Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Ngữ nghệ trong một tâm hồn thơ của người yêu quê!

Văn hóa
14/04/2020 13:41
Ngô Đức Hành
aa
Người sống xa quê đến hơn nửa thế kỷ nhưng trân quý, “bảo tồn” tiếng Nghệ tiêu biểu, có lẽ là nhà thơ Hoàng Cát. Do vậy, không lạ gì, ở rất nhiều bài thơ, nhà thơ Hoàng Cát đã sử dụng phương ngữ với tất cả tự hào.


Nhà thơ Hoàng Cát (quê Nam Đàn, Nghệ An), vốn là người lính nhập ngũ năm 1965, chiến đấu ở chiến trường Trị Thiên - Huế - Quảng Nam đến năm 1969. Năm 2020 này kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng là năm ông kỷ niệm 55 năm nhập ngũ.

Nhà thơ Hoàng Cát.

Chiến đấu ở chiến trường, nhà thơ Hoàng Cát bị thương mất một chân. Năm 1971, anh trở lại hậu phương miền Bắc với một chân, quân hàm thượng sĩ, thương binh loại A, viết văn làm thơ ca ngợi đất nước. Rồi truyện ngắn thiếu nhi “Cây táo ông Lành” của ông (báo Văn nghệ 1974) hồn nhiên, nhân bản là thế, thế nhưng chỉ vì mấy bài phê bình suy diễn cực đoan một thời đã biến thành “vụ án văn nghệ”. “Chủ nghĩa suy diễn” đẩy ông vào “ngõ sâu u tối” nhất trên đời theo như cách gọi của nhà thơ Ngô Minh. Nhắc đến Hoàng Cát không ai quên “Ông cây táo ông Lành” như một “thương hiệu” nhức buốt của thời tư duy ấu trĩ.

Vì điều này, Hoàng Cát phải nghỉ hưu sớm, bươn chải đủ nghề để mưu sinh. Là thương binh, lại gắn với nghiệp văn chương, gánh nặng cơm áo đổ lên vai người vợ. Làm đủ nghề mưu sinh. Từ chăn nuôi lợn, nuôi chim cảnh, làm lồng chim, làm nem chạo, bán nước vỉa hè…, Hoàng Cát ghi hết vào thơ. “Em ra ngồi chợ vỉa hè/ Bán kem cùng với nước chè loãng tênh/ Tay ông hộp xốp to kềnh/ Tay xách cái ấm chông chênh, vẹo người/ Tiễn em ra khỏi cổng rồi/ Mình anh đứng lặng, bồi hồi ngó theo”, (Tiễn vợ ra chợ)

Con gái Thu Trang mới 13 tuổi đã phải ra chợ phụ giúp mẹ việc bếp núc, nhà cửa, bán hàng…”Con mười ba tuổi ngây thơ/ Nghỉ hè, ngồi chợ từ trưa tới chiều/ Nắng ròng dội xuống như thiêu/ Nón cời che mặt, chẳng lều, chẳng phên”, (Tha cho ba nhé con)

Hoàng Cát kể lại rằng, khi con gái lên cấp 2, hai vợ chồng tích góp, vay mượn để mua được một chiếc xe đạp cũ để con tự đi học. Đường đến trường gần 6km, sáng nào cũng thế, khi con vừa ra khỏi cổng, bố lặng lẽ đi theo gần 50m đến khi bóng con khuất hẳn mới về. Ông ngân ngấn nước mắt khi nhớ lại những năm tháng “hãi hùng”.

Có lẽ vì thế, thơ Hoàng Cát là tiếng thơ mộc mạc, nhân hậu, sẻ chia với đồng loại: “Vợ con đi hết cả/ Một mình anh ở nhà...”,Chợt có tiếng ăn mày/ Kêu kêu ngoài cổng ngõ/ Nghe yếu ớt thảm thương/ Giọng của người già cả”. Muốn giúp người ăn mày, nhưng thật buồn: “Mở thùng xem- gạo hết/ Lục ngăn kéo – tiền không/ Mở nồi- nồi cũng rỗng/ Vo ve tiếng muỗi đàn”. Không còn cách nào khác, dù trái tim ông rớm máu với thân phận con người:

...Đành lòng không lên tiếng

Vào bếp ngồi, nín in

Coi như nhà vắng hết

Trốn, lừa người ăn xin!

(Trốn, lừa người ăn mày)

Thơ Hoàng Cát, cứ thế là tiếng nói của thân phận, thấm đẫm tình người, tình bạn, tình đồng đội, tình yêu quê hương, đất nước.

