Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 31 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 31°C

Những phiên chợ Tết kỳ lạ đất Kẻ Chợ

Văn hóa
29/01/2022 10:03
Miên Thảo
aa
Chợ phiên ngày Tết - dù ở bất cứ vùng quê nào hay giữa lòng phố đều có một niềm thương nhớ nao lòng.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những phiên chợ hàng trăm năm tuổi

Trong sách “Dư địa chí”, Nguyễn Trãi chép: “Vào dịp gần Tết, triều đình cho mở chợ hoa ở chợ cầu Đông”. Chợ Cầu Đông (tương ứng khu vực giữa phố Hàng Đường hiện nay) nằm bên bờ sông Tô Lịch, không chỉ bán cho dân chúng Thăng Long chưng Tết mà còn bán cho người cất buôn mang đi các vùng miền khác.

Cuối thế kỷ 19, đoạn sông Tô Lịch qua khu vực này bị lấp để làm chợ Đồng Xuân, nên chợ hoa chuyển sang họp tạm ở phố Hàng Khoai, từ năm 1915 chuyển hẳn sang họp ở phố Hàng Lược cho đến nay. Chợ hoa Hàng Lược bắt đầu họp từ ngày 23 tháng Chạp cho đến trước Giao thừa. Chợ bán nhiều loại hoa trong nước như: hải đường, trà, mai, quất… và các loại hoa Tây như: thược dược, cúc, violet, lay ơn, đồng tiền… nhưng nhiều nhất vẫn là hoa đào. Không chỉ bán hoa, chợ Hàng Lược còn bán bát, chậu, đôn, bình, lọ… làm ở làng gốm Bát Tràng bên kia sông Hồng đưa sang.

Khác với chợ hoa Hàng Lược khá nổi tiếng thường họp từ rằm tháng Chạp cho tới Giao thừa, chợ đồ cổ - cũng nằm ngay trong khu chợ hoa Hàng Lược, mỗi năm họp chỉ vào những ngày cận Tết, từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết, người Hà Nội thường đến tìm một món đồ nào đó có “duyên” với mình để chơi Tết.

Phiên chợ bán đồ cổ, đồ đồng, đồ giả cổ này… ở ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng. Các mặt hàng bày bán tại đây rất phong phú nhưng phổ biến nhất là các loại đồ thờ, đồ bày biện trong nhà như tượng phật đồng, tam đa, đỉnh đồng; các vật dụng quen thuộc như ấm trà, đèn cổ, lư hương, bình phong, đồng hồ cổ, tẩu hút thuốc… trong đó có nhiều món đồ có giá trị lớn lên đến vài chục triệu đồng.

Mặc dù phần lớn mặt hàng được bày bán ở phiên chợ đặc biệt này là đồ giả cổ, đồ đồng có niên đại hàng chục năm… Tuy nhiên, những món đồ này được chế tác rất tinh xảo, chỉ những người sành chơi mới có thể phân biệt được là đồ cổ thật hay giả cổ. Ngoài ra, chợ còn bày bán nhiều sản phẩm khác như tranh sơn mài, gốm sứ, câu đối…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hàng Bồ - phố ông đồ tháng Chạp

Nửa cuối thế kỷ 19, đoạn ngã tư Hàng Bồ - Hàng Thiếc (trước gọi là Hàng Bút, còn phố Hàng Bút hiện nay xưa là phố Hàng Mụn) chuyên bán giấy của Kẻ Bưởi, nghiên mực làm bằng đá của vùng đá vôi Hà Nam và mực làm ở Hưng Yên cùng các loại giấy và mực nhập từ Trung Quốc.

Vào dịp gần Tết, khu vực này xuất hiện các ông đồ trải chiếu viết chữ và bán câu đối đã viết sẵn. Ai không biết chữ thì trình bày mong muốn để thầy đồ tìm chữ hợp với bản thân và gia cảnh. Câu đối và chữ viết trên giấy hồng điều. Nhà nào có tang thì phải dùng giấy màu vàng hay màu xanh lục. Báo “Tương lai Bắc Kỳ” năm 1889 có bài viết mô tả cụ thể như sau: “Phố Hàng Trống nhà còn thưa, vào dịp gần Tết, ngoài bán tranh, người ta còn bán cả chữ Hán”.

Chữ Hán mà bài báo nói đến chính là câu đối, nghĩa là ở Hàng Trống từng bán cả câu đối Tết. Trong cuốn “Từ Paris đến Hà Nội”, nhà báo Paul Bourde đã mô tả về câu đối ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 là: “Dù nghèo đến xác xơ thì vào dịp năm mới họ vẫn phải thay miếng giấy đỏ trên tường bằng miếng giấy đỏ khác. Có nhà mong chữ “Phú Quý” hay “An Khang”, cũng có nhà là chữ “Vạn sự như ý”, họ tin vào trời đất”.

