Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Người vén bức màn bí ẩn của đạo Mẫu

Văn hóa
10/06/2020 10:04
Trần Nguyên Anh
aa
Giáo sư Ngô Đức Thịnh là người nổi tiếng trong giới nghiên cứu về đạo Mẫu, chẳng thế mà mỗi khi có sự kiện liên quan đến văn hóa Tam phủ, Tứ phủ, về hầu đồng thì các nhà khoa học, báo chí và cả đền phủ đều thường tìm đến ông.


Thế giới những người làm nghề hầu đồng, thường con nhang đệ tử theo hầu, oai phong nơi đền phủ, có người đi đâu thì dăm bảy đệ tử theo ngay.

Thế mà những việc trong đền phủ, có gì khó khăn liền bốc máy gọi cho giáo sư Ngô Đức Thịnh, từ chuyện bày biện thờ cúng ra sao, lại cả những bài chầu văn hay là nghi lễ hầu đồng làm sao cho phải. Những lần như thế, giáo sư lại tận tình chỉ bảo, góp ý. Có thể nói không ngoa là chẳng mấy “ông đồng bà cốt” ở Việt Nam lại không biết tới danh giáo sư Ngô Đức Thịnh.

Anh240.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh một đời nghiên cứu đạo Mẫu

Sở dĩ tôi biết nhiều những câu chuyện bên lề nghiên cứu của giáo sư đó là vì ông chính là thầy dạy chúng tôi lớp học thạc sĩ tại Viện Nghiên cứu Văn hóa ở Hà Nội. Khi tôi học thì thầy không còn làm viện trưởng nữa, chỉ toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu văn hóa dân gian, nhất là đạo Mẫu. Giáo sư đã đưa cả lớp chúng tôi đến các đền phủ để nghiên cứu các lễ hầu đồng. Những “ông đồng bà cốt” gặp thầy của chúng tôi chẳng khác gì gặp người nhà.

Ý thức cội nguồn dân tộc trong Ðạo Mẫu

Tất cả các lễ hội, các đền phủ lớn khắp đất nước Việt Nam, đều in dấu chân của giáo sư Ngô Đức Thịnh. Ông thích nhất là công việc điền dã, thực địa, tự mình mắt thấy tai nghe. Những chuyến đi của ông, cũng phong phú như những bài văn công đồng:

“Đền Sòng Sơn địa tiên vương mẫu

Chốn Phủ Giầy nổi dấu thiên hương”

GS.TS Ngô Đức Thịnh, sinh năm 1944 tại Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Ông nghiên cứu về đền phủ từ những năm 1980, cuốn “Hát văn” của Ngô Đức Thịnh xuất bản từ năm 1992, vào cái thời điểm mà hầu đồng hát văn vẫn bị xem là mê tín dị đoan. Thời kỳ đó, để nghiên cứu hầu đồng, ông đã phải tổ chức “hầu đồng chui”.

“Hầu đồng” như một hoạt động văn hóa với việc “đồng bóng” trục lợi vẫn có những khoảng sáng tối lẫn lộn. Có người quá sùng bái, cuồng tín, có người lại dị ứng cho rằng đồng cốt chỉ là mê tín dị đoan.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng cho biết, ông cảm thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, “vì Việt Nam có khoảng 7.000 đền phủ thờ đạo Mẫu trong cộng đồng, chưa kể các đền phủ tư nhân. Là một nhà khoa học thì không thể không công nhận sự thật khách quan ấy, không thể coi như nó không tồn tại, và buộc phải bắt tay vào nghiên cứu để cắt nghĩa vì sao các đền phủ lại phổ biến như vậy và vì sao đạo Mẫu lại có sức sống lâu bền như thế”.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh chỉ ra: “Tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân gian bước đầu đã chứa đựng được những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị thánh cai quản. Một tín ngưỡng bước đầu thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất”.

Người vén bức màn bí ẩn của đạo  Mẫu - ảnh 2

Các cuốn sách về đạo Mẫu của giáo sư Ngô Đức Thịnh rất được yêu thích

Người vén bức màn bí ẩn của đạo  Mẫu - ảnh 3

Ông đồng, bà cốt” - họ là ai?

Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nói với tôi: “Đa số các ông đồng bà cốt là những người gặp phải chuyện không may trong đời sống, có người bị bệnh tật, họ đến với hầu đồng là để tìm sự bình yên, tìm niềm vui, mong được thần thánh phù trợ cho mình”. Giáo sư cho rằng: “…lên đồng không phải là trạng thái bệnh lý, mà chỉ là trạng thái tâm sinh lý, là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt, ở đó các ông đồng, bà đồng chủ động tự đưa mình vào trạng thái ấy. Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy, giúp bà đồng, ông đồng giải tỏa nhiều ức chế tâm thần cũng chính là nguồn gốc của nhiều hiện tượng tâm sinh lý, như điên loạn, bệnh tật, kết tóc, cơ đày...” (Lên đồng - Hành trình của thần linh và thân phận).

Song hầu đồng không chỉ như thế, bởi ngày nay không hiếm những lễ hầu đồng tốn bạc tỷ và người hầu đồng chẳng mắc phải bệnh tật hay khó khăn gì tới mức phải hầu đồng!

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, hiện nay có 3 kiểu ông/bà đồng. Đầu tiên là những người có căn đồng số lính (do nghiệp gia truyền, nối dõi dòng tộc). Thứ tới là những người có căn số không phải do nối dõi nhưng do căn quả, bị cơ đầy cũng phải ra trình đồng mở Phủ. Cuối cùng là những “đồng đua, đồng đú” là người không có căn số coi lên đồng là một nhu cầu giải trí, giải tỏa...

Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Ngô Đức Thịnh từng hết sức bất bình với “đồng đua”, ông nói: “Theo tôi, nhiều đền phủ hiện đang bị biến dạng đi, theo hướng tiêu cực. Nhiều đền phủ chủ yếu mọc lên để con người vụ lợi, lợi dụng tiền bạc của người dân”.

Ước mong phát triển đạo Mẫu

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, sở dĩ gọi đạo Mẫu là vì: “Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có tất cả các yếu tố của một tôn giáo dân gian đó là các kinh sách (các bài văn), có hệ thống các vị thần, có các cơ sở thờ tự là các đền phủ, có những người con nhang đệ tử theo tôn giáo này”. Theo nhà nghiên cứu, “Hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “Tiền Phật, hậu Mẫu”.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Nếu đạo Phật, đạo Công Giáo, Đạo Lão là các tôn giáo từ nước ngoài đưa vào thì hệ thống các vị thần đạo Mẫu đều gắn với đất nước, con người Việt Nam. Có thể nói đạo Mẫu chính là tôn giáo hết sức độc đáo của người Việt Nam”. Giáo sư thống kê được “trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc”. Nhiều người anh hùng dân tộc được nhân dân thờ trong các phủ như Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng...

Nếu nhà thờ có các đức linh mục, chùa có các sư, có một hệ thống từ trung ương đến địa phương quản lý, thậm chí có giáo hội quốc tế, thì đạo Mẫu hầu như là một dạng tổ chức “tư nhân”, các ông đồng bà cốt đứng ra mở ra các phủ, thu tiền. Các điện thờ Mẫu hầu như không có các vị chức sắc trông nom, cũng chẳng ai có bằng cấp gì, chẳng có chứng nhận nào đối với năng lực khả năng của ông đồng bà cốt khi họ hành nghề. Tất cả chỉ là niềm tin trong sáng của người dân với họ.

Hầu đồng là một nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác ông đồng, bà đồng, là sự tái sinh hình ảnh các vị thánh. Những người hầu đồng được xã hội cho rằng họ có khả năng tiếp xúc với thần linh. Người dân đi hầu đồng nghĩ rằng nhờ có ông đồng bà cốt mà họ tiếp xúc được với thần linh. Song, thực tế có bao nhiêu ông đồng bà cốt tiếp xúc được với thần linh?

GS Ngô Đức Thịnh từng cảnh báo: “Có nhiều người tuy không có căn cốt đồng, nhưng cũng đua đòi lên đồng. Dân gian thường gọi những người này là “đồng đua”. Chính vì những đua đòi hay “giả say ăn tiền” ấy mà lên đồng đang phải chịu nhiều thành kiến”.

GS Ngô Đức Thịnh (1944-2020), nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa. Sau nghỉ hưu, ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Năm 2017, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Giáo sư là người có nhiều công trình nghiên cứu mang tính khai phá về đạo Mẫu, hầu đồng.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.