất ít. Chủ yếu là lứa tuổi trung niên và các cụ già làng. Tuy nhiên, không vì thế mà Sình ca bị quên lãng, tại các lễ hội diễn ra hàng năm, Sình ca vẫn được lưu hành các nghệ nhân trong bản vẫn biểu diễn vừa để giao lưu giải trí, vừa để thoả mãn nhu cầu nghệ thuật của họ. Đồng thời giúp cho thế hệ trẻ hiểu biết thêm về loại hình nghệ thuật đặc sắc này của dân tộc mình.

Thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, Sơn Dương là nơi cư trú của đông đảo người dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang. Ba năm trước, thành lập 1 câu lạc bộ hát Sình ca, cho tới nay đã có tới 40-50 hội viên tham gia tích cực và được sự quan tâm của mọi người trong thôn bản. Câu lạc bộ này đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của hầu hết người dân trong thôn.

Bà Phạm Thị Luyến, người dân tại Sơn Dương, Tuyên Quang cho hay: “Sau khi được nghe những bài hát, được xem những điệu múa truyền thống của dân tộc mình, bản thân tôi cũng rất muốn được học hát những bài Sình ca cổ bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình”.

Em Sầm Văn Diễn, học sinh Tiểu học Mãn Hóa, xã Đại phú (Sơn Dương - Tuyên Quang) cho biết: “Em tham gia câu lạc bộ được 2 năm rồi, ở đây, em học được rất nhiều bài hát hay bằng tiếng dân tộc Cao Lan. Em mong muốn giữ gìn và phát huy những văn hóa của dân tộc mình”.

Có thể nói câu hát, điệu múa Sình ca từ lâu đã trở thành một phần máu thịt của đồng bào dân tộc Cao Lan. Nghệ nhân Nhân dân Sầm Dừn, ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú (huyện Sơn Dương) đã miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và thực hiện các nghi lễ của dân tộc Cao Lan gần 30 năm nay. Hiện ông đang lưu giữ rất nhiều đầu sách cổ và 5 tập sách hát Sình ca, các nhạc cụ như trống sành, kèn pí lè, chũm choẹ, sóc nhạc… Không chỉ có vậy, Nghệ nhân dân gian này đã truyền dạy hát Sình ca và múa cho 4 thế hệ diễn viên quần chúng với gần 80 người, giúp đỡ gần 10 người làm khóa luận tốt nghiệp đại học và sau đại học trong lĩnh vực văn hóa dân tộc Cao Lan.

Việc bảo tồn và phát huy di sản vô giá này của dân tộc Cao Lan đã và đang được tiến hành một cách bài bản từ việc nghiên cứu, phân loại giá trị từng làn điệu, thể loại, đến việc kết hợp các biện pháp bảo tồn tĩnh như sưu tầm tư liệu cổ, lưu giữ giá trị gốc và truyền dạy cho thế hệ trẻ,… để làn điệu Sình ca có thêm môi trường diễn xướng và gìn giữ cho thế hệ mai sau.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang chấp hành án treo có quyền và nghĩa vụ gì?

Người đang bị án treo có thể tiếp tục cuộc sống như bình thường không, người bị án treo có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Đêm 17 và rạng sáng 18/4, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện mưa dông, lốc gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.