Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nghệ nhân đau đáu níu giữ tiếng đàn Chapi của người Ra Glai

Văn hóa
23/04/2021 06:43
Tiểu Vũ – Tuệ Lâm
aa
Giờ đây trong lễ mời Yàng Gru (thiên thần), Yang Chơk (nhiên thần), Yàng Muk Kay (nhân thần) ... của đồng bào Ra Glai ở vùng đất Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận người ta hiếm còn được nghe thấy tiếng đàn Chapi.


Bởi những âm thanh của các nhạc cụ hiện đại đã trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều thanh niên Ra Glai. Chỉ còn lại một vài người như nghệ nhân Chamalea Âu vì yêu, vì tiếc tiếng đàn của đồng bào mình mà lưu giữ.

unnamed_2_ablz

“Ở nơi ấy đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi/ Một mái tranh nghèo, một nhà sàn yên vui/ Ở nơi ấy họ đã sống cuộc sống yên bình/ Ai nghèo cũng có cây đàn chapi". Hình ảnh trong bất cứ mái nhà sàn nào của người Ra Glai cũng có một chiếc đàn chapi dù giàu hay nghèo được thể hiện qua nhạc phẩm “Giấc mơ Chapi” của nhạc sĩ Trần Tiến giờ đây chỉ còn trong ký ức.

Ai còn nhớ tiếng đàn Chapi?

Nếu như chỉ những gia đình giàu có mới sở hữu được Mã la (một loại cồng chiêng gồm bộ bốn cái được coi là tài sản quý giá) thì đối với những người Ra Glai nghèo, họ cũng sáng tạo ra nhạc cụ của mình là cây đàn Chapi, loại nhạc cụ đơn sơ phỏng theo thanh âm của tiếng Mã la. Tuy nhiên, giờ đây khi đến nhiều buôn làng của người Ra Glai, du khách sẽ hiếm khi bắt gặp được hình ảnh của chiếc đàn Chapi. Hiếm còn ai nặng lòng với đàn Chapi như nhạc sĩ Trần Tiến dễ bắt gặp trước đây.

Tuy nhiên, khi tìm về xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Bình Thuận, chỉ cần hỏi nhà của già làng Chamalea Âu thì ai cũng biết, chỉ đường tới tận nhà ông. Nghệ nhân ưu tú Chamalea Âu (SN 1955) là người Ra Glai hiếm có trong xã, trong tỉnh còn biết làm và chơi đàn Chapi. Dù đã bước qua hơn sáu mươi mùa rẫy, nhưng nghệ nhân Chamalea Âu vẫn nhanh nhẹn như con nai, con sóc trong rừng già Ma Nới. Nhìn đôi bàn tay sần sùi, chắc nịch của ông không ai nghĩ nó có thể tạo ra những tiếng đàn thánh thót, du dương, mê hoặc lòng người.

Khuôn mặt của già Âu sạm nắng, nụ cười hồn hậu, ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời mình, về niềm đam mê, trăn trở với đàn Chapi của dân tộc mình. Thời trai trẻ cũng giống như bao thanh niên cùng trang lứa, già Âu từng là chiến sĩ cách mạng, là Bộ đội Cụ Hồ ở vùng chiến khu Anh Dũng, Đại đội C80. Trong những ngày kháng chiến chống giặc bảo vệ buôn làng đó, mỗi khi nhớ nhà, nhớ quê hương ông lại nhớ gia diết hình ảnh của đàn Chapi. Ông kể rằng, khi đó đã từng nằm mơ cậu con trai đầu lòng ôm đàn Chapi mừng cha nghỉ phép về thăm nhà. Đất nước thanh bình, già Âu trở về làng và từ đó đê mê với việc gìn giữ đàn Chapi.

Già Âu học được cách làm và chơi đàn Chapi từ cậu ruột của mình. Cậu của già Âu là một người “Giỏi lắm! Ông ấy biết thổi Cadèt, chơi khèn bầu, đánh Mã la nữa đó...”, nhưng tiếc rằng người cậu đó cũng đã mất. Giờ già Âu chỉ nhớ và làm theo những gì được cậu dạy. “Làm đàn không khó đâu, kinh nghiệm thôi, nhưng chơi đàn Chapi mới khó”, già Âu nói.

