Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Miền Tây mùa nước nổi, có gì “lạ” không em?

Văn hóa
07/11/2018 20:17
Gia Nguyễn - Đại Chơn
aa
Chúng tôi thực hiện chuyến đi về vùng đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày gần cuối mùa mưa phương Nam với mong ngóng được trải nghiệm mùa nước nổi vùng này.


Khi nơi nơi đều là mênh mông nước, cuộc sống đặc trưng vùng miền Tây Nam Bộ cũng thể hiện rõ nét nhất, với dồi dào sản vật thiên nhiên xứ sở và con nước trĩu đục phù sa cho mùa màng cây trái tốt tươi.

Chợ nổi Cái Răng mỗi năm một thưa thớt.
Chợ nổi Cái Răng mỗi năm một thưa thớt.

Hứa hẹn du thuyền, cuối cùng đi… ghe

Chúng tôi bắt đầu hành trình TP.Hồ Chí Minh - miền Tây trong một buổi chiều mưa xối xả, thành phố mùa này cứ vậy. Sau cơn trút nước, mây mù giăng kín trời, đường đi lõm bõm nước, không khỏi có cảm giác mọi thứ đều đang chống lại mình, tất nhiên nếu lý trí thì sẽ thấy ngược lại. “Hãy đi khi còn có thể”, câu nói của bạn làm tôi suy nghĩ và quyết định về miền Tây xem mùa nước nổi, bất chấp trở ngại thời tiết.

Phương tiện di chuyển là con “ngựa sắt” già khú đế, mặc định chết máy khi ướt bugi. Nó cõng trên mình hai gã đàn ông, và mớ đồ máy móc điện tử làm phim trị giá hơn năm mươi triệu đồng mà nếu chẳng may bị ướt, có thể chỉ còn là phế liệu.

Đáng lo hơn, đó là tất cả tài sản anh bạn tôi có được sau đợt vừa rồi về quê cầm cố sổ đỏ vay ngân hàng. “Hay là để ngày mai hãy đi”, tôi khuyên, nhưng bạn vẫn quyết.

Khi đã rời khỏi thành phố, chúng tôi lúc này mới hỏi nhau, mình sẽ dừng chân tại đâu, và Cần Thơ là lựa chọn cuối cùng. Quãng đường chưa đầy 200 cây số, chúng tôi tính được khoảng thời gian di chuyển, bạn nói buổi tối sẽ mời tôi lên du thuyền, uống bia và nghe đờn ca tài tử, ngắm thành phố Cần Thơ từ ngoài sông nước. Không ngờ nhiều lần gặp cảnh tắc đường, đến nơi và tìm được chỗ trọ thì đã gần 20 giờ, không còn kịp nữa.

“Du thuyền đã ngoài giữa sông rồi”, anh bảo vệ cho biết khi chiếc xe máy chở hai thằng vừa lết tới bãi gửi xe trước bến Ninh Kiều. Chúng tôi quay xe chuẩn bị đi thì một chị phụ nữ từ trong công viên chạy ra, gọi với theo chúng tôi và vài người đi bộ gần đó. Thì ra là chị muốn hỏi chúng tôi có muốn đi chợ nổi Cái Răng lúc rạng sáng ngày mai hay không?

Đang chưa có kế hoạch ngày mai nên có người gợi ý, chúng tôi đồng ý ngay. Để giữ ghe, tôi đặt cọc cho chị 50 nghìn đồng, còn chị thì cho tôi xin số điện thoại và tên của chị - chị Hòa. “Sáng mai, lúc 5 giờ, hai em có mặt ở đây chị đón”, chị Hòa nói. Thật vậy, rạng sáng hôm sau chị chủ động gọi và lúc chúng tôi có mặt thì thấy chị đã đón khách ở bến, phân phó xuống các ghe nhỏ.

 Khách du lịch ăn sáng trên những chiếc ghe được neo lại với nhau
Khách du lịch ăn sáng trên những chiếc ghe được neo lại với nhau

Người lái ghe là cậu bé tuổi chừng học sinh cấp 3, có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đồng nghiệp khác, cũng đồng trang lứa. Những đồng nghiệp của cậu cũng được chị Hòa giao khách, mỗi ghe khoảng 2 người. Riêng ghe của tôi, chị Hòa xin được “gửi” thêm một chị khách du lịch nữa, chị muốn đi chợ Cái Răng nhưng chỉ có một mình.

Nhìn chị Hòa chạy ngược chạy xuôi trên bến sông, từ tối hôm trước và rạng sáng hôm sau, cả khách và các tài ghe đều răm rắp nghe theo chị, bạn tôi trêu chị là “bà trùm” ở bến Ninh Kiều.

Sau mới biết, “bà trùm” này không phải chỉ ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón lấy tiền, chị cũng xắn tay lên làm hết thảy mọi việc, sau khi sắp xếp khách lên ghe ổn thỏa, chị phi lên chiếc ghe đã có khách ngồi sẵn, đầu trần chân không lái ghe phăng phăng đưa khách đi chợ nổi.

“Phiêu” trên sông, ăn hủ tiếu quán dì Bảy

Nhớ lúc ở bến khi vừa đặt chân xuống ghe, người chao đảo như gã say rượu đang cố lấy thăng bằng, có cô gái đi ngang qua trông thấy chúng tôi buột miệng nói với bạn trai đi cùng: “đi bằng ghe này nó mới phiêu”. Nghe thế tôi đắc ý lắm, dù biết mình buồn ngủ gặp chiếu manh, nhưng rõ ràng cảm giác đi ghe nhỏ chòng chành theo sóng nước sẽ khác biệt với tàu lớn bệ vệ.

Ghe rời bến nhẹ lướt êm êm, mỗi lúc một bỏ xa bến Ninh Kiều, bầu trời mới nãy còn mờ ảo trong sương giờ đã trong veo, có thể nhìn thấy hừng đông lấp ló phía chân trời. Trên sông mùa này gió sớm mát rượi, hai bên bờ nghe văng vẳng tiếng gà gáy ráng, tiếng chó sủa.

Nhưng âm thanh quen thuộc và đặc trưng của vùng quê, tiếng ghe tàu qua lại máy nổ ành ạch, mỗi lúc một tấp nập. Đó là những phút giây êm ả trước khi chúng tôi thấm thía thế nào là “phiêu”.

Chiếc ghe nhỏ của chúng tôi đi với vận tốc chỉ bằng một nửa vận tốc tàu lớn, dù xuất phát trước nhưng nửa đường đã bị các tàu, ghe lớn đuổi kịp, vượt lên. Đoạn hai bên bờ sông rộng, bờ đất thoai thoải thì lúc bị vượt mặt, ghe chỉ bị lắc lư nhẹ.

Nhưng đến đoạn sông hẹp, hai bên bờ là kè bơ tông thẳng đứng, những con sóng từ tàu lớn gây ra gặp bờ kè bị dội ngược trở lại, tạo nên những con sóng cao đến nửa mét.

Chiếc ghe bị những con sóng vồ vập tứ phía. Cậu lái ghe vẻ như rất kinh nghiệm, thấy sóng lớn liền hạ ga đi chậm lại, cho ghe nương mình theo những con sóng đánh loạn xạ. Như đọc được mặt sông, cậu nhấp tay liên hồi, uyển chuyển tăng giảm ga để vừa tiến lên vừa giữ