Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Người suốt 40 năm hành nghề “cứu sống” những cuốn sách cũ giữa lòng Sài Gòn

Văn hóa
28/11/2020 08:40
Tiểu Vũ
aa
Cuộc sống đã cướp đi của ông Rạng đôi chân khỏe mạnh nhưng bù lại ông lại có một đôi tay tài hoa. Chính nhờ đôi tay đó mà suốt 40 năm qua ông đã tự nuôi sống bản thân và theo đuổi đam mê cuộc đời với nghề phục hồi sách cũ. Giữa Sài Gòn hoa lệ và tấp nập, cái nghề của ông Giang được coi là của hiếm. Bởi cái nghề của ông đã lưu giữ lại quá nhiều kỷ niệm và điều tuyệt vời xung quanh những trang sách xưa cũ.


Anh212.

Ông Võ Văn Rạng là người cuối cùng hành nghề đóng, sửa sách cũ ở Sài Gòn.

Trong cuộc sống hối hả và hiện đại ngày nay, hàng loạt nghề đã từng rất thịnh hành ở Việt Nam có nguy cơ biến mất. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những con người luôn hoài niệm và hết mình gìn giữ nét xưa bằng niềm đam mê với nghề. Trong đó không chỉ là cuộc sống mưu sinh mà còn phản ánh những câu chuyện về cả một thế hệ, một thời đã qua của nhiều người Việt Nam. Những lời tâm sự, tấm lòng tâm huyết của người cuối cùng còn gắn bó với nghề xưa khiến chúng ta không khỏi khắc khoải.

Trọn đời bên những trang sách cũ

Nằm lọt thỏm trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (quận 3, TP HCM), căn nhà vừa là chỗ ở đồng thời cũng là tiệm đóng sách cũ của ông Võ Văn Rạng (60 tuổi). Hiện ông được xem là người duy nhất ở Sài Gòn còn gắn bó với nghề này.

Quay trở lại 60 năm trước, ông Rạng được sinh ra trong một gia đình công chức nghèo có 11 anh chị em. Bởi vậy, cuộc sống của tuổi thơ của ông Rạng cũng khá vất vả như bao gia đình Sài Gòn thời đó. Biến cố xảy đến với ông Rạng năm lên 2 tuổi khi một cơn sốt bại liệt đã cướp đi của ông đôi chân khỏe mạnh, khiến ông không thể đi lại bình thường như bao đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, điều đó chẳng thể ngăn được tinh thần hiếu học và nghị lực phấn đấu của cậu bé Rạng. Vượt qua sự thiệt thòi về cơ thể so với bạn bè cùng trang lứa, Võ Văn Rạng vẫn học hết lớp 12 trường Lasan Đức Minh năm 1978. Ông Rạng sau đó nộp đơn dụ thi trường Đại học Sư phạm TP HCM nhưng do sức khỏe yếu nên ông không thể tiếp tục theo đuổi giấc mơ đứng trên giảng đường sư phạm.

Và rồi cái duyên với nghề đóng sách, sửa sách cũ cũng từ đây mà theo ông suốt hơn 30 năm qua. Năm 15 tuổi, ông bén duyên với nghề nhờ xin được phụ việc vặt cho xưởng in của gia đình một người bạn học. Năm 1978, ông Rạng học xong lớp 12 nhưng không thi đại học. Từ đó, ông trở thành một nhân viên trong xưởng in của hợp tác xã làm nhiệm vụ may, đóng sách mới và sửa sách cũ khi có khách hàng.

"Cơn sốt bại liệt hồi nhỏ đã khiến chân phải của tôi bị tật nên không thể trở thành một thầy giáo dạy Văn như mơ ước. Thấy nghề đóng sách phù hợp với sức khỏe bản thân nên tôi chọn. Giờ đây nghĩ lại, tôi thực sự thấy nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Tôi không được dạy chữ thì cũng là sửa chữ, âu cũng là cái duyên…”, ông nhớ lại.

Việc may sách đòi hỏi kỹ thuật vô cùng khéo léo và sự tỉ mỉ của người làm nghề

Ông học nghề rồi làm thuê một vài nơi. Sau đó, kinh tế phát triển, các nhà sách lớn ra đời, những xí ghiệp in nâng cấp máy móc và đội ngũ đóng sách chuyên nghiệp nên tổ hợp đóng sách nơi ông làm giải thể. Ông về nhà mở tiệm đóng sách cho đến nay. Những năm 1980 - 1990, khi ngành in chưa phát triển, sách mới xuất bản còn ít, việc dành tiền để mua một cuốn sách mới còn khó khăn nên sách cũ được người đọc hết sức trân trọng, gìn giữ. Còn giờ đây, từ ngày có Internet, thói quen đọc sách giảm hẳn đi, khách của ông cũng vắng hơn.

Chính hoàn cảnh đất nước năm 90 đã giúp ông Rạng tồn tại được với nghề. Với tay nghề của mình, ông Rạng được nhiều người tin tưởng giao đóng những cuốn sách quý, sách cổ mà họ sưu tầm được. Trong số đó có nhưng cuốn từ điển hàng trăm năm tuổi, giấy đã mục. Nhiều tác phẩm văn học từ những năm 1970 với đầy đủ lời đề tựa và chữ ký của tác giả. Mỗi lần đóng những quyển sách quý ông lại có dịp được xem chúng. Nhờ vậy, kiến thức về sách của ông được mở mang hơn.

Tại tiệm của ông, ngoài những cuốn tự điển dày, những quyển sử ký còn có những cuốn sách theo ông rất hiếm và giá trị. Như cuốn “Văn Đàn Bảo Giám” của Trần Trung Viên in năm 1929 và “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim. Nhưng ông thích nhất những cuốn thơ cổ. Cũng từ đó ông biết thơ của Trần Nhân Tông, hoặc có dịp xem lại thơ của bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Công Trứ…

“Nghề của tôi không giàu nhưng ngược lại có những niềm vui không thể mua được. Thí dụ có những cuốn Kinh thánh từ Italia, Pháp… giấy rất mỏng và nát bươm, được các linh mục mang đến nhờ đóng. Hoặc những cuốn sách kỷ niệm của ba mẹ, con cháu mang đi đóng lại. Khi khách hàng nhận lại những cuốn sách được đóng bìa cẩn thận chắc chắn, ai cũng trầm trồ”, ông Rạng thổ lộ. Nhìn thấy niềm hạnh phúc, bàn tay nâng niu kỷ vật của khách hàng càng khiến ông Rạng thêm yêu nghề.

Tiền công đóng sách không cao, nhưng theo ông Rạng có nhiều điều thú vị khi gắn bó với nghề này. Chính vì sự cẩn thận chu đáo, khiến những cuốn sách giữ được nguyên trạng mà ông Rạng được nhiều khách hàng tìm đến khi cần.

“Nhà hội họa, nhà điêu khắc...”

Hàng chục năm nay, khi thời đại 4.0 ngày càng phát triển, nghề đóng sách cũ thủ công của ông đã không thể cạnh tranh nổi với máy móc. Thế nhưng ông Rạng chưa bao giờ có ý định từ bỏ “cái nghề đã cũ này”. Ông nhớ lại vào thời hoàng kim của nghề đóng sách thủ công, những năm trước giải phóng, ông có cơ hội được đóng cả những cuốn sách từ phương Tây.

Ông kể: “Sách của họ đẹp lắm. Mỗi cái bìa là một tác phẩm. Khi sách hỏng, họ phải tìm đến những người như tôi. Hồi ấy, khi sửa phải làm lại bìa y như bản cũ. Nghĩa là tôi phải khắc, chạm, đục khuyết tên sách, hoa văn, họa tiết trang trí trên bìa với chất liệu là giấy, da mạ vàng, ... Do đó, lúc ấy, người thợ đóng sách cũ cũng gần như là nhà hội họa, nhà điêu khắc”.

Hiện nay, yêu cầu của việc tân trang sách cũ đơn giản hơn với máy móc. Tuy nhiên, chưa một lần ông sử dụng sức mạnh công nghệ vào công việc của mình. Mọi công đoạn phục dựng sách cũ, ông đều làm thủ công.

Trong căn phòng làm việc bé xíu của ông, chiếc máy cắt giấy chạy bằng sức người là hiện đại hơn cả. Ngoài ra, hồ dán, keo dán, ... đều được ông tự chế. Ông giải thích, công việc của tôi là cố giữ nguyên giá trị của những cái đã cũ nên phải dùng những phương pháp “đã cũ” để làm. Bởi thế, những người tìm đến ông phần lớn là người yêu thích điều xưa cũ. Mỗi cuốn sách khách mang đến có ý nghĩa đặc biệt với họ và họ tin ông cũng yêu quý nó như mình.

Với những cuốn sách cũ do khách đem tới, tùy mức độ hư hỏng, ông có những cách phục chế khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết sách cũ đến tay ông đều đã ở tình trạng rất tệ, cần phải được phục chế gần như hoàn toàn.

