Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Quảng Ninh: Một số phong tục độc đáo đón năm mới của đồng bào dân tộc thiếu số

Nhà nước và Pháp luật
26/01/2020 17:55
Huỳnh Đăng - Cấn Đình Loan - TTTT Quảng Ninh
aa
Quảng Ninh có 21 dân tộc thiểu số như Dao, Tày, Sán Dìu và Sán Chỉ. Mỗi dân tộc có những phong tục vui xuân, đón Tết rất riêng và độc đáo.


Quảng Ninh có 21 dân tộc thiểu số, đông nhất là người Dao, Tày, Sán Dìu và Sán Chỉ. Mỗi dân tộc lại có những phong tục vui xuân, đón Tết rất riêng và độc đáo.

333

Mâm cỗ Tết của người Tày.

Người Tày lấy nước đầu năm

Người Tày Quảng Ninh có phong tục đón Tết, ít bị pha trộn với các dân tộc khác. Từ mùng 10 tháng Chạp, họ chọn gà nhốt riêng ra để ăn Tết. Ngày 25 tháng Chạp, các gia đình rửa lá dong chuẩn bị gói bánh chưng, bánh cốc mò. Người Tày gói bánh chưng rất to, nhân bánh có 1 con cá suối, 1 quả trứng và 1 miếng thịt ba chỉ. Bánh chín, bà con đem treo bánh ở khắp các cửa sổ để linh hồn những người lang thang có bánh ăn Tết. Số bánh này sau Tết được bóc ra cho trẻ con ăn, mong chúng sẽ có cuộc sống no ấm, có nhà cửa, không phải sống lang thang.

Cuộc sống của người Tày luôn gắn liền với các dòng sông, nên vào ngày Tết, họ không quên thắp hương thờ thần sông, rồi hái búp cây le mọc bên bờ sông về ăn lấy lộc, đàn ông hái 7 búp, phụ nữ thì hái 9 búp. Những vật phẩm cần có của mỗi gia đình khi đi lấy nước gồm: Xôi vàng, cành hoa dâu, vàng hương. Trong quan niệm của người Tày, cành dâu có tác dụng xua đuổi tà ma.

Chủ nhà và con cái hoặc anh em cùng đi lấy nước. Trên đường đi, họ sẽ cắm hương ở một số nơi, dự định lúc quay về sẽ xin cành lộc. Đến suối, chọn hướng nước chảy, sau khi cắm cành hoa dâu, cắm hương và đổ các thứ bỏ đi đem theo, họ múc lấy nước để gánh về dùng. Người Tày quan niệm nước suối là thứ nước mát lành, trong sạch, đem về rửa mặt, chân tay, nấu bánh chưng thì cả năm sẽ được trong sạch và mát mẻ như suối đầu nguồn.

4444

Thiếu nữ Tày sửa soạn đi trảy hội

Ngày xuân cũng là lúc nhiều trò chơi dân gian được tổ chức. Cừ cáy và cừ pộc là loại hình trò chơi khá thú vị, được đồng bào Tày ưa thích. Từ mùng 1 Tết, sau khi thực hiện các nghi thức cúng tổ tiên tại gia đình, mọi người thường tụ tập ở khoảng đất rộng giữa bản, tìm cặp hoặc chia đội để cùng chuyền tay nhau quả cừ, bên nào làm rơi là bên đó bị thua. Sau mỗi cuộc chơi, chiếc cừ pộc, cừ cáy có thể là kỷ vật của đôi trai gái gửi lời hẹn ước hẹn mùa xuân sau gặp lại.

Người Sán Chỉ với "hỷ phúc và vàn phúc"

Phong tục đón Tết của người Sán Chỉ và người Tày có nhiều nét tương đồng. Từ 27 tháng Chạp, người Sán Chỉ đã gói bánh chưng Tết. Đến 30 Tết, người Sán Chỉ lấy lá đa cắm vào bên cửa để lấy lộc đón năm mới, sau đó mới giết gà, giết lợn. Đêm 30 Tết, chủ nhà lấy giấy đỏ và vàng cắt hình con cá. Mùng 1, chủ nhà hỏi thầy mo hướng xuất hành đầu năm rồi chặt 1 cây tre cao hơn 2m để nguyên cả cành lá cắm vào hướng đó trước sân. Các thành viên trong gia đình mang theo 2 con cá bằng giấy đến treo 1 con vào cây tre, còn con kia bẻ nhánh tre xuyên qua, cắm vào bờ tường nhà.

Người Sán Chỉ cũng kiêng ăn thịt như người Tày; kiêng quét nhà vào mùng 1, kiêng đi nương rẫy, chọn người đàn ông đứng tuổi, hợp mệnh để xông đất. Mùng 3 Tết, họ làm lễ khai xuân, đốt cành tre và con cá giấy rồi gõ kẻng, gõ trống để xua đuổi những điều không may ra khỏi nhà. Họ khai xuân bằng tục lệ mời tất cả các nhà trong xóm tập trung giúp một nhà trồng ngô vào buổi sáng. Đầu buổi chiều, chủ nhà mời tất cả mọi người bữa ăn đầu năm, múa hát đến khi mặt trời lặn.

5555

Thanh niên Sán Chỉ vui hội xuân.

Sau mùng 6 Tết, người Sán Chỉ làm lễ hỷ phúc giống như người Tày nhưng không có nghi lễ kiểu như Then. Hỷ phúc được làm thế nào thì cuối năm phải làm lại một lễ tạ ơn giống như vậy gọi là vàn phúc. Lễ vàn phúc gắn với việc chuẩn bị Tết Nguyên đán chính thức diễn ra từ khoảng mùng 10 tháng Chạp trở đi đến hết ngày tất niên. Hỷ phúc và vàn phúc gần giống với tín ngưỡng vay tiền bà chúa Kho của người Kinh.

Ngày Tết, bà con tụ tập chơi kéo co, đẩy gậy, đánh quay, đánh cù, ném còn, rồi cừ cáy, cừ pộc như người Tày. Đặc biệt, người Sán Chỉ thích hát Soóng cọ vào mùa xuân. Nhiều đôi trai gái đã nên duyên từ các buổi đi hát như thế này.

666

Trai gái Sán Chỉ tâm tình.

Tết Cả của người Sán Dìu

Người Sán Dìu Quảng Ninh gọi Tết Nguyên đán là Tết Cả (hay thai nén) tức đại niên Tết. Tết cũng là dịp đồng bào làm các món ăn dân tộc truyền thống để kính dâng tổ tiên và cùng nhau quây quần ấm cúng bên mâm cơm gia đình. Thanh niên nam, nữ thì có dịp say đắm bên những câu hát Soọng cô, trẻ em thì thỏa sức tham gia các trò chơi dân gian. Kết thúc ngày Tết, người Sán Dìu làm lễ hóa vàng (sam pha chíu troong), thường là vào mùng 6 hoặc mùng 8 tháng Giêng giờ tốt.

Sau Tết Nguyên đán là Tết Nguyên tiêu (nén chể chẹt phoi) là tết rằm lớn nhất trong năm, khởi đầu của năm mới; mâm cỗ cúng phải có bánh bạc đầu (seo bẻng). Ngay sau Tết Nguyên tiêu, vào 16 tháng Giêng bà con sẽ tổ chức lễ hội đầu năm (hỷ lay) để dâng lễ thành hoàng làng xin chư vị thần linh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Lễ vật cúng tế phải là đồ sống chưa được luộc. Lễ sống đặt lên giữa đình để xin đài âm dương, bao giờ thần linh đồng ý mới được đem đi luộc. Luộc xong, gà lợn mới đem trở lại để tế thần và mở hội xuân đầu năm.

77777

Người Sán Dìu thi gói bánh truyền thống.

Trong mùa xuân còn có Tết thanh minh (sênh mếnh chẹt phoi) vào tháng ba âm lịch, đồng bào làm lễ tảo mộ cho người thân đã khuất. Họ ra nghĩa địa phát quang cỏ cây, đắp mộ rồi bày lễ vật gồm 6 oản xôi đỏ, thịt gà, thịt lợn luộc, tôm rang, cá nướng tùy từng gia đình. Một người cao tuổi sẽ đại diện gia đình khẩn cầu ngũ phương, ngũ thổ tổ tiên những người đã khuất phù hộ cho cháu con. Họ cũng kể lại cho con cháu nghe tiểu sử công trạng của người đã khuất. Những người đi qua đường và con trẻ gần đó đều được thụ lộc. Sau khi thụ lộc xong, họ quay lại gia đình tiếp tục làm lễ cúng tại gia.

Người Dao ăn Tết sớm

Tết của người Dao kéo dài từ đầu tháng Chạp đến hết tháng Giêng năm sau. Bắt đầu từ ngày 8 đến 30 tháng Chạp sẽ làm lễ cúng tổng kết năm, hay còn gọi là Tết nhà lớn. Một mâm cỗ tết của người Dao Thanh Y bắt buộc phải có 1 con gà, 1 xâu gan, 2 xâu thịt lợn, 1 bát ốc, 3 chén rượu, hai thứ bánh đặc trưng là bánh gù và bánh bột.

Người đứng ra làm lễ cúng phải là người con trai đã được cấp sắc hoặc thầy mo. Các thầy mo thường tổ chức cho chữ đầu xuân và dạy chữ Nho cho con trẻ. Họ dán nhiều câu đối lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân mới. Phụ nữ thì truyền dạy cho các bé gái kỹ thuật thêu thùa chuẩn bị cho hội làng.

88888

Thiếu nữ người Dao Tiên Yên trò chuyện đầu xuân.

Từ sáng mùng 1 Tết, việc đầu tiên những người phụ nữ Dao làm là cho lợn, gà ăn. Người đàn ông sẽ mang 3 hạt giống đi trồng ở vườn; sau đó đến nhà thầy mo để xin lộc cho gia đình, rồi mới đi chúc Tết ông bà, bố mẹ, họ hàng, bạn bè.

Đầu xuân năm mới, các bản làng người Dao rộn ràng bởi hội thi giã bánh giày, làm bánh bột đường, bánh chưng, kéo co, đi cà kheo, ném còn, thi hát giao duyên của trai gái.Mỗi dân tộc ở Quảng Ninh có một phong tục đón Tết khác nhau, nhưng đều mong ước một năm mới bình an, hạnh phúc, cộng đồng no ấm, quốc thái dân an. Những phong tục đó thể hiện sự thống nhất trong đa dạng các sắc màu văn hóa, làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc Quảng Ninh.

bài liên quan
Ông Cao Ngọc Tuấn được điều động giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Quảng Yên

Ông Cao Ngọc Tuấn được điều động giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Quảng Yên

Ngày 16/4, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu

Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu

Thông tin từ Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.
Chấn chỉnh hoạt động “xách hàng” qua biên giới

Chấn chỉnh hoạt động “xách hàng” qua biên giới

Để đảm bảo an toàn, an ninh khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đồng thời ngăn chặn các hoạt động trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển hàng “cấm” qua biên giới, cơ quan chức năng TP Móng Cái chấn chỉnh nhiều hoạt động xách hàng qua biên của cư dân.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.