Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Nguyễn Huy Thiệp: Cái nghiệp văn chương nó vận vào kinh lắm

Văn hóa
13/09/2020 15:19
Ngô Đức Hành
aa
Một chiều mùa hạ, tôi cùng nhà thơ của “Phồn Sinh”, PGS. TS. Nguyễn Linh Khiếu đến thăm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn của “Tướng về hưu” nằm nghiêng, mặt hướng về phía trong. Hai chiếc quạt chạy đều đều. Nguyễn Linh Khiếu và tôi, ngồi bệt xuống bên nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Linh Khiếu, chỗ thân tình với nhà văn, ngồi bóp chân cho ông. Ông không may bị tai biến, từ đầu tháng 3/2020.


Đến thăm “Tướng về hưu”

Tôi vừa nghe chuyện nhà văn, vừa cố gắng “tua” lại các mảnh ghép còn nhớ, thời mới 26 tuổi. Thời mà, đời sống văn chương quá ư sống động. Thời mà, cứ đến ngày “ra báo”, không chỉ người yêu văn chương mà rộng rãi bạn đọc đều chờ đợi truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trên tờ Văn Nghệ, cơ quan của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhớ lại thời Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tuyên bố đổi mới, không dễ quên. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp hơn tôi 10 tuổi, lúc ấy ông 36 tuổi, tròn ba giáp. Phải đổi mới vì đời sống kinh tế xã hội 10 năm sau ngày giải phóng đất nước quá thê thảm, trăm thứ khổ. Sau đám tang người mẹ, năm 1987, Nguyễn Huy Thiệp ngồi viết truyện “Tướng về hưu”. Đám tang trong truyện y hệt đám tang mẹ ông, ông kể.

Anh355.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp gửi bản thảo cho báo Văn Nghệ khoảng tháng 4/1987. Biên tập viên bấy giờ là nhà văn Ngô Ngọc Bội nhận bản thảo. Báo Văn Nghệ in truyện này ngày 20/6/987 (gộp ba số 24, 25, 26 lại thành một số). Trong truyện, nhà văn Ngô Ngọc Bội sửa chữ “tếu” thành chứ “láo” trong câu thoại: “Cái Vy hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?”. Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”.

Thời gian này, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sau thời gian dạy Bổ túc công nông ở miền núi Sơn La mới chuyển về Hà Nội, làm một nhân viên quèn ở Công ty Sách - Thiết bị trường học (Bộ Giáo dục, bây giờ là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khi đó ông chưa có tên tuổi gì ở trên văn đàn, chưa có tâm thế và sự cả gan để mắng câu thơ “đường ra trận mùa này đẹp lắm” của Phạm Tiến Duật là “láo” được (Phạm Tiến Duật cũng là thần tượng trong thời trẻ của thế hệ thanh niên hồi ấy).

Bản thảo truyện “Tướng về hưu” viết tay, sau này được họa sỹ Bùi Xuân Phái viết chữ sơn dầu trên bìa màu xanh, hiện lưu giữ trong bộ sưu tập của gia đình ông Phạm Văn Bổng, ở số nhà 93 Hàng Buồm, Hà Nội. Sau đó, “Tướng về hưu” xuất ngoại lập tức được in trên tạp chí Đoàn Kết số 395 tháng 10/1987 của Hội Người Việt Nam tại Pháp do Trần Hải Hạc và Bạch Thái Quốc chuyển đi, sau này được Kim Lefevre dịch và in trên tạp chí Les Temps Modernes số 512 tháng 3/1989 (tạp chí này do Jean-Paul Sartre và Simone De Beauvoir chủ trương).

35 năm đã qua, truyện “Tướng về hưu” được một số người coi là mốc đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học ở Việt Nam. Nói như lời mẹ Teresa, Nobel Hòa bình năm 1979 “Tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế”; truyện “Tướng về hưu” ngoài việc “cập thời vũ” (mưa đúng lúc), hợp về thời gian lịch sử, nó đã làm được hai việc rất quan trọng, đáng gọi là “đổi mới” ở trong văn học:

Về hình thức, đây là tác phẩm đặc sắc có tính chất “bạo động” về ngôn ngữ (khái niệm bạo động về ngôn ngữ được nhà văn Nguyễn Huy Thiệp dùng để chỉ chung cho cả một thế hệ nhà văn đổi mới cùng thời với ông). Trước đổi mới, văn học chỉ có một giọng điệu mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gọi là “văn học minh họa”.

Về nội dung, đây là tác phẩm đặc sắc đưa được “đạo” vào nội dung tác phẩm văn học. “Đạo” đây nên hiểu là con đường tự nhiên, con đường thoát hiểm, con đường sống sót, con đường hi vọng. Nó là trăm ngàn sắc thái trong cuộc sống bình thường của con người ta như sinh, lão, bệnh, tử, ái, ố, hỉ, nộ, dục, ưu, lạc... Theo nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, dấu hiệu nhận biết đầu tiên của “đạo” là nụ cười, sau đó là những biểu hiện của tình yêu thương với lòng chẳng nỡ, tính nhân văn...

Lê Quý Đôn từng nói: “Văn chương có đạo thì thịnh, không như thế thì suy”. Văn học hướng về sự sống, “mang khuynh hướng lý tưởng và khuynh hướng duy tâm” (di chúc văn chương của Alfred Nobel) chứ không phải là văn chương vô thần, cổ vũ hoặc ngụy biện cho tinh thần thực dụng, bạo lực, cho chiến tranh, cho khủng bố (dù với tính chất gì đi nữa).

Trong mối tương quan với các truyện khác, “Tướng về hưu” chưa phải là truyện “đổi mới” triệt để của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện vẫn còn có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của “người kể chuyện”. “Đổi mới” dứt khoát trong tác phẩm của ông phải là truyện “Không có vua”, sau đó là“Con gái thủy thần”, “Những người thợ xẻ”, bộ ba truyện giả lịch sử “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết”- (thực chất bộ ba truyện này là truyện bịa đặt lịch sử).

Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, phù hợp với hoàn cảnh mới. Tất cả đều diễn ra trong “dịch”, trong dòng chảy lịch sử. Phản ứng lại kiểu gì với nó cũng chỉ là “chạy ngược trên chiếc thuyền xuôi”, không phải là phản ứng tích cực. Điều quan trọng là hòa nhập, đồng thuận được với hoàn cảnh.

Đổi mới có nhiều cách, nhiều “cảnh giới”. Theo Nguyễn Huy Thiệp, đầu tiên phải là phá vỡ cái cũ, giống như khoan cắt bêtông, giải phóng mặt bằng, rất khó chịu, thậm chí bất công và lộn xộn. Đổi mới với ý thức xây dựng một cơ sở mỹ học mới từ ngay trong thực tế nội tình văn học ở trong nước là điều quan trọng nhất. Nó hợp thời: “Tác hữu trần sa hữu/Vi không nhất thiết không” (Có thời có tự mảy may/Không thời cả thế gian này cũng không). Đó là điều mà các thế hệ nhà văn đổi mới trong gần 35 năm qua đã làm được. Không nên coi là sai - đúng, chỉ biết rằng nó đã diễn ra, nó sống, nó tồn tại.

“Văn học thật sự luôn hướng về chân - thiện - mỹ, luôn giữ gìn được bản sắc dân tộc và tìm đến sự hòa nhập trong thế giới văn minh”, quan niệm thánh thiện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Trong câu chuyện chiều hè, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói chuyện về trường ca “Phồn Sinh” của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu mà ông đã kịp đọc trước khi bị tai biến; về Nguyễn Du, Xuân Diệu và cái “nghiệp” văn chương... và vùng đất Hà Tĩnh quê hương tôi, mà ông gọi là “ghê đấy”.

Thật khó hình dung một nhà văn “kỳ tài” (cách gọi của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu), người đã từng cùng với một số nhà văn khác tạo ra “hiện tượng”, “địa chấn” trong đời sống văn chương những năm sau đổi mới bây giờ lại nằm đó. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nằm nghiêng, co chân, khóe mắt bên phải của ông có vết thương vừa khô và bờ hốc mắt còn bị thâm đen. “Ông vừa bị ngã từ trên giường xuống đất”, bà Phan Thị Tự Trang- phu nhân nhà văn cho biết.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Dù ốm vẫn mải mê về nghề viết

Kể từ sau khi bị tai biến, Nguyễn Huy Thiệp xọp đi. Gần 4 tháng qua ông bị sụt đến 10 kg, tức chỉ còn lại khoảng 45 kg. Theo chị Tự Trang, ăn vẫn ăn được, có điều đêm ông không ngủ được. Sau cú ngã sưng mặt cách đây vài hôm, gia đình đã không dám cho ông nằm trên giường. Với họa sỹ tài năng Nguyễn Phan Bách, con trai đầu của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì sau công việc bề bộn dìu bố tập đi. Đêm lại canh giờ dậy lo cho bố mình đi tiểu.

Bước vào tuổi 70 trước khi bị tai biến, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã bị vô số thứ, phải uống thuốc tiểu đường, hoạt huyết dưỡng não.... Tính ra, mỗi ngày mất một triệu đồng tiền thuốc, trong khi lương hưu nhà văn chỉ gần hai triệu đồng một tháng. Rất may, đầu óc Nguyễn Huy Thiệp mẫn tiệp. Chỉ có tiếng nói là có lúc không tròn vành, rõ chữ. Ông nói mải mê về nghề viết.

“Cái nghiệp văn chương nó nặng lắm. Nguyễn Huy Thiệp cũng như nhiều anh, chị từng mắc bệnh kiêu ngạo, tinh vi... Văn chương không cần thế, lương tâm trong sáng mới cần. Các ông nên đọc thêm về Thiền học. Mình làm việc vô tâm, không suốt ruột mới xuất hiện điều kỳ diệu. Trời có mắt đấy, không đùa được”, ông nói.

Dẫu mệt, nhưng nói về nghề văn, Nguyễn Huy Thiệp say sưa. Nghề là do con người chọn, nghiệp là nó tìm đến mình. Trong tâm linh, con người phải qua bao nhiêu kiếp nạn mới thành người, hiện hữu trên cuộc đời. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp rỉ rả thế, như trao trút tâm huyết. Ông kể chuyện Phật Thích ca, Chúa Giesu, những câu chuyện của các nhà hiền triết khác. “Hai ông phải hiểu kỹ về đạo đức nhé. “Đạo” là “con đường”; “đức” là “đức hạnh” - mục đích tìm kiếm trên con đường ấy. Phải giữ lương tâm mình mới thành công”, ông nói như căn dặn,

“Tôi đặt cái đẹp lên đầu gối, tôi thấy nó cay đắng quá và tôi nguyền rủa nó”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhắc lại câu nói này và ông nhận xét “rất hay”. Đúng thế, cái đẹp phải được đặt trong tâm hồn, đi ra từ tâm hồn mới lay thức con người. Có thế mới thành công và tránh được “nghiệp” trong cuộc đời cũng như trên trang viết.

bài liên quan
Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?
20 tác phẩm của nhà thơ Đỗ Toàn Diện được đưa vào sách thực hành tiếng Việt

20 tác phẩm của nhà thơ Đỗ Toàn Diện được đưa vào sách thực hành tiếng Việt

Nhà thơ Đỗ Toàn Diện, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, có đến gần hai mươi tác phẩm thơ được đưa vào sách giáo khoa (SGK) và sách thực hành tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.