Hà Nội 33 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 33°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Một góc nhìn về chuyển giới trong tín ngưỡng và tôn giáo

Văn hóa
19/05/2019 08:23
Diệu Hương
aa
Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng, lên đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng. Tại các buổi hầu đồng, không hiếm gặp các trường hợp rơi vào trạng thái bị “ốp đồng” mà dân gian vẫn hay gọi là người có căn đồng. Những người này có thể là nam hoặc nữ, nhưng khi đã “ốp đồng” thì họ có thể sẽ thể hiện sự nam tính (đối với người bị ốp đồng là nữ) hoặc thể hiện sự nữ tính (đối với người bị ốp đồng là nam) tùy thuộc vào căn của một vị Thánh nào đó trong Tứ phủ.


Trong tín ngưỡng hầu đồng, những người có biểu hiện giới tính khác biệt với khuôn mẫu giới được thể hiện vượt ra khỏi khuôn mẫu giới truyền thống – điều mà họ không dám thể hiện trong đời sống hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Ít người biết rằng có thể nhìn nhận hiện tượng này ở góc độ của cộng đồng LGBT (song tính, đồng tính và chuyển giới) khi họ chọn tôn giáo như một phương thức khác để sống với thế giới của mình.

Bị tín ngưỡng chối bỏ và sống nhờ tôn giáo

Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XII đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015, trong đó có Điều 37 thuộc nhóm quyền nhân thân cho phép chuyển đổi giới tính. Đây được xem là một bước tiến lớn trong việc công nhận, bảo vệ quyền lợi cho những người chuyển giới ở Việt Nam vì họ sẽ được xác định lại họ tên, thụ hưởng các quyền nhân thân giống như các công dân bình thường khác theo giới tính mà họ đã chuyển đổi.

Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tiễn là một khoảng cách khá xa, việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khác nhau mà tín ngưỡng và tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng.

Trong bài tham luận “Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi giới ở Việt Nam hiện nay” trình bày tại hội thảo khoa học “Góp ý Luật Chuyển đổi giới tính” diễn ra mới đây, hai Thạc sĩ luật Bế Hoài Anh và Đặng Quang Huy - Khoa Pháp luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội cho biết, từ thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần có mùa màng tốt tươi và con người được sinh sôi nảy nở.

Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để giải thích hiện thực và họ xây dựng nên triết lý âm dương. Còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó sức mạnh siêu nhiên mà họ sùng bái như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều; thực: nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực mang tính phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng độc đáo của văn hóa dân gian Việt Nam.

Trong tín ngưỡng phồn thực, việc giao phối giữa nam và nữ nhằm phát triển giống nòi rất được coi trọng nên những mối quan hệ giữa những người cùng giới tính được coi là trái tự nhiên, ngược lại với niềm tin của tín ngưỡng này.

Từ góc độ tôn giáo, theo Thạc sĩ luật Bế Hoài Anh và Đặng Quang Huy, các hệ thống tôn giáo khác nhau về bản chất nhưng đều coi gia đình là nơi bị chi phối mạnh mẽ nhất. Quan niệm này đã tác động đối với người dân khi xem xét, nhìn nhận hay đánh giá về giới tính và bản dạng giới (bản dạng giới là cảm nhận nội tâm sâu sắc và những trải nghiệm về giới của một người mà có thể không tương ứng với giới tính khi sinh ra, bao gồm nhận thức cá nhân về cơ thể và những thể hiện về giới, bao gồm phục trang, lời nói và điệu bộ.

Những người có bản dạng giới không trùng với giới tính khi sinh ra thường được gọi là người chuyển giới - PV). Ví dụ, do chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo, ở nhiều nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, người chồng là trụ cột, quyết định đến cuộc sống gia đình còn người vợ phải phục tùng, chung thủy với chồng, sinh con để nối dõi tông đường. Do đó, những gia đình kiểu khác biệt giữa nam với nam, nữ với nữ mà không thể sinh con không được chấp nhận.

Ngoài ra, rất nhiều tôn giáo đưa ra quan điểm về một thế giới chỉ có nam và nữ mà không thừa nhận sự đa dạng về bản dạng giới và xu hướng tính dục (chỉ sự bị hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc về mặt tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai một cách lâu dài - PV).

Ví dụ, thế kỷ XIX, Thiên Chúa giáo đã có những định kiến nhất định đối với vấn đề có liên quan đến đồng tính luyến ái, trong đó có vấn đề chuyển đổi giới tính. Trong Hồi giáo, chuyển đổi giới tính được xem là bất hợp pháp và thậm chí một số quốc gia còn quy định hình phạt cho người chuyển đổi giới tính.