Trong suốt triều Nguyễn, chợ ông đồ này luôn đông đúc vì dân Thăng Long - Hà Nội vốn hiếu học. Hơn nữa, treo câu đối, treo chữ là thú chơi hiếu thượng của nhiều người. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, ngày Tết khách đến nhà chơi, ngồi uống rượu và bình chữ, bình câu đối là một cái thú. Thậm chí, ngay cả nhà có tang cũng không thể thiếu câu đối, chỉ có điều giấy viết câu đối lúc đó sẽ có màu vàng hay xanh lục. Thế rồi, sang thập niên 30 của thế kỷ 20, chữ Nho thất thế nhường chỗ cho chữ Quốc ngữ. Và phố Hàng Bồ không còn những ông đồ trải chiếu “bên phố đông người qua”, nhưng thú chơi câu đối Tết vẫn tiếp diễn. Hầu như các tờ báo Tết khi đó đều đăng câu đối ở vị trí trang trọng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phiên chợ “trần sao, âm vậy”

Chợ Bưởi xưa vốn là nơi hợp lưu của 2 con sông Tô Lịch và Thiên Phù, đây cũng từng là chợ lớn nhất ở phía Tây thành Thăng Long. Chợ bán sản phẩm do các làng nghề trong vùng làm ra như làng Trích Sài, Bái Ân chuyên bán lụa, lĩnh; làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã bán các loại giấy; làng Xuân La, Xuân Đỉnh bán nông cụ; làng Yên Phú bán mạch nha…

Chợ Bưởi cũng có sản phẩm nông nghiệp của vùng bên kia sông Hồng (Vĩnh Yên, Phúc Yên) đưa sang, hay từ xứ Đoài (Hà Tây cũ) mang đến. Suốt nhiều thế kỷ, chợ bán đủ loại giống cây, các giống vật nuôi trong gia đình, đặc biệt là chó, mèo. Chợ họp 1 tháng 6 phiên, riêng phiên ngày 19 tháng Chạp thì có bán cả trâu, bò.

Xưa, chợ Bưởi chỉ là những dãy lán bằng phên nứa tuềnh toàng và 1-2 dãy nhà gỗ mà người mua, kẻ bán ở đây quen gọi là cầu chợ. Đầu thế kỷ 20, trong chợ có 15 gian chuyên bán giấy là giấy moi, giấy bản, giấy phết quạt, giấy quấn ngòi pháo.

Vào thời nhà Lý, gần chợ có bãi đất rộng không có dân cư ở nên được dùng làm pháp trường xử những người phạm trọng tội. Sau khi nhận hình phạt, phạm nhân thường được chôn ngay tại đây, nên được người dân đặt tên là Đống Ma, sau đổi thành tên chữ là Tích Ma. Bởi thế, chợ Bưởi có nhiều truyền thuyết liên quan đến bãi Tích Ma.

Người ta kể rằng, hàng năm, trong phiên chợ Bưởi giáp Tết, ma từ âm phủ lên trà trộn với người dương thế đi sắm sửa đồ vật ăn Tết. Người dương mua hàng bằng tiền thật, còn người âm dùng tiền âm. Để phân biệt ai là ma, ai là người, các bà bán hàng đặt chậu nước trước cửa hàng. Khi khách trả tiền, người bán hàng thả đồng tiền ấy vào chậu nước, nếu đồng tiền chạm vào đáy chậu phát ra tiếng kêu thì đó là tiền thật, có nghĩa người mua hàng là người trần. Nếu đồng tiền không phát ra tiếng kêu thì đó là tiền ma. Khi người bán hàng đòi phải trả tiền thật, lập tức người âm sẽ sợ hãi và biến mất. Truyền thuyết này xuất phát từ quan niệm tâm linh của người Việt xưa, “trần sao âm vậy”.

Phiên chợ làng Mọc ngày 27 Tết

Kẻ Mọc nay là khu vực phường Trung Hòa - Nhân Chính, đến nay vẫn còn phiên chợ duy nhất trong năm, chỉ diễn ra vẻn vẹn trong buổi sáng 27 tháng Chạp. Tuy phiên chợ chỉ họp trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại luôn được mong chờ bởi những thức quà bánh, sản vật dân giã, mộc mạc từ ngoại thành đưa vào.

Thời trước, Kẻ Mọc là những xóm làng nằm trên bờ Nam sông Tô Lịch, phía ngoài lũy thành đất Thăng Long. Nói đến Kẻ Mọc, người ta thường nhắc nhiều đến Nhân Mục Môn. Các làng Mọc của Nhân Mục Môn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống và nhiều di tích lịch sử còn nguyên vẹn. Người đi chợ làng Mọc ngày 27 Tết, không hẳn là đi chợ, đi sắm Tết mà còn thưởng thức không khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết.

Có thể nói, dù mọi người đã quen dần với chợ online, dù những phiên chợ Tết ngày nay cũng không vẹn nguyên không khí xưa… nhưng chợ phiên ngày Tết dường như đã trở thành những miền ký ức đẹp. Đó là nơi cha mẹ, ông bà tảo tần lo sắm Tết trong những tháng ngày gian khó thuở ấu thơ… Để mãi cho đến sau này, mỗi chúng ta lớn lên, mang theo những niềm thương sâu thẳm về nguồn cội, gia đình… Và những phiên chợ Tết vẫn mãi được mong đợi trong những ngày Tết đến, Xuân về…

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Viện thẩm mỹ CCI "biến" các bệnh viện thành cơ sở của mình

Viện thẩm mỹ CCI "biến" các bệnh viện thành cơ sở của mình

Sở Y tế TP HCM yêu cầu Viện thẩm mỹ CCI chỉ được hoạt động sau khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật và chỉ được quảng cáo theo nội dung được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trước kỳ nghỉ lễ?

Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trước kỳ nghỉ lễ?

Nắng nóng gay gắt trên diện rộng, hàng triệu người dân mỗi ngày “oằn mình” dưới nền nhiệt lên đến gần 40 độ C. Vậy uống gì để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giải nhiệt cuộc sống trong những ngày “nóng như thiêu như đốt” này?
Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tăng cường bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 22/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.