 Cây đàn Chapi do nghệ nhân Chamalea Âu chế tác

Cây đàn Chapi do nghệ nhân Chamalea Âu chế tác

Ông khiêm tốn cho biết, từ khi theo học người cậu cho đến khi cưới vợ, sinh được tám người con, ông cũng chỉ mới thuộc 15 điệu khảy Chapi. Ông không bao giờ tự nhận mình là một người am hiểu và biết nhiều về đàn Chapi. Điệu đàn Chapi khó thuộc vì không thể ký âm ra giấy như những làn điệu của người Kinh và nhiều dân tộc khác, mà chỉ có những sợi dây đàn phát ra âm thanh trầm bổng. Tiếng đàn như tiếng lòng, cho nên phải có tâm sự, phải khảy mỗi ngày, mỗi đêm thì mới nhớ nổi, để lâu là quên.

Đàn Chapi của người Ra Glai có nhiều loại. Người Ra Glai ở miền Đông, còn gọi là “bái Đông”, gồm các xã: Phước Thành, Phước Đại, Phước Chiến, Phước Kỳ…, thường làm Chapi 10 dây. Người Ra Glai ở miền Tây, còn gọi là “bái Tây”, gồm các xã: Phước Bình, Phước Thắng… đến tỉnh Khánh Hòa, thường làm đàn Chapi 12 dây.

Để làm được đàn Chapi không quá khó nhưng cái chính là phải có đam mê. Theo lời của già Âu, người làm đàn Chapi phải lên núi cao tìm được cây tre già khoảng 1 năm tuổi, chọn lóng phải dài 40cm. Cây tre để trong bóng râm khoảng 2 tháng cho khô từ từ, tạo độ chắc, không bị ốp mới đưa ra làm đàn.

Sau khi tre phơi khô đã đạt yêu cầu, người ta sẽ dùng cây mác nhọn tách cật tre bật lên thành 8 dây, được ghép thành 4 cặp dày, mỏng khác nhau, mỗi dây cách nhau khoảng 2cm. Đặt chốt tre nhỏ ở hai đầu dây nâng cao hơn thân đàn. Vót mảnh tre cật rộng bằng đầu ngón tay cái, khoét rãnh nối từng cặp dây lại với nhau. Ở hai đầu thân đàn dùng dây mấu bện chặt có nhiệm vụ giữ căng dây đàn. Dùng dùi lửa khoét thủng hai mắt tre tạo âm vang cho thân đàn.

Sự khác nhau của những người làm đàn là khả năng cân chỉnh cho tiếng đàn Chapi có hồn, điều đó phụ thuộc vào việc lẫy dây và thẩm âm cho đàn. “Dây lẫy dày quá, âm thanh phát ra sẽ trầm, cứng, không vang xa; dây mỏng thì âm sẽ bổng, nhưng rất dễ gãy. Làm đàn xong, người ta áp tai vào đầu ống tre rồi gảy đàn, chỉnh âm đến khi nào âm thanh phát ra “nghe ưng cái bụng của mình” là được”, già Âu chia sẻ kinh nghiệm để được một chiếc đàn Chapi hay.

Linh hồn của người Ra Glai

Người Ra Glai gọi đàn Chapi là “Chapin”, người Kinh đọc chệch thành “Chapi”, tên gọi này phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay. Không ai biết loại đàn này có từ lúc nào. Chỉ biết rằng từ khi ông sinh ra, đã thấy các bô lão và người lớn trong làng dùng “Chapin” rồi. Người Ra Glai coi đàn Chapi là bộ Mã la thu nhỏ, chỉ một người đánh, lại dễ dàng đem theo trong mình. Giờ đây, Chapi đã là đàn thông dụng của dân tộc sống cuối dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ. Trong các lễ hội, Chapi hòa âm cùng tiếng Mã la, tiếng kèn bầu sarakel, sáo talakung, … tạo nên âm hưởng mang đậm chất hồn văn hóa Ra Glai.

Tiếng đàn Chapi khi vang lên có âm thanh trầm đục. Nghệ nhân ưu tú Chammale Âu khảy không nhanh, không chậm, đúng như nhịp đời thong thả của những người Ra Glai. Những điệu Chapi có cái tên rất giản dị: điệu Con ếch, khảy lên vào những đêm mưa đầu mùa, gọi nhau sớm mai sẽ lên rẫy trỉa hạt; điệu Con chim, báo cho nhau biết quãng thời gian trong ngày; điệu Quên đồ là của ai đó đi chơi, đi rẫy quên vật dụng và đến xin lại. Hoặc nhiều tâm sự hơn là điệu Than thở, vì năm đó mất mùa, vì con heo trong nhà nuôi vừa bệnh hay điệu Em ở lại anh về thay lời đôi lứa yêu nhau trong giờ giã biệt...

Cây đàn bé nhỏ nhưng người Ra Glai đã gửi gắm vào đó hình ảnh của cả cộng đồng mình. Già Âu chỉ cho tôi xem bốn cặp dây đàn dày mỏng khác nhau, đầu tiên là cặp dây mẹ, rồi đến cặp dây cha, có độ dày nhất, phát ra những âm thanh trầm, rồi đến hai cặp dây kế tiếp tượng trưng cho con gái và con trai, có âm thanh bổng hơn. Và như một câu chuyện từ nếp nhà Ra Glai theo chế độ mẫu hệ, điệu đàn chapi bao giờ cũng được khảy từ cặp dây mẹ, rồi mới đến cặp dây cha và cặp dây con sau cùng.

 Nghệ nhân ưu tú Chamalea Âu biểu diễn đàn Chapi

Nghệ nhân ưu tú Chamalea Âu biểu diễn đàn Chapi

Chapi là tiếng lòng của người Ra Glai, không phải đợi đến dịp lễ hội, người ta mới đem Chapi ra khảy. Nhà nhà đều có Chapi, ai ai cũng biết khảy Chapi. Họ khảy lúc lên nương làm rẫy, khảy trong những đêm trăng thanh sau nhiều ngày lao động mệt nhọc.

Cho nên nhịp đàn cũng như nhịp lên rẫy, như nhịp đời người Ra Glai, vốn thong dong, muốn đi nhanh, khảy nhanh cũng không được. Khi những âm điệu Chapi vang lên, hòa vào trong gió, quyện vào đất trời làm lòng người thêm xốn xang, phấn khởi, quên bớt lo âu, vất vả, quên đi cả sự xô bồ của cuộc sống. Tiếng đàn nào cũng ngân nga như nhau, ai giàu, ai nghèo cũng có thể khảy lên những tiếng Chapi bình đẳng như nhau.

Điều này đã lý giải cho việc, khi nói về tác phẩm “Giấc mơ Chapi”, nhạc sĩ Trần Tiến đã kể về hoàn cảnh ra đời của bài hát giống như một câu chuyện cổ tích. Trần Tiến cho biết, bài hát của ông được ra đời trong một chuyến đi điền dã tại miền núi Ninh Thuận vào năm 1993, cùng với nhiều nhạc sĩ khác như Phan Huỳnh Điểu, Lư Nhất Vũ, Lê Giang...

Ông đi nửa ngày đường, qua hàng chục cây số lên đỉnh núi cao, nơi ở của người Ra Glai thì thấy một căn nhà sàn duy nhất, xung quanh không một bóng người. Căn nhà có hai vợ chồng và một đứa con. Ông đến gần thì nghe tiếng đàn rất lạ. Nghe xong, ông tìm đến hỏi mua, nhưng chủ nhà bảo: “Không…, anh thích thì tôi tặng, tôi bán làm gì. Ở đây, lâu lắm rồi chúng tôi không dùng đến tiền”. Nghe xong, Trần Tiến lặng cả người.