Những trang sách cũ được phục hồi mang theo nhiều kỷ niệm, sự trân trọng, tình yêu của người khách hàng

"Sách cũ theo thời gian, bị rách, đứt chỉ, người ta mới đưa mình. Mình phải tháo ra từng trang, sau đó sắp xếp ngay ngắn, cái nào rách thì dán, bìa nào hư thì bồi bìa vô giữ bìa cũ lại. Tiếp đến là may sách, hoàn thành xong thì làm bìa cứng. Có khách thì họ kêu sách cũ bìa còn tốt, chỉ may lại giữ bìa cũ thì làm vậy hay hơn, giữ được kỷ niệm cho người ta nhiều hơn", ông Rạng kể.

May sách nghe có vẻ hơi lạ nhưng đó thật sự là việc mà ông Rạng đang làm hàng ngày. Để giữ những trang sách đã quá cũ, ông bắt buộc phải may từng trang lại với nhau rồi mới dán gáy sách.

Trước khi may, ông phải tháo trang, bìa để riêng, gỡ những miếng băng dính khách hàng tự dán để bảo quản. Những trang nào dán băng dính, ông phải bốc ra hết. Nếu để, khi may xong, quét hồ sẽ không tác dụng. Khi may phải thật cẩn thận do những trang sách thường mục và cũ. Nếu mạnh tay sẽ rách giấy, nếu lỏng tay thì sách dễ bị bung. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm đánh giá chất liệu sách, độ cứng từng trang sách của người thợ.

Theo ông Rạng, có khoảng bốn kỹ thuật may để may sách. Ông thường may theo cách lần theo mối cũ và cưa sóng để tạo rãnh, định hình cho đường may. Trong quá trình may, ông phải luôn để ý số trang từng trang một. Ông bảo: “Điều này rất quan trọng, bởi nếu sắp không đúng sẽ phải làm lại từ đầu.Vừa mất thời gian vừa bị khách hàng phàn nàn”.

Khi đã xong phần kim chỉ, một lớp hồ sẽ được quét dọc theo bề mặt gáy sách và để gió cho khô. Ông thường phơi gió, không dùng máy sấy.Ông cho rằng: “Đóng một quyển sách phải có thời gian, không nên vội.Vả lại, nếu sấy bằng máy thì độ bền của hồ sẽ không cao, dễ khô cứng và bong tróc”.

Trong lúc may trang, ông còn phải kiểm tra từng trang sách xem có tỳ vết hay lỗ thủng hay không. Nếu có, ông sẽ dùng giấy vá lại lỗ thủng. ông nói: “Việc vá lỗ thủng hay vết rách, có một nguyên tắc cần phải tuân thủ là chỉ vá những chỗ không có chữ”.

Sau khi may và quét hồ, ông sẽ xử lý bìa. Nếu ai muốn “khoác” cho quyển sách một chiếc bìa mới, thì ông sẽ đặt in một bìa mới. Còn ai muốn giữ bìa gốc thì ông sẽ xử lý, chỉn chu lại trang bìa và thêm bên ngoài một lớp giấy bảo vệ.

Ông Rạng nói rằng, để có thể theo đuổi được nghề đóng, sửa sách cũ này thì ngoài những yêu cầu cao về kỹ thuật, tính nhẫn nại, tỉ mỉ thì trên hết người làm nghề phải dùng cả tâm huyết của một người yêu sách, yêu nghề thì mới có thể làm được.

Khách hàng của ông thường là những người lớn tuổi, người kinh doanh sách cũ hoặc người sưu tập sách. Tuy nhiên, 5 năm trước, có một vị khách khiến ông nhớ mãi. Một cậu bé cấp 1 cùng cha đến nhờ ông Rạng sửa lại cuốn sách đã bị bung chỉ, những trang sách rời ra. Ông Rạng hỏi: “Sách này bây giờ xuất bản nhiều, sao không mua mới, giá mua còn rẻ hơn giá sửa”. Cậu bé trả lời: “Vì cuốn sách này là món quà cô giáo tặng, nên con muốn giữ”.

Trung bình mỗi ngày ông Rạng “chữa” được từ 3 đến 5 cuốn, tiền công từ 20.000 đến 50.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng. Ông không có vợ con nên nếu tiết kiệm thì mức thu nhập này cũng đủ duy trì cuộc sống.

Ông Rạng thường bắt đầu công việc của mình vào 8h sáng và nghỉ vào lúc 4 giờ chiều. Bởi vì thường xuyên phải dùng các ngón tay miết, giữ chặt các trang sách khi dán khiến các khớp ngón tay của ông Rạng bị đau. Để thả lỏng các khớp ngón tay và thư giãn đầu óc, ông thường chơi đàn ghi ta.

Lịch sử của nghề đóng, sửa sách cũ thủ công

Song hành cùng sự ra đời của sách, nghề đóng sách cũng đã tồn tại bấy lâu. Để bảo vệ một quyển sách từ thời Trung cổ, việc đóng sách đòi hỏi sự hội tụ của tất cả tinh hoa từ các ngành nghề, từ thuộc da, sản xuất giấy, kim hoàn, mộc, thêu thùa, hóa chất, hội họa và không ngần ngại sử dụng những dụng cụ y khoa, nha khoa, ấn loát…

Nghề đóng sách thủ công đã có từ những năm 1450 thời trung cổ. Khi đó, các thủ bản được thực hiện ở trong các thư viện hoàng gia, phục vụ cho tầng lớp quý tộc là chủ yếu. Các giấy đóng sách thủ công trước đó thường làm từ da bê. Các loại giấy này đều phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố là trắng, trong và mỏng. Màu sắc của giấy thời đó tất nhiên là không đa dạng như bây giờ, chủ yếu là màu xanh từ đá quý được xay mịn ra hoặc màu vàng từ vàng cát, màu đỏ từ sâu sống trong rừng.

Hiện nay những cuốn sách được đóng từ thời trung cổ vẫn được gìn giữ, tuy nhiên đã được phục chế. Những cuốn sách cổ này phần lớn bị mất gáy, được nói lại bằng chỉ với bìa mới. Tất cả các đường gân được thêu bằng tay, bọc toàn bằng da. Một trong những cuốn sách được đóng thủ công lâu đời nhất, nổi tiếng nhất là cuốn Thánh kinh đầu tiên của Hà Lan.

Tại Việt Nam những kiến thức về ngành này chưa thật chỉn chu và bài bản nhưng phải nói nghề đóng sách đã có từ rất lâu và đã từng được các nghệ nhân chăm chút và học tập từ nền nghệ thuật đóng sách của Châu Âu trong thời Pháp thuộc.

Theo lời của nghệ nhân Dư Thanh Khiêm “Việc nghệ thuật đóng sách song hành với sự phát triển của sách là điều không thể chối cãi. Sách là trí tuệ của cả một dân tộc và việc đòng sách chính là giữ gìn tri thức của dân tộc đó. Ông đã đi nhiều nơi và xem nhiều quyển sách được đóng một cách cẩu thả, khiến những người yêu sách có cái nhìn không mấy thiện cảm với ngành nghề đầy ý nghĩa này.

Ở châu Âu, để trở thành một nghệ nhân đóng sách đúng nghĩa, người thợ phải trải qua bảy năm học cách phục chế da và thêm sáu năm nữa để nâng tầm kỹ thuật phục chế nhũ mạ và là ngành học chính thức tại các trường đại học tại Vương quốc Bỉ.

Chẳng thế mà trong cuốn Thú chơi sách in năm 1960, nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng Vương Hồng Sển từng viết: “Nơi phương Tây, thợ đóng sách là nghệ sĩ. Trông người rồi ngẫm đến ta, thử hỏi có thợ đóng sách nào trong xứ làm nên tên tuổi như những đồng nghiệp nước ngoài? May lắm là lập nhà đóng sách nhỏ, cần có nhiều hàng nhiều sách để đóng lấy lãi nuôi sống, hơn là cần người đến đặt hàng khéo nâng cao nghệ thuật...”

Không chỉ đơn thuần là một nghề, đóng sách thủ công cũng như mộc, cũng như điêu khắc, đó chính là nghệ thuật. Đóng sách là công đoạn mà người thợ phải làm cả về phần bìa, lất kết các tay sách, đóng thành quyển hoàn chỉnh. Đóng sách thủ công được coi là một nghệ thuật bởi nhờ những bàn tay khéo léo mà khiến cho cuốn sách trở nên đẹp hơn, bền hơn. Đó chính là điểm nhấn, tạo nên giá trị của cuốn sách.

Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới không còn nhiều người sống với nghề nghệ thuật truyền thống này. Đóng sách thủ công không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của nghệ nhân mà còn là sự chú tâm, miệt mài. Cũng như một tác phẩm nghệ thuật, các cuốn sách được đóng thủ công đòi hỏi rất nhiều công sức, trí tuệ của người làm ra nó.

Gần đây nhất, Lapo Giannini -người Ý và Michiko Kuwata – người Nhật là hai trong số những nghệ nhân đóng sách thủ công hiếm hoi trên thế giới vẫn quyết định sống với nghề. Họ kết hợp với nhau cùng mở một cửa hàng để phục chế và đóng sách tại Ý. Thay vì sử dụng những loại công nghệ hiện đại thì tất cả các sách được đóng sách, phục chế tại cửa hàng được đóng từ các loại máy móc thủ công như máy ép gỗ từ thế kỷ 19, máy ép kim loại, máy cắt được làm từ năm 1960.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY