Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 36 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 36 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 36°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 36°C

Nhà văn Kim Dung: “Ba lần hôn nhân và một cuộc tình trong bóng tối”

Văn hóa
04/11/2018 16:28
Thu Thủy
aa
Toàn bộ tình sử của Kim Dung có thể gói gọn là “Ba lần hôn nhân và một cuộc tình trong bóng tối”.


Từ câu Kim Dung từng nói: “Nhân bất phong lưu uổng thiếu niên” (Ai không phong lưu thì uổng phí tuổi trẻ); người ta đi sâu tìm hiểu qua người thân, bạn bè của Kim Dung thì mới biết: thời trẻ nhà văn này là một “cao thủ tình trường”. Toàn bộ tình sử của Kim Dung có thể gói gọn là “Ba lần hôn nhân và một cuộc tình trong bóng tối”.

Nhà văn, nhà báo, chính trị gia Kim Dung
Nhà văn, nhà báo, chính trị gia Kim Dung

Tên tuổi Kim Dung thực sự nổi tiếng bởi là người đại diện kiệt xuất của dòng tiểu thuyết võ hiệp hiện đại, được gọi là tác gia “Thái Sơn Bắc Đẩu” của dòng tiểu thuyết này. 15 bộ tiểu thuyết của ông viết từ năm 1955 đến 1972 đã được dịch ra mấy chục thứ tiếng và hầu hết được dựng thành phim nhựa, phim truyền hình, được chiếu trên khắp thế giới; tiêu biểu là các phim “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu đại hiệp”, “Lộc đỉnh ký”, “Tiếu ngạo giang hồ”… được biết đến rộng rãi ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam với nhiều bản phim được dựng trong nhiều thời kỳ, bởi nhiều đạo diễn nổi tiếng.

Năm 1959, Kim Dung sáng lập ra tờ Minh Báo ở Hongkong, năm 1989 tuyên bố từ chức Xã trưởng (Giám đốc), năm 1993 thôi giữ chức Chủ tịch và bán Tập đoàn Minh Báo cho Vu Phẩm Hải.

Năm 1972, sau khi tuyên bố “phong bút” (nghỉ viết tiểu thuyết), ông chuyển qua hoạt động chính trị. Năm 1973, ông nhận lời mời của chính phủ Đài Loan, sang thăm và gặp gỡ “Tổng thống” Tưởng Kinh Quốc.

Sau khi Trung Quốc Đại Lục kết thúc “Cách mạng Văn hóa” (1976), Kim Dung nhiều lần về Đại Lục thăm và gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương.

Năm 1985, khi Hongkong thành lập Ủy ban soạn thảo Luật cơ bản Hongkong, Kim Dung được tiến cử là ủy viên và được giao phụ trách Tổ thể chế chính trị. Năm 1995 ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Đặc khu hành chính Hongkong; năm 2009 được suy tôn làm Phó chủ tịch danh dự Ủy ban toàn quốc Hội Nhà văn Trung Quốc khóa 7.

Trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung có rất nhiều câu chuyện tình được thêu dệt và cả những ân oán tình thù, thế nhưng ông rất “kỵ” khi nói về chuyện tình yêu và hôn nhân của bản thân. Chỉ một lần, khi trả lời phỏng vấn, ông buột miệng than thở: “Hôn nhân của tôi không lý tưởng! Tôi đã ly hôn khá nhiều lần!”. Đó có lẽ là điều không như ý nhất của bậc “võ lâm minh chủ”này.

