Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Những đôi giày thêu sặc sỡ của người Xạ Phang

Văn hóa
04/07/2021 07:15
Tiểu Vũ - Tuệ Lâm
aa
Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề thêu giầy Xạ Phang của tỉnh Điện Biên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Nghề thêu giầy thủ công truyền thống của phụ nữ Xạ Phang được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN)

Nghề thêu giầy thủ công truyền thống của phụ nữ Xạ Phang được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: TTXVN)

Những đôi giày thêu truyền thống với từng họa tiết, hoa văn được làm tỉ mỉ, tinh xảo của người Xạ Phang đã mang đậm dấu ấn văn hóa tinh túy của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiếm nơi nào trên dải đất hình chữ S mà du khách khó có thể tìm thấy được những đôi giày truyền thống với từng họa tiết, hoa văn được làm tỉ mỉ, tinh xảo như giày của người Xạ Phang, tỉnh Điện Biên. Những nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ tới ngày nay của người Xạ Phang luôn khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận nghề làm giày thêu của người Hoa - Xạ phang tại xã Tả Sìn Thàng, xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa; xã Huổi Lèng, xã Sa Lông, huyện Mường Chà; xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đôi giày mang cả hồn dân tộc Xạ Phang

Người Xạ Phang sinh sống tập trung ở một số xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Chà và Nậm Pồ, tỉnh Lai Châu. Người Xạ Phang sinh sống đan xen với các dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa đã có sự giao thoa, tuy nhiên những nét văn hóa truyền thống như tự may, thêu trang phục, giày dép vẫn được phụ nữ Xạ Phang gìn giữ. Độc đáo nhất trong số đó là những đôi giày với hoa văn tinh xảo, sặc sỡ dành cho người thân trong gia đình của người Xạ Phang.

Giống như một số đồng bào dân tộc Việt Nam, phụ nữ Xạ Phang ngay từ khi mới 10 – 12 tuổi đã được bà, được mẹ chỉ dạy cách cầm kim, xâu chỉ.

Do đó, việc thêu, may, vá, khâu đối với phụ nữ Xạ Phang đều rất giỏi, hơn nữa mỗi sản phẩm đều có tính nghệ thuật cao. Theo truyền thống, việc này được coi là thước đo sự đảm đang, khéo léo và là hành trang quan trọng để mỗi thiếu nữ Xạ Phang khi về nhà chồng. Có lẽ nhờ đó mà nét văn hóa độc đáo này đã được lưu truyền từ thế này sang thế hệ khác của người Xạ Phang.

Phụ nữa Xạ Phang, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) thêu giày múa và trang phục.

Phụ nữa Xạ Phang, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) thêu giày múa và trang phục.

Điều đó lý giải tại sao những người phụ nữ Xạ Phang dù có thể không biết chữ nhưng có thể ghi nhớ và sao chép chính xác những hoa văn của dân tộc mình như được in ra từ một bản thiết kế mặc dù sống cách xa nhau hàng chục, hàng trăm km trong những thung lũng hẻo lánh biệt lập.

Sự tinh hoa, độc đáo trong đôi giày của người Xạ Phang từng được một nhà nghiên cứu văn hóa nhận xét rằng: “Mỗi đôi giày hoa thêu truyền thống thực sự là một tác phẩm chứa đựng sự kỳ công, tinh xảo”. Người Xạ Phang tự tay thực hiện đầy đủ các công đoạn khác nhau từ việc lên hình giày, làm đế, khâu đế cho đến trang trí hoa văn, màu sắc…, mỗi đôi giày thường được những người phụ nữ Xạ Phang hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 10 - 30 ngày.

Giày hoa khâu là một trong những sản phẩm kỳ công nhất của phụ nữ Xạ Phang Giày của người Xạ Phang có các loại: Giày nam, giày nữ và nữ từ trung tuổi trở xuống có nhiều màu sắc, nhiều hoạ tiết. Giày nữ sẽ được may kín mũi còn giày nam thì hở ở một phần phía trước và một bên thân giày.