Đối với Phật giáo, Đức Phật cho phép sự chuyển đổi giới tính hợp pháp, đảm bảo các quyền lợi về nhân thân cũng như trách nhiệm của cá thể này trong những mối quan hệ tương ứng, thể hiện sự tôn trọng và bình đẳng đối với người chuyển giới…

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, theo Thạc sĩ luật Bế Hoài Anh và Đặng Quang Huy, một số người chuyển giới lại chọn tôn giáo như một phương thức khác để sống với thế giới của mình. Đó là hiện tượng lên đồng.

Theo đó, một số người chuyển giới được cho là có căn của một vị Thánh trong Tứ Phủ (Thiên: trời; Địa: Đất; Thoải: nước; Thượng Ngàn: rừng). Tính cách của các vị thánh được cho là ứng với những người có căn của các ngài, nên nếu như một người có căn của các đức ông hoàng, căn các cô thì sẽ nữ tính hoặc nam tính. Đối với họ, chỉ trong thế giới tâm linh đó, họ được tôn trọng, có thể sống đúng với bản dạng giới của mình mong muốn.

Quan niệm về giới tính hiện đại không quá khác với quan niệm của những Phật tử xa xưa

Có thể nói trong số các tôn giáo có đông tín đồ trên thế giới như Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo thì Phật giáo có cái nhìn tương đối cởi mở về vấn đề chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, đây cũng là một hành trình đầy gian nan của nhận thức mà trong bài viết “Một góc nhìn về vấn đề chuyển giới trong Phật giáo” của Dustin Hall do Huy An dịch đã phần nào đề cập.

Theo tác giả Dustin Hall, quan niệm về giới tính hiện đại không quá khác với quan niệm của những Phật tử xa xưa. Ví dụ, cả hai phân loại giới tính dựa trên ba đặc điểm: chính yếu (giới tính giải phẫu học), thứ yếu (sự biểu hiện giới tính), và thứ ba (nhận dạng giới tính).

Cả hai bao gồm nam, nữ và những người liên giới tính và cả hai thừa nhận rằng có những giới tính khác ngoài ba loại này. Tuy nhiên, quan niệm về giới tính hiện đại bao gồm ngôn ngữ nói về việc chuyển giới và có một cách hiểu cụ thể về chuyển giới, trong khi những bản kinh Phật giáo không có. Thuật ngữ “chuyển giới” là một khái niệm lệch nhịp với ngôn ngữ và cách hiểu của những học giả Ấn Độ cổ đại.

Nếu nói rằng chuyển giới không tồn tại trong kinh điển Phật giáo là một sai lầm. Có nhiều minh họa trong kinh điển Phật giáo mà chúng cho thấy rằng việc thay đổi giới tính của một người là điều có thể. Nhưng quá trình thực hiện cổ xưa được giải quyết bằng thần lực và lời nguyện hơn là bằng các bác sĩ, tuy nhiên giới tính có thể được chuyển đổi một cách hiệu quả từ người này sang người khác…

Trong những cộng đồng Phật giáo hiện nay, có nơi việc quyết định nhận người xuất gia dựa vào trải nghiệm thực tiễn hơn là dựa vào giáo lý và có khuynh hướng xem vấn đề giới tính không phải là điều đáng bàn đến; nhưng có những cộng đồng khác sử dụng giáo pháp làm căn cứ cho việc chỉ nhận người nam xuất gia thọ giới và cũng bao gồm những người mà họ có thể chứng minh bản thân là người nam.

Bởi vì các Phật tử không có một hệ thống giáo lý rõ ràng liên quan đến việc xử lý những người chuyển giới bên trong Tăng đoàn, những người có thẩm quyền trong Phật giáo không thể giải quyết việc xuất gia cho người chuyển giới như thế nào và cách biện minh cho những quyết định của họ trong từng trường hợp cụ thể ra sao. Cách hiểu hiện đại về chuyển giới thì khác với khái niệm giới tính trong kinh điển, và bản thân kinh điển cũng không nhất quán và không rõ ràng trong việc giải quyết những vấn đề giới tính…

bài liên quan
TP.HCM nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp

TP.HCM nỗ lực giải quyết tình trạng mức sinh thấp

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch hoạt động công tác Dân số năm 2024 tại TP.HCM.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Mới nhất
Đọc nhiều
Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe sẽ bị xử lý thế nào?

Việc bỏ lại xe khi bị Cảnh sát giao thông tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính sau này? Người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý như thế nào?
Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của PVcomBank không chỉ mang đến những trải nghiệm hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng.
Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Loạt doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt vi phạm công bố thông tin

Theo đó, các doanh nghiệp này bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính do vi phạm công bố thông tin, cùng với đó là các tài liệu liên qua đến phát hành trái phiếu.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.