Chuyện tình yêu và hôn nhân của Kim Dung chính vì luôn được “kiêng kỵ” nói tới nên càng trở nên thần bí. Từ những tiết lộ ít ỏi và rời rạc của Kim Dung khi đã về già, đặc biệt là câu nói của ông “Nhân bất phong lưu uổng thiếu niên” (Ai không phong lưu thì uổng phí tuổi trẻ); người ta đi sâu tìm hiểu qua người thân, bạn bè của Kim Dung thì mới biết: thời trẻ nhà văn này là một “cao thủ tình trường”. Toàn bộ tình sử của Kim Dung có thể gói gọn là “Ba lần hôn nhân và một cuộc tình trong bóng tối”; trong đó tình yêu vô vọng với minh tinh Hạ Mộng đã ám ảnh ông suốt cả cuộc đời.

Cuộc hôn nhân đầu tiên với Đỗ Dã Phân – người đẹp nghiêng thành

Cuộc hôn nhân đầu tiên của Kim Dung là “Mùi hương hoang dã” họ Đỗ - một phụ nữ có sắc đẹp lay động lòng người, thường được gọi là “Đỗ tứ nương”. Việc hai người gặp gỡ, quen biết nhau là cả một câu chuyện lý thú, Năm 1947, Kim Dung làm ở “Đông Nam nhật báo” Hàng Châu, phụ trách phụ trang hài hước.

Kim Dung và Dã Phân, người vợ đầu tiên
Kim Dung và Dã Phân, người vợ đầu tiên

Một lần, chuyên mục “Tiến sĩ Mắt Híp trả lời” đăng câu hỏi của bạn đọc: “Mua vịt như thế nào mới là ngon?”. Tiến sĩ Mắt Híp trả lời “Cổ cứng là vịt khỏe mạnh, lông nhiều và dày chắc chắn là vịt béo!”. Nào ngờ, Đỗ Dã Thu, một bạn đọc ở Hàng Châu xem xong viết thư trêu chọc: “Tiến sĩ Mắt Híp, ông nói vịt nhiều lông mới ngon, vậy sao vịt bán ở Nam Kinh không có sợi lông nào mà ăn rất ngon?”. Tiến sĩ Mắt Híp trả lời: “Các hạ nói rất đúng, chắc là người rất thú vị, mong có dịp hân hạnh diện kiến để đàm đạo cho thỏa”. Đỗ Dã Thu trả lời: “Ngày nào cũng rảnh, mong được tiếp chuyện”.

Một chiều cuối tuần, quả nhiên Kim Dung tìm đến Đỗ gia. Tại đây chàng nhà báo trẻ đã gặp được tiểu thư 17 xuân xanh nhà họ Đỗ - Dã Phân là em gái Dã Thu. Vẻ trẻ trung, xinh đẹp, thông minh, hóm hỉnh của Dã Phân đã “đốn ngã” trái tim Kim Dung. Hôm sau ông mua vé kịch mang tới mời cả nhà nàng đi xem. Sau hôm đó, Kim Dung trở thành khách thường xuyên của Đỗ gia và sa vào lưới tình cùng tiểu thư nhà này. Một năm sau, họ tổ chức lễ thành hôn.

Năm 1948, Kim Dung chuyển sang Hongkong sống và làm việc, Dã Phân đi theo. Cuộc sống ở một đô thị mới lạ lẫm khiến cô rất khó thích ứng, lại thêm Kim Dung bận bịu công việc tối ngày không có thời gian ở bên vợ nên tình cảm giữa hai người dần trở nên xa cách, cuối cùng họ làm thủ tục ly hôn, Dã Phân một mình quay về Đại Lục. Có tin đồn hai người chia tay nhau do Dã Phân ngoại tình. Về điều này, Kim Dung luôn im lặng; mãi đến năm 74 tuổi, ông mới nói thật với một phóng viên: “Bây giờ thì chẳng ngại phải nói thật: người vợ đầu tiên đã “Betrayed” (phản bội) tôi”.

Chu Mai, người vợ tính cách cương cường

Nhân vật Triệu Mẫn trong “Ỷ thiên đồ long ký” xinh đẹp tuyệt luân, thông minh lanh lợi, trí dũng song toàn. Kim Dung đã gửi gắm hình ảnh của người vợ thứ hai Chu Mai và tình cảm của ông với nàng vào nhân vật này.

Năm 1956, Kim Dung kết hôn với nữ ký giả Chu Mai kém ông 11 tuổi. Chu Mai trẻ trung xinh đẹp, thông minh giỏi giang, biết ngoại ngữ, là một nữ ký giả có tố chất văn hóa rất cao. Thời kỳ đầu mới lập ra tờ Minh Báo, Chu Mai giúp ông rất nhiều, họ thực sự là cặp vợ chồng “cùng chung hoạn nạn”. Kim Dung dành mọi tâm huyết vào cho công việc. Chu Mai ngoài việc chăm con, hầu như ngày nào cũng nấu nướng mang cơm tới đảo Hongkong cho chồng. Về sau Chu Mai còn làm biên tập chính của tòa soạn. Để giúp cho Minh Báo phát triển, bà đã bán cả đồ trang sức của bản thân. Nhưng sau này khi sự nghiệp của Kim Dung thành công thì cuộc hôn nhân giữa họ lại xảy ra vết nứt. Chu Mai giỏi giang nhưng cố chấp, hai người thường tranh cãi vì công việc của tòa báo; Kim Dung cảm thấy mình bị xúc phạm, chán chường quay ra tìm niềm vui bên người phụ nữ khác… Sau một thời gian không thể hàn gắn được, họ đã quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân “cùng chung hoạn nạn” đó.

Nhiều tài liệu nói cuộc hôn nhân của họ tan vỡ bởi sự xuất hiện của “người thứ ba” Lâm Di Lạc – sau này trở thành vợ thứ ba của Kim Dung. Năm 1976, Kim Dung phải lòng rồi ngoại tình với Lâm Di Lạc, một nữ nhân viên quán ăn, mua nhà riêng sống cùng nàng rồi chủ động đề nghị ly hôn với Chu Mai. Người con trai cả 19 tuổi Tra Truyền Hiệp khuyên can bố đừng ly hôn mẹ không được đã nhảy lầu tự vẫn, nhưng Kim Dung vẫn quyết chia tay Chu Mai để cưới Lâm Di Lạc kém ông 29 tuổi làm vợ.

Ngày 8/11/1998, Chu Mai qua đời vì bệnh lao phổi tại Hongkong ở tuổi 63. Làm thủ tục báo tử cho bà không phải Kim Dung – người chồng cũ, cũng chẳng phải một trong số 3 người con (1 trai, 2 gái) của hai người, mà là người của bệnh viện. Cảnh ngộ thê lương lúc cuối đời của bà khiến người ta thương cảm. So với Triệu Mẫn trong tiểu thuyết, số phận của Chu Mai thật đáng thương.

Có tài liệu viết, khi thấy Chu Mai cuối đời sống cô đơn khổ cực, Kim Dung muốn giúp đỡ, bảo con trai tới chăm sóc, nhưng bà kiên quyết khước từ. Sau khi Chu Mai qua đời, trả lời phỏng vấn của nhà báo, Kim Dung thổ lộ ông cảm thấy rất áy náy: “Tôi rất có lỗi với Chu Mai. Tôi là người chồng không thành công vì đã bỏ vợ; có một người trong lòng tôi luôn thấy rất có lỗi. Nay bà ấy đã qua đời, tôi rất buồn”.

Lâm Di Lạc – người vợ trẻ từ khoản tiền “bo” 10 dollar Hongkong

Bà vợ thứ ba Lâm Di Lạc là mối nhân duyên vong niên của Kim Dung. Người phụ nữ xuất thân tiếp viên nhà hàng kém ông 29 tuổi này cuốn hút và “trói buộc” trái tim Kim Dung bằng vẻ trẻ trung, xinh đẹp và sự thông tuệ. Hai người quen nhau từ “khoản tiền bo 10 HKD”. Chuyện kể rằng, một hôm Kim Dung đến nhà hàng dùng bữa, Lâm Di Lạc khi đó là tiếp viên của nhà hàng mới 16 tuổi nhưng ham đọc sách, nhận ra vị thực khách luống tuổi chính là Kim Dung, người cô rất hâm mộ, liền ngồi trò chuyện cùng ông mấy câu. Khi thanh toán, Kim Dung đã “bo” cho cô gái trẻ này 10 HKD, nào ngờ bị cô từ chối. Lâm Di Lạc nói, Kim Dung là văn nhân, dùng ngòi bút kiếm tiền rất vất vả, 10 HKD là một khoản tiền không nhỏ nên cô không dám nhận. Kim Dung không ngờ cô gái đẹp này còn trẻ mà đã biết nói ra những lời đó nên rất cảm động; hai người liền kết bạn với nhau rồi dần dà chuyển thành tình yêu dù tuổi tác rất chênh lệch.

Kim Dung và Lâm Di Lạc, người vợ thứ ba
Kim Dung và Lâm Di Lạc, người vợ thứ ba

Sau khi chuyện hai người mua nhà sống chung bị bại lộ, Kim Dung chia tay Chu Mai rồi kết hôn với Lâm Di Lạc. Lâm Di Lạc tính cách cởi mở, chăm sóc Kim Dung rất chu đáo. Khi được hỏi về cuộc hôn nhân này, ông thẳng thắn: “Bà ấy luôn nhường nhịn tôi. Khi bà ấy nổi nóng thì tôi cố nhịn không đáp lại. Mối quan hệ với bà ấy không rất thành công, nhưng cũng không quá thất bại, cũng giống như mọi cặp vợ chồng khác”.

Lâm Di Lạc trẻ đẹp và thông minh, rất nhiều người ngầm gọi bà là “Tiểu Long nữ”. Bà rất khéo chăm lo ông từ bữa ăn đến giấc ngủ, không cho phép ông đi ra ngoài ăn, ông cũng vui vẻ chấp nhận sự “kiềm tỏa” này của bà. Đặc biệt, bà còn chăm lo nuôi dạy chu đáo cả 3 người con riêng của chồng, coi họ như con đẻ; bà Chu Mai dù trong lòng rất hận Lâm Di Lạc nhưng cũng không thể chê trách bà được gì về điều này.

Hạ Mộng – “Người tình trong mộng” có duyên không phận

Kim Dung quen biết Hạ Mộng từ trước khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai cùng Chu Mai. Khi đó ông mới ngoài ba mươi, vẻ đẹp đầy cuốn hút của minh tinh màn bạc Hạ Mộng nhỏ hơn 9 tuổi, người được gọi là “Audrey Hepburn phương Đông” khiến trái tim ông xáo động dữ dội. Để được thường xuyên nhìn thấy nàng, ông đã xin vào làm biên kịch ở Công ty điện ảnh Trường Thành nơi Hạ Mộng đầu quân. Sau khi gia nhập Trường Thành, ông lấy bút danh là “Lâm Hoan”. Để chiếm được tình cảm của Hạ Mộng, ông rất chăm chỉ làm việc. Chỉ trong vòng 3 năm, ông đã lần lượt viết mấy kịch bản phim “Tuyệt đại giai nhân”, “Lan Hoa Hoa”… được coi là nhà biên kịch có sức viết phi thường.

Kim Dung và Hạ Mộng
Kim Dung và Hạ Mộng

Kim Dung khổ sở dụng tâm vì Hạ Mộng, nhưng tiếc thay, nàng khi đó lại là “hoa đã có chủ” chẳng hề đáp lại, ông chỉ đành thầm yêu trộm nhớ đơn phương. Ít lâu sau, thấy không chiếm được trái tim người đẹp, ông rời khỏi Trường Thành và hoàn thành tác phẩm võ hiệp “Thần Điêu hiệp lữ” (hay Thần Điêu đại hiệp) trong tâm trạng đau khổ. Những bạn đọc tinh ý có thể nhận thấy từng điệu cười, từng cái nhíu mày của Tiểu Long Nữ trong “Thần Điêu hiệp lữ” đều được ông “sao chép” từ Hạ Mộng.

Ba cuộc hôn nhân của Kim Dung đều khiến người ta cảm thấy ông sống trong tiểu thuyết; nhưng tin rằng cuộc tình thất vọng nhất của ông chính là mối tình thầm kín với Hạ Mộng. Sau khi Hạ Mộng qua đời, tình cảm đẹp đẽ mà ông giành cho bà vẫn sống mãi…

Hạ Mộng đóng phim từ khi 17 tuổi, cả đời bà đóng cả thảy hơn 40 phim. Hạ Mộng là nghệ danh mà bà tự đặt cho mình theo tên vở kịch “A Midsummer Night’s Dream” (Giấc mộng đêm Hè) của đại văn hào người Anh William Shakespeare. Là minh tinh hàng đầu của Công ty điện ảnh Trường Thành, các tác phẩm do Hạ Mộng thủ vai chính đã nổi tiếng ở cả hai bên bờ eo biển Đài Loan lẫn Hongkong, Macao. Đầu những năm 1960, ở Thượng Hải từng lan truyền câu “Tam thiên tam dạ cầu nhất dạ” với ý, người ta sẵn sàng xếp hàng 3 ngày 3 đêm để mua bằng được chiếc vé xem bộ phim “Tân hôn đệ nhất dạ” (Đêm đầu tiên sau hôn nhân) do Hạ Mộng sắm vai chính. Hạ Mộng cùng với Thạch Huệ, Trần Tư Tư được coi là “Trường Thành tam công chúa”. Rất nhiều phim do Hạ Mộng thủ vai đều trở thành phim ăn khách nhất một thời như “Cấm hôn nhân”, “Ngọt ngào”, “Mộng ban ngày”…

Khác với nhiều minh tinh, cuộc đời Hạ Mộng rất ít scandale, chuyện “dật sự” duy nhất của bà được lan truyền rộng rãi là tin đồn về việc Kim Dung yêu đơn phương bà. Để theo đuổi, cố chiếm được trái tim người đẹp, Kim Dung đã viết kịch bản phim “Tuyệt đại giai nhân” cho Hạ Mộng theo kiểu “đo ni đóng giày”. Ông còn ví Hạ Mộng với Tây Thi khi nói: “Tây Thi đẹp thế nào chẳng ai nhìn thấy, tôi nghĩ nàng phải đẹp như Hạ Mộng thì mới danh bất hư truyền”. Thậm chí, ông còn lấy Hạ Mộng làm nguyên mẫu để tạo ra các mỹ nhân thần tiên như Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên. Theo người trong giới giải trí đương thời, các nhân vật nổi tiếng trong làng điện ảnh thời đó như Hàn Phi, Sầm Phạm… đều từng theo đuổi Hạ Mộng, nhưng nàng đã kết hôn với thương gia Lâm Bảo Thành khi mới 21 tuổi và thủy chung đến cùng, hai người hạnh phúc bên nhau suốt hơn nửa thế kỷ.

Hạ Mộng không thể nào không biết sự ngưỡng mộ, si mê mà Kim Dung giành cho mình, nhưng thái độ của bà là: không chấp nhận, không cự tuyệt, giữ sự ấm áp, không bày tỏ thái độ rõ ràng. Bà cũng biết mình và Kim Dung có rất nhiều điểm không hợp. Ví dụ Kim Dung thiếu khí chất anh hùng mã thượng, (điều mà bà đã tìm thấy ở Lâm Bảo Thành), lại có tư tưởng nam quyền, không chấp nhận vợ mạnh hơn mình (điển hình là trong quan hệ với Chu Mai); trong khi Lâm Bảo Thành thì cả đời lặng lẽ tin tưởng, đứng sau hỗ trợ vợ. Mặt khác, tài hoa của Kim Dung rất hữu ích với bà, giúp bà bay bổng trong sự nghiệp; vì vậy bà không hề muốn làm ông tổn thương.

Lúc đã về già, khi được hỏi có biết mình là người trong mộng mà Kim Dung thầm yêu trộm nhớ cả đời không? Hạ Mộng trả lời: “Tôi rất ít liên hệ với Kim Dung, đừng nói đến chuyện ghê gớm như vậy chứ”. Hỏi: bà có biết mình là nguyên mẫu của Tiểu Long Nữ, Vương Ngữ Yên không? Hạ Mộng đáp, tôi chưa từng hỏi ông ấy về điều này!

Thật kỳ lạ, Hạ Mộng qua đời ngày 30/10/2016 còn Kim Dung từ trần cùng ngày cùng tháng sau 2 năm – một sự trùng hợp kỳ thú!.

bài liên quan
Tạp chí Nhà văn & cuộc sống – Một địa chỉ “đỏ” của giới cầm bút

Tạp chí Nhà văn & cuộc sống – Một địa chỉ “đỏ” của giới cầm bút

Tạp chí Nhà văn & cuộc sống là một ấn phẩm có uy tín của giới văn chương và là địa chỉ "đỏ" của giới cầm bút.
Người kép già

Người kép già

Ấn phẩm “Người kép già” do NXB Đông A ấn hành là tuyển tập truyện ngắn và vừa của nhà văn Kim Lân, bao gồm 18 tác phẩm nổi tiếng cùng minh họa của họa sĩ tên tuổi - Thành Chương.
Kỷ niệm với hai người văn vừa khuất

Kỷ niệm với hai người văn vừa khuất

Hôm 22/11, một ngày 2 người văn ra đi. Một nhà thơ - Nguyễn Xuân Sanh và một dịch giả - Đoàn Tử Huyến. Cả hai ông tôi đều quen, mặc dù họ hơn tôi rất nhiều tuổi.
Tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du

Tái hiện cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du

Tối ngày 26.9, Tỉnh ủy, HĐND - UBND - UBMTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Huy Thiệp: Cái nghiệp văn chương nó vận vào kinh lắm

Nguyễn Huy Thiệp: Cái nghiệp văn chương nó vận vào kinh lắm

Một chiều mùa hạ, tôi cùng nhà thơ của “Phồn Sinh”, PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu đến thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn của “Tướng về hưu” nằm nghiêng, mặt hướng về phía trong. Hai chiếc quạt chạy đều đều. Nguyễn Linh Khiếu và tôi, ngồi bệt xuống bên nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Linh Khiếu, chỗ thân tình với nhà văn, ngồi bóp chân cho ông. Ông không may bị tai biến, từ đầu tháng 3/2020.
Tranh cãi xuyên thế kỷ về thân thế đại văn hào Shakespeare

Tranh cãi xuyên thế kỷ về thân thế đại văn hào Shakespeare

Nhà thơ, nhà viết kịch kiêm diễn viên William Shakespeare với các tác phẩm kinh điển về thân phận và tình yêu như Hamplet, Romeo và Jullyet... thường được gọi là “nhà thơ quốc dân của Anh” và được xem là một trong những nhà viết kịch vĩ đại nhất mọi thời đại. Song, cuộc đời ông đến nay vẫn là một chủ đề còn gây nhiều tranh cãi.
Mới nhất
Đọc nhiều
Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Triệt phá đường dây vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia, thu giữ hơn 180 bánh Heroin

Lực lượng chức năng Công an TP. HCM vừa phát hiện, triệt phá thành công đường dây vận chuyển trái phép 184 bánh ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Đài Loan, Trung Quốc.
Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý người chưa thành niên phạm pháp

Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.