Theo những cụ bà cao niên tại xã Tả Sìn Thàng, việc làm đế và khâu đế giày luôn là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất vì nó quyết định sự bền chắc của sản phẩm. Ðế giày được làm từ bẹ tre già và sợi đay trong rừng. Bẹ tre phơi thật khô. Sợi đanh tẩm với tro bếp nấu lên từ 4 - 5 tiếng, sau đó đưa ra giã 2 - 3 tiếng đến khi sợi đay thật trắng sáng rồi phơi khô. Sau đó bẹ tre được cắt vừa kích thước chân người đi rồi khâu sợi đay cẩn thận, kéo chỉ thật chặt kín hết bẹ tre tạo thành đế giày.

Những bộ áo quần thêu truyền thống của người dân tộc Xạ Phang. (Ảnh: TTXVN)

Những bộ áo quần thêu truyền thống của người dân tộc Xạ Phang. (Ảnh: TTXVN)

Phần thân giày được làm từ loại vải bền chắc, được phủ một lớp keo nấu từ một loại củ môn giã nhuyễn trong rừng. Để tạo độ ma sát và bền, người thợ thường khâu thêm sợi dù ở phía dưới. Tấm lót giày thường dùng vải nhung có in hình hoa lá.

Phần vải phía trên giày được thêu hoa văn cân xứng nhau, với họa tiết hoa lá, hình khối bắt mắt. Hoa văn được thêu lên thân giày theo sở thích, chủ yếu là các họa tiết mềm mại, đường lượn sóng, hầu hết mỗi chiếc giày đều có hình bông hoa mẫu đơn nhiều cánh. Màu sắc được sử dụng nhiều nhất là đỏ, hồng, xanh, vàng. Nền chủ đạo của đôi giày cũng rất đa dạng theo sở thích của từng người, nhưng đều là các màu sáng, sặc sỡ, như: Tím, vàng, xanh, đỏ, hồng... Tất cả công đoạn đều được làm thủ công.

Chị Thàng Thiều Hóa, người dân tộc Xạ Phang ở thôn Tả Sìn Thàng cho hay, lúc chị 12 tuổi đã được bà, mẹ dạy may trang phục, thêu giày. Một cái áo hoàn thành phải mất hai tuần, trong đó thời gian lâu nhất vẫn là công đoạn thêu họa tiết. Khi mới tập làm, chị phải vẽ ra để thêu cho chính xác, tuy vậy vẫn vụng về, đường chỉ còn sai, rất khó để phối màu. Hiện tại, chị có thể thêu mà không cần vẽ, mọi họa tiết đều được ghi nhớ và cứ thế thêu lên.

Tất cả những điều này lý giải vì sao giày hoa thêu truyền thống của dân tộc Xạ Phang ở Lao Xả Phình rất bền và chắc.Trung bình, trông điều kiện khô ráo và ít gặp nước thì một đôi giày hao thêu có thể sự dụng liên tục không dưới 3 tháng.

Anh Ngải Léng Pàn ở thôn 2 cho biết: “Giày hoa thêu lúc mới đi thì sẽ có cảm giác khá cứng do đế giày được nèn rất chặt song sau đó người dùng sẽ cảm thấy thấy rất thoải mái, mềm và dễ đi do giày được tạo thành từ những chất liệu tự nhiên. Mọi người trong nhà tôi, ai cũng có 3 - 4 đôi giày để sử dụng dần”.

Theo những người Xạ Phang, giày chỉ làm cho những người trong gia đình, nếu bán ra thị trường, trị giá mỗi đôi phải hơn 1 triệu đồng. Người dân tộc Xạ Phang thường mang giày thêu kết hợp với bộ trang phục truyền thống vào những ngày lễ tết, cưới hỏi. Bởi người Xạ Phang xem trang phục truyền thống và đôi giày thêu như là hồn của dân tộc mình.

Trước thực trạng nhiều nghề truyền thống, văn hóa của các dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một, chính quyền tại các địa phương thuộc tỉnh Điện Biên vẫn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con Xạ Phang gìn giữ nghề thêu giày hoa bằng cách truyền dạy cho con cháu trong gia đình.

Phụ nữ Xạ Phang nấu những món ăn truyền thống.

Phụ nữ Xạ Phang nấu những món ăn truyền thống.

Bên cạnh những đôi giày hoa thêu truyền thống, trang phục truyền thống của người Xạ Phang cũng được coi như một tác phẩm nghệ thuật. Phụ nữ Xạ Phang cũng chịu trách nhiệm may trang phục cho người nhà. Theo quan niệm của người dân tộc Xạ Phang, ngày Tết phải mặc đồ mới; đó là những bộ trang phục truyền thống do người phụ nữ trong gia đình tự tay may lấy.

Đầu năm mới, diện những bộ đồ mới để đón chào một năm nhiều gặp nhiều may mắn. Đặc biệt, mặc những bộ trang phục mới đó, mỗi thành viên trong gia đình sẽ càng hãnh diện, tự hào về người phụ nữ khéo léo, đảm đang trong nhà.

Nếu như các cô gái Thái duyên dáng trong bộ áo cóm bó sát thân, cô gái Mông xúng xính trong chiếc váy xòe hoa, thì trang phục truyền thống của người dân tộc Xạ Phang nhìn tương đối đơn giản. Với bàn tay khéo léo, các chị em phụ nữ dân tộc Xạ Phang đã tự làm cho mình những chiếc áo với những đường nét đơn giản mà rất hài hòa.

So với trang phục nữ, thì bộ trang phục nam giới người dân tộc Xạ Phang gồm quần và áo màu sắc tùy chọn, và chiếc áo thường may bằng mảnh vải đơn sắc, quần có màu đen. Tuy nhiên, điểm nhấn của chiếc áo nam chính là hàng cúc áo với nhiều cúc xếp dày, khuy áo được làm hoàn toàn bằng tay.

Nét độc đáo trên trang phục của dân tộc Xạ Phang là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng tưởng chừng đơn giản, nhưng màu sắc lại rất rực rỡ; người Xạ Phang yêu thích những gam màu nổi bật. Qua đó, ta có thể cảm nhận được những chiếc áo của người phụ nữ nhìn rất bắt mắt; áo rực rỡ đủ màu như: Vàng, xanh lơ, đỏ, xanh lá cây, hồng, trắng...

Tuy nhiên, ngày nay, phần thân áo được may bằng vải đơn sắc, được chị em mua ở chợ về; vải may áo có thể có hoa văn in chìm, chứ không in hoa văn to, hay họa tiết màu đậm. Bởi vậy, phần cầu kỳ và làm nên nét riêng biệt của chiếc áo chính là cổ áo và tay áo; phần này được thêu hoàn toàn bằng tay, chiếc áo có nổi bật, có tinh tế hay không là nhờ vào tài nghệ phối màu chỉ, thêu các hoa văn, cùng những đường nét thêu tay tinh tế của người làm ra nó, cũng có thể pha thêm một chút vải màu khác để làm hàng cúc.

Những "bật mí" về người Xạ Phang

Chia sẻ với báo giới, ông Đinh Hồng Vận, nguyên Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Ban Dân vận Trung ương nói rằng, cho đến nay chưa có một nhà khoa học hay một công trình nào nghiên cứu riêng rẽ về tộc người Xạ Phang ở nước ta.

Người Xạ Phang là một tộc người di cư sang Việt Nam. Họ có cùng nguồn gốc với dân tộc Hoa và là một nhóm nhỏ trong cộng đồng dân tộc Hoa.Về ngôn ngữ, trong cuốn sách “Người Xạ Phang ở Điện Biên” do Bảo tàng tỉnh Điện Biên biên soạn, thì họ nói ngôn ngữ thuộc nhóm Hoa - Hán.

Tại sao họ có tên gọi Xạ Phang? Ông Đinh Hồng Vận lý giải dựa trên những dữ liệu ngôn ngữ và địa lý: “Về cái tên Xạ Phang, bây giờ cũng chưa có tài liệu nào nghiên cứu, nhưng mà chúng tôi tìm hiểu người ta nói đây là dân tộc thiểu số ở bên Trung Quốc.

Họ cũng không phải là một dân tộc của Trung Quốc mà chỉ là một nhóm tộc người ở Trung Quốc di cư sang Việt Nam. Cái chữ Xạ Phang là đọc chệch chữ Hạ Phương, tức là người ở vùng phía Nam, họ tự nhận là người Hạ phương từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

Một phụ nữ Xạ Phang làm đế giày.

Một phụ nữ Xạ Phang làm đế giày.

Việc ghép người Xạ Phang vào nhóm dân tộc Hoa, theo ông Vận, dựa trên những tiêu chí: “Chỉ thị 62 của Ban bí thư Trung ương Đảng, sau đó là chỉ thị 501 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Người Hoa là những người gốc Hán ở Trung Quốc và những người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đã Hán hóa và con cháu của họ sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, nhập quốc tịch Việt Nam, cho đến nay vẫn giữ được những đặc trưng dân tộc, chủ yếu là phong tục tập quán, ngôn ngữ và họ tự nhận là người Hoa.

Người Xạ Phang từ Trung Quốc sang, cho đến nay chúng tôi tìm hiểu thì có nhiều nét văn hóa giống người Hoa ở vùng nông thôn, miền núi từ cách ăn mặc đến tổ chức cưới xin đến lễ tết”.

Về chữ viết, dân tộc Xạ Phang sử dụng chữ Hán để viết các câu đối trang trí ở gian thờ vào dịp lễ tết. Trước đây, người Xạ Phang sử dụng chữ Hán rất phổ biến trong giao dịch, giao tiếp, văn tự. Tuy nhiên hiện nay, số người biết đọc, biết viết chữ Hán không nhiều.

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, dân tộc Xạ Phang phân bố chủ yếu dọc theo các dòng suối và trên các triền núi. Người Xạ Phang ở Điện Biên có nhiều dòng họ như: Lồ, Sỉ, Sần, Oài, Hồ, Giàng... Họ quan niệm những người cùng dòng họ là những người cùng một ông bà, tổ tiên sinh ra. Sự khác nhau giữa các dòng họ này nằm ở cách bố trí bát hương trên bàn thờ cúng tổ tiên như: Họ Lồ chỉ 1 bát hương; họ Ly, họ Vàng có 3 bát hương; họ Trần có 4 bát hương…

Ngoài ra, có một số gia đình còn lập thêm một bàn thờ nhỏ và thấp hơn bàn thờ tổ tiên để thờ cúng cho những người trong họ không lấy vợ, lấy chồng khi chết đi sẽ không được ngồi ăn cùng tổ tiên trên bàn thờ lớn.

Trong gia đình, người Xạ Phang là quan hệ phụ hệ rõ rệt, con trai là người có tiếng nói quyết định trong gia đình, được thừa hưởng gia tài bố mẹ để lại. Người con gái trong gia đình sẽ luôn được bà, mẹ dạy dỗ cặn kẽ gia giáo về cách ứng xử trong gia đình, về nữ công gia chánh. Ngoài ra, người con dâu, em dâu, cháu dâu rất tôn trọng bề trên nhà chồng mình.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người Xạ Phang đã có nhiều thay đổi tiến bộ. Tuy nhiên, một số quy ước, luật tục độc đáo của người Xạ Phang về những chuẩn mực trong ứng xử giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa cộng đồng và môi trường xung quanh vẫn được giữ gìn.