Là người xứ Nghệ, thuần Nghệ, nhà thơ Hoàng Cát viết về xứ Nghệ rất đặc sắc, khó lẫn. Ngoài sự hồn hậu, ông sử dụng Nghệ ngữ trong thơ mình với tất cả sự tự hào. Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi lần đến nhà ông, đều được nhà thơ “rả” giọng Nghệ rất đỗi đầm ấm. Không được nói tiếng Nghệ, ông không chịu được. “Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội/ Nỏ khi mô tui quên được quê nhà/ Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da/ Sèm được nghe "ri, tê" cho sướng rọt”, (Rành sèm nghe tiếng Nghệ”. Bài thơ này có thể xem như một “tuyên ngôn” của tấm lòng ông với tiếng Nghệ, giọng Nghệ.

Sông Lam, chảy qua quê hương nhà thơ Hoàng Cát.

Sông Lam, chảy qua quê hương nhà thơ Hoàng Cát.

Tiếng Nghệ xuất phát từ đất Nghệ. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau, từ Hoài Hoan, Cửu Đức của nước Văn Lang rồi Hoan châu, Nghệ An châu (1030), Nghệ An thừa tuyên, rồi xứ Nghệ (1490). Xứ Nghệ có từ đây. Ngày nay dù đơn vị hành chính đã đổi thay, nhưng nói tới xứ Nghệ là mọi người nghĩ tới Nghệ An - Hà Tĩnh.

Xứ Nghệ gắn liền với người Nghệ và văn hoá Nghệ. Tiếng Nghệ của người Nghệ đã góp phần làm cho chất Nghệ đậm đà sâu lắng, ấn tượng hơn trong văn hoá Việt. Có thể nói tiếng Nghệ là tiếng nói của người Nghệ bản xứ. Người Nghệ đi xa sống những vùng đất khác, đời đầu tiên còn mang theo tiếng Nghệ. Người xứ khác đến xứ Nghệ sinh sống, lâu đời họ cũng bị Nghệ hoá và trở thành dân Nghệ. Vượt qua thời gian tiếng Nghệ không những tồn tại phát triển mà đã trở thành đặc sản của quê hương. Nó trở thành đặc sản bởi đó là sản phẩm đặc biệt của người xứ Nghệ, khác với mọi nơi.

Cánh đồng cói dọc Lam giang

Cánh đồng cói dọc Lam giang

Người sống xa quê đến hơn nửa thế kỷ nhưng trân quý, “bảo tồn” tiếng Nghệ tiêu biểu, có lẽ là nhà thơ Hoàng Cát. Do vậy, không lạ gì, ở rất nhiều bài thơ, nhà thơ Hoàng Cát đã sử dụng phương ngữ với tất cả tự hào: “Vĩnh hằng tĩnh lặng hoàng hôn/ Ta ngồi một chắc nhấp buồn rỗng không”, (Uống rượu một chắc).

...

Mi phải vì ta mà sớm phải giã từ

Nếu ngày ấy mi không đưa tấm thân mi hứng đạn

Toàn bộ thân thể ta chắc đã hóa đất rồi

Ta chịu ơn mi – chân trái ơi, cho tới ngày nắng tắt.

(Nghĩ về cái chân đã mất)

Nhắc đến nhà thơ Hoàng Cát, nhiều chung một nhân xét, cuộc đời anh còn chẳng biết khổ là gì nữa. Vậy nhưng, nhà thơ cực kỳ đáng yêu, chưa bao giờ thấy anh kêu khổ, toàn thấy anh kêu khổ giùm bạn bè, nói thằng ni, thằng tê khổ lắm bay ơi, đứa mô có giúp hắn với bay nờ.

Tuổi đã lớn, mái tóc trắng như mây. Trên tầng 2 một khu tập thể nhà thơ vẫn viết, rượu vẫn uống, uống say thì hú hét hát hò, ba hoa bốc phét chuyện gái gẩm mua vui, nói con này lá tre con kia lá mít hay lắm hay lắm, tau mần như ri tau mần như tê đã cái mớ đời bay ơi. Cứ thế, vượt lên tất cả, nhân hậu như Nghệ, thơ đằm su như Nghệ./.

RÀNH SÈM NGHE TIẾNG NGHỆ

Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội

Nỏ khi mô tui quên được quê nhà

Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da

Sèm được nghe "ri, tê" cho sướng rọt!

Đang tự nhiên, ai kêu: "Cho đọi nác..."

Rứa là rọt gan tui hấn rành cuộn cả lên

Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em

Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ

Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ

Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn

Để triều về cho cháu nhỏ quây quần

Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa

Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!

Rành chưn không, phủi bộp bộp - lên giường

Ông buồn chi mà rành thở dài luôn

Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội

Ông đã góa vô vô cùng sớm túi

Tui cụng sắp về với ông tui đây

Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày

Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!

Tiếng Nghệ choa ơi! Răng mi hay rứa thế!

Nhờ có mi hình - mà choa góa thi nhân

Choa buồn, choa vui, choa nhởi, choa mần...

Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình - Tiếng Nghệ!

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.