Tưởng mình nghe nhầm, nhạc sĩ hỏi lại: “Anh nói sao?”. Chủ nhà nói: “Từ khi đi lính về, tôi lấy một cô vợ người dân tộc. Mười mấy năm nay, tôi không dùng đến tiền. Anh ra mà xem, đàn dê, đàn gà của tôi đầy đây nè, lúa nương bạt ngàn, tôi có tiêu pha gì đâu! Trong nhà không có một thứ gì gọi là vật dụng bằng kim khí”. Nghe chủ nhà nói vậy, tự nhiên trong đầu Trần Tiến nảy ra một giấc mơ: “Ôi… Ta bao giờ được sống như thế này, khỏi phải bon chen cuộc đời rắc rối?”. Và bài hát “Giấc mơ Chapi” ra đời từ giấc mơ giản dị ấy.

Nói về ca khúc “Giấc mơ Chapi”, Nghệ nhân ưu tú Chammale Âu bày tỏ ước mong: “Tôi rất biết ơn nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát "Giấc mơ Chapi" của ông đã nói đúng bụng đúng dạ đồng bào Ra Glai Ninh Thuận. Tôi cố gắng chế tác, biểu diễn và truyền nghề làm đàn Chapi cho con cháu bản làng. Cây đàn Chapi rất gọn nhẹ nếu du khách đến thăm Ninh Thuận có nhu cầu làm quà lưu niệm, tôi cũng sẵn sàng phục vụ. Tôi mong ước được đưa tiếng đàn Chapi của đồng bào Ra Glai Ninh Thuận đến với các dân tộc anh em trong cả nước”.

Nỗi lòng của Chapi

Những hình ảnh về một thời con trai con gái trong bản vào những đêm thanh vắng túm năm tụm ba hay từng đôi, ngồi trên thềm nhà, trong vườn, thậm chí ngay ngoài đường chơi đàn và thưởng thức tiếng đàn. Những thanh âm ngân nga trên vòm trời cao thăm thẳm, vọng ra xa lắm… Thế hệ của già Âu ai cũng mê Chapi, rồi học làm đàn, học đánh đàn từ tuổi niên thiếu. Nhưng chừng 10 năm nay tiếng Chapi ở nhiều buôn làng cứ thưa dần.

Giờ đây khi đời sống được nâng cao, đèn đường đã đến với bà con thôn bản. Ti vi, đầu máy, điện thoại không còn lạ gì đối với lớp trẻ nữa thì đàn Chapi đang dần trở nên xa lạ với họ. Bây giờ, lớp trẻ không mặn mà với đàn Chapi nữa, nó chỉ được vang lên trong những buổi biểu diễn của các nghệ nhân. Trong nhiều buổi tọa đàm về văn hóa Ra Glai bảo tồn và phát triển, các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa dân gian đã đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa Ra Glai, trong đó có trăn trở về việc chế tác đàn Chapi hiện không có thế hệ kế thừa.

Dù nghệ nhân Chamlea Âu đã từng có may mắn đại diện cho đồng bào Ra Glai mang theo đàn Chapi ra tận Thủ đô Hà Nội biểu diễn chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ nhất, tháng 5/2010. Tiếp đó, trong dịp mừng xuân Tân Mão 2011, ông được Bảo tàng Dân tộc Việt Nam mời ra Hà Nội tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân gian. Tiếng đàn Chapi của đồng bào Ra Glai Ninh Thuận được công chúng Thủ đô nhiệt liệt đón nhận. Nghệ nhân Chamalea Âu nhận được giấy khen tưởng thưởng của Giám đốc Bảo tàng Dân tộc Việt Nam. Năm 2015, ông được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú vì vì đã có những cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc

Đến nay, Chamalea Âu không nhớ nổi mình đã làm bao nhiêu cây đàn, cho tặng ai bao nhiêu cây, tiếp bao nhiêu người đến nhà và cũng không nhớ có bao nhiêu lần xách đàn Chapi rời làng đi diễn. Từ các xã huyện trong tỉnh đến những tỉnh khu vực và cả thủ đô Hà Nội. Sau những lần đi diễn, Chamalea Âu trở về với công việc nương rẫy.

Nhà Chamalea Âu treo đầy bằng khen, bằng chứng nhận của tỉnh, của trung ương cho những lần xách Chapi rời làng đi diễn. Nhưng Chammale Âu vẫn luôn trăn trở: “Đi diễn nhiều mà tôi chẳng vui, vì vùng Ma Nới này chẳng còn đứa nào khảy được Chapi nữa”. Chamalea Âu nhẩm tính bằng cách bấm đốt ngón tay như người Kinh: “Phước Thành còn Chamalea Liếp, Phước Bình còn Chamalea Phong... nhưng mấy người đó yếu lắm rồi. Còn tụi trẻ lớn lên chỉ ưa mấy cái nhạc xập xình, tôi kêu tụi nó tới nhà bày Chapi mà có đứa nào học vô”.

 Nghệ nhân ưu tú Chamalea Âu mong có người kế thừa chế tác đàn Chapi.

Nghệ nhân ưu tú Chamalea Âu mong có người kế thừa chế tác đàn Chapi.

Lời Chamalea Âu đượm buồn: “Tôi muốn bảo tồn vốn riêng của dân tộc mình”. Ông còn than thở, không những nhiều thanh niên dân tộc Ra Glai không mặn với cây đàn của dân tộc mình, mà thậm chí nhiều em nghe bài hát “Giấc mơ Chapi” mà cứ ngỡ cây đàn đó của dân tộc khác ở Tây nguyên. Nếu cứ đà này thì nguy cơ mai một loại nhạc cụ dân dã cũng không còn xa.

Thời gian gần đây, nghệ nhân Chamalea Âu đã “vận động” Tà Yên Bóng (sinh năm 1983), con trai đầu học làm và chơi đàn Chapi. Ban đầu động viên, vận động mãi không được, già Âu đã phải dùng quyền uy của một người cha, nỗi lòng của một người trăn trở với đàn Chapi mà bắt cậu con trai làm. Không phụ sự mong mỏi của già Âu, bây giờ người con trai của ông đã có thể làm và chơi được đàn Chapi. “Già vui lắm! Đàn Chapi sẽ có một ngày trở lại như xưa và mai này sẽ vượt núi Chơ Prông…” già Âu cười khoái chí.

Ngoài những loại nhạc cụ tiêu biểu như Mã la, Chapi, người Ra Glai còn có nhiều loại nhạc cụ độc đáo khác, được chế tác từ những vật liệu hết sức gần gũi của núi rừng như Trống đất, đàn đá, kèn Sarakel... Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, người Ra Glai có khoảng 30-40 loại nhạc cụ cổ truyền. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại nhạc cụ đã vắng bóng do những người biết chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Ra Glai còn lại khá ít ỏi và lớn tuổi. Cùng với sự du nhập và xu hướng tiếp cận với nền âm nhạc hiện đại, các loại nhạc cụ truyền thống từng có ý nghĩa chi phối đời sống tinh thần của người dân đang dần bị mai một.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh niên phát tán video nhạy cảm của người yêu cũ lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Thanh niên phát tán video nhạy cảm của người yêu cũ lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Theo tiến sĩ luật Đặng Văn Cường: Hành vi phạm tội của đối tượng này là rất đê hèn, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể áp dụng để xử lý đối với đối tượng này.
Lộ diện đại sứ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024

Lộ diện đại sứ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024

Là đại sứ của chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2024, Hoa hậu Lương Thuỳ Linh bày tỏ niềm vui và vinh dự khi được đồng hành cùng các sĩ tử.
Triển khai loạt giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Hà Nội

Triển khai loạt giải pháp phòng, chống bạo lực học đường tại Hà Nội

Theo yêu cầu của UBND TP Hà Nội, các Sở, ngành, địa phương cần "chung tay" triển khai các biện pháp để phòng ngừa kịp thời các hành vi bạo lực học đường...
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.