Theo ông Hồ Chử Dung, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho biết, những quy ước, luật tục mà thể hiện tính cộng đồng cao bảo vệ quyền lợi, duy trì đời sống của đồng bào vẫn được cộng đồng người Xạ Phang chấp hành nghiêm chỉnh. Ví như những quy ước đó liên quan đến việc chọn đất, dựng nhà, người Xạ Phang không đặt nền nhà lấn chiếm đường đi chung, không làm nhà chỗ đất để làm nương rẫy của bản.

Tương tự như vậy, đối với đất làm nương rẫy, khi làm nương, các gia đình chỉ được làm trên địa phận thuộc đất của bản mình, không được phép lấn sang bản khác. Người Xạ Phang cũng rất có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt chung của bản. Họ cấm tuyệt đối không chăn dắt gia súc ở đầu nguồn.

Người Xạ Phang cũng coi trọng việc bảo vệ chim, thú, cá trong tự nhiên. Họ quy ước không được săn bắt bừa bãi các loại chim, thú rừng, cá trên các sông suối. Trong cưới xin, ma chay, lễ hội… người dân phải thực hiện các nghi lễ theo đúng phong tục tập quán của dân tộc mình. Không cầu kì, tốn kém, tiếp tục truyền đặt lại cho con cháu những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Đặc biệt, người Xạ Phang tuân thủ nghiêm ngặt quy định về việc không được trộm cắp, không được gây mất đoàn kết giữa các gia đình, các dòng họ, không tham gia buôn bán và tàng trữ các chất ma túy...

Những luật tục này của người Xạ Phang không được quy ước thành văn bản mà chỉ bằng ý niệm, nhưng không vì thế mà chúng không có hiệu quả trong đời sống của họ. Chính bản thân mỗi người Xạ Phang, từng thành viên trong gia đình và cộng đồng của họ tuân theo. Các luật tục có nội dung dễ hiểu, dễ nhớ. Nếu ai vi phạm các luật tục của bản sẽ bị trừng phạt. Ai cố tình làm trái với quy ước, luật tục chung của bản thì phải chịu hình phạt nặng nhẹ tùy theo mức độ vi phạm.

bài liên quan
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội đình Vạn Ninh năm 2024

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội đình Vạn Ninh năm 2024

Theo Cổng Thông tin Thành phố Móng Cái, ngày 19/2, TP Móng Cái (Quảng Ninh) long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định, trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc lễ hội đình Vạn Ninh năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát huy sáng tạo, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát huy sáng tạo, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa

Chiều qua - 31/1, thăm, chúc Tết cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhà trường khơi dậy, phát huy sức sáng tạo, trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ tri thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, giảng viên, học viên, đóng góp công sức, trí tuệ nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.
Người đặt nền móng cho một nền văn hóa dân tộc

Người đặt nền móng cho một nền văn hóa dân tộc

Khi bàn về văn hóa chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Trãi, một thiên tài lỗi lạc về quân sự, ông đã giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng Tổ Quốc độc lập và thống nhất.
Mù Cang Chải: Văn hóa truyền thống - điểm nhấn du lịch cộng đồng ngày càng được gìn giữ và phát huy

Mù Cang Chải: Văn hóa truyền thống - điểm nhấn du lịch cộng đồng ngày càng được gìn giữ và phát huy

Những năm gần đây, phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng đã được huyện Mù Cang Chải chú trọng, định hướng phát triển làm điểm nhấn trong các hoạt động du lịch, tạo sức hút, hấp dẫn du khách đến với huyện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Thưởng thức ngày hội "Hương sắc vùng cao 2016" tại Hà Nội

Thưởng thức ngày hội "Hương sắc vùng cao 2016" tại Hà Nội

Ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 21-23/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY