Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Phong tục ăn Tết độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của đồng bào miền núi Bình Liêu

Văn hóa
04/02/2019 06:30
Văn Đại – Hoàng Gái
aa
Đồng bào miền núi Bình Liêu có những phong tục, tập quán ăn Tết độc đáo mang đậm dấu ấn, nét văn hóa của từng địa phương.


Nằm ở phía đông bắc của Quảng Ninh, nhiều huyện miền núi vùng biên giới như Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ… quy tụ đông đảo bà con dân tộc thiểu số, hình thành nên nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng.

Đặc biệt, nhiều nơi có những phong tục, tập quán ăn Tết độc đáo mang đậm dấu ấn, nét văn hóa của từng địa phương.

Cành hoa Dâu được chủ nhà chuẩn bị từ đêm 30 Tết.
Cành hoa Dâu được chủ nhà chuẩn bị từ đêm 30 Tết.

Tết sớm của đồng bào người Dao

Xe lăn bánh trên tuyến đường huyết mạch chạy dài tới TP Móng Cái, nơi địa đầu của Tổ Quốc, nhưng chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển, chúng tôi đến với Bình Liêu, một huyện miền núi, vùng biên của tỉnh Quảng Ninh, nơi đây tập trung đến 96% là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều nét văn hóa, phong tục độc đáo.

Theo chân người dẫn đường Hoàng Thị Gái, một cán bộ thuộc Trung tâm Văn hóa huyện Bình Liêu và anh Sống Văn Thanh (người được mệnh danh thổ địa tại đây), tôi được dẫn vào các thôn bản của đồng bào người Dao, người Tày để tìm hiểu và có được những góc nhìn về phong tục ăn tết độc đáo, đậm đà bản sắc của bà con dân tộc miền biên viễn Bình Liêu.

Theo lời chị Gái "Đồng bào người Dao gồm có Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán, đối với người Dao Thanh Phán, bà con bắt đầu ăn tết từ ngày 20 tháng chạp, còn đối với đồng bào Dao Thanh Y, bà con ăn Tết nhà lớn sớm hơn, từ ngày 15/12 âm lịch.

Tết nhà lớn được tổ chức tại gia đình đặt bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Sau khi ăn Tết nhà lớn xong thì các gia đình khác mới được cúng Tết tại nhà mình"

Tết sớm của người Dao có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện sự hiếu thảo của bậc con cháu đối với bố me, ông bà, tổ tiên.

Cùng chia sẻ những nét văn hóa , tập tục ăn tết của đồng bào mình trong ngôi nhà lớn đang trong quá trình hoàn thiện, anh Trìu Quay Héng (44 tuổi), dân tộc Dao Thanh Phán, sinh sống tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu vui vẻ cho biết: “Người Dao chúng tôi ăn Tết sớm hơn các dân tộc khác.

Chúng tôi thường ăn Tết nhà lớn vào dịp cuối năm, để cúng tổ tiên và trả lễ đầu năm, đây cũng là dịp để con cháu trong gia đình, dòng họ xóa bỏ hết những mâu thuẫn trong năm cũ, đón chào một năm mới vui vẻ hơn, đoàn kết hơn để cùng nhau phát triển kinh tế”.

Các thành viên bắt đầu đi lấy nước đầu năm mới, công việc lấy nước thường do chủ nhà thực hiện.
Các thành viên bắt đầu đi lấy nước đầu năm mới, công việc lấy nước thường do chủ nhà thực hiện.

“Theo phong tục, các gia đình khác khi đến dự Tết nhà lớn đều mang theo một con gà để góp lễ cúng tổ tiên, vì trong mâm cơm cúng của người Dao Thanh Phán, lễ vật không thể thiếu đó là gà luộc.

Ngoài ra, các gia đình còn có thể mang theo xôi, thịt lợn, bánh chưng.... Để phục vụ lễ cúng nhà lớn phái có đủ 3 mâm cỗ cúng: 1 mâm cúng tổ tiên, 1 mâm cúng những người đàn ông đã khuất và 1 mâm trả lễ đầu năm”.

Về truyền thống thắp hương ngày Tết của đồng bào người Dao Thanh Phán cũng có những điều đặc biệt, ông Chìu Tắc Phu (63 tuổi), trưởng họ Trìu, tại thôn Ngàn Vàng Trên, cho biết “Tục lễ thờ cúng được đại diện cho gia chủ báo cáo quá trình một năm lao động; mời tổ tiên và những người thân đã khuất về ăn tết với gia đình, cầu xin tổ tiên phù hộ cho mọi người được khoẻ mạnh không ốm đau, bệnh tật, cầu cho mọi sự may mắn và sự bình an đến với mọi người, cầu cho mưa thuận, gió hoà mùa màng bội thu, chăn nuôi trâu bò, lợn gà phát triển. Sau khi cúng xong thì lễ vật được mang xuống dọn ra mâm cho con cháu cùng ăn.

Việc ăn Tết nhà lớn của người Dao là không chỉ dịp để các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau một năm lao động vất vả.

Mà còn là dịp để người cao tuổi và con cháu cùng nhau ôn lại truyền thống bản sắc văn hoá của dân tộc mình, cùng hát những làn của dân tộc đã có từ lâu đời, mang đậm chất trữ tình đằm thắm, trong sáng và giản dị của tâm hồn người Dao.

Tết là dịp để anh em họ hàng sum họp, đoàn tụ, họ cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.
Tết là dịp để anh em họ hàng sum họp, đoàn tụ, họ cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Lấy nước suối ngày đầu năm cầu mong những điều tốt lành

Chia tay bà con dân tộc Dao tại thôn Ngàn Vàng Trên, chúng tôi tìm đến bản Đồng Than, xã Hoành Mô để tìm hiểu những nét văn hóa đón tết độc đáo của người Tày. Đối với người Tày, Tết Nguyên Đán là Tết quan trọng nhất trong năm.

Theo quan niệm của người Tày, ngày Tết trong nhà phải sạch sẽ thì cả năm mới gặp nhiều may mắn. Để chuẩn bị đón năm mới, cả gia đình người Tày cùng tập trung quét dọn, trang trí lại nhà cửa và bàn thờ tổ tiên.

Vào sáng 30 Tết, người Tày thường vào rừng chặt cây nêu để quét dọn mạng nhện, trần nhà. Khi nhà cửa được dọn dẹp chủ nhà sẽ dựng cây nêu trước nhà, dán giấy đỏ lên bàn thờ, cửa chính, cửa bếp và chuồng trại, vật dụng, cây cối. Sau đó họ bắt đầu thịt gà, sửa soạn mâm cúng.

Mọi công việc đều được làm nhanh chóng để phục vụ cho lễ cúng tiễn đưa năm cũ, đón năm mới và mời tổ tiên về cùng ăn Tết. Khi mọi thủ tục cúng xong, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thưởng thức bữa cơm tất niên - bữa cơm sum họp gia đình. Đây là dịp để anh em họ hàng tụ tập với nhau để hàn huyên tâm sự sau một năm lao động vất vả.

Vào sáng mùng một Tết, chủ nhà sẽ dậy thật sớm, dắt theo con cháu xuống suối để lấy nước mang về rửa mặt mũi, chân tay. Khi đi mang theo những vật phẩm đã được chuẩn bị sẵn từ đêm hôm trước như cành hoa dâu, vàng hương, xôi vàng.

Cành hoa dâu được bóc vỏ lấy dao thật sắc gọt từng lớp thân dâu để tạo thành những bông hoa, mỗi thân dâu có từ 3 đến 5 tầng hoa, bên trên cây có cắm cây hương và giấy kim ngần (một loại vàng mã có hình vuông, màu vàng). Xôi vàng là loại xôi có màu vàng được tạo thành từ gạo nếp và quả của cây dành dành.

Người Tày quan niệm cành hoa dâu có tác dụng xua đuổi các ma xấu, đem về những điều tốt lành nhất cho gia đình trong cả một năm.

Anh Chìu Quay Héng vui vẻ chia sẻ những phong tục tập quán ăn tết của đồng bào mình với phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam.
Anh Chìu Quay Héng vui vẻ chia sẻ những phong tục tập quán ăn tết của đồng bào mình với phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam.

Các thành viên khác sẽ tìm chọn cho mình mỗi người một hòn đá có hình dạng thon, đẹp để buộc vào một đầu dây và sách về cùng chủ nhà với một thùng nước sạch

Tại điểm lấy nước, chủ nhà sẽ chọn hướng nước chảy, sau khi cắm cành hoa dâu, cắm hương, chủ nhà lầm rầm nói: “Lấy nước hướng Nam không làm cũng giàu có, lấy nước hướng Đông ăn sung mặc sướng”, rồi múc lấy nước để gánh về dùng.

Theo ông Phan Ngọc Sinh – người dân bản Đồng Thanh, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu: “Người Tày quan niệm nước suối là thứ nước mát lành, trong sạch, đem về rửa mặt, chân tay thì cả năm sẽ được trong sạch và mát mẻ như suối đầu nguồn.

Người nào đến được điểm lấy nước trước sẽ lấy được nhiều may mắn, tài lộc về nhà”.

Trong quá trình chờ chủ nhà lấy nước, những thành viên trong gia đình sẽ lấy vỏ cây dâu buộc vào hòn đá có hình dài và mang về nhà tung vào chuồng gà, chuồng lợn với mong muốn cầu cho gia đình cả năm mùa màng bội thu.

Vào ngày mùng 1 Tết, người Tày thường kiêng không quét nhà mà rác sẽ được để vào một góc nhà bởi họ quan niệm quét nhà sẽ quét tài lộc theo ra khỏi nhà.

Đồng thời, họ cũng tránh không sát sinh và không động thổ, không đánh nhau và kiêng tiếng khóc, thay vào đó mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cơm thưởng thức những món ăn truyền thống của dân tộc, người già dặn dò con cháu đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Chia tay với không khí Tết nhà lớn của đồng bào người Dao Thanh Phán, những phong tục đón tết độc đáo của bà con người Tày, chúng tôi cảm nhận rõ không khí của một mùa xuân mới đang tràn ngập khắp các thôn bản.

Đồng bào người Dao, người Tày nói riêng, các dân tộc huyện Bình Liêu nói chung đang chào đón một năm mới với hy vọng hạnh phúc hơn, ấm no hơn và quan trọng nhất là những nét đẹp văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc của người Dao, người Tày…và các đồng bào dân tộc khác của huyện miền núi Bình Liêu luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy cho các thế hệ mai sau.

bài liên quan
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Tối 22/3, tại Vịnh Thị Nại, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024).
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Theo Thông cáo báo chí của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 29/3 - 31/3/2024.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Festival Phở Nam Định 2024: Tôn vinh văn hoá ẩm thực Phở

Festival Phở Nam Định 2024: Tôn vinh văn hoá ẩm thực Phở

Ngày 15/3, Lễ hội Vinh danh Nghề Phở trong khuôn khổ Festival Phở 2024 đã được tổ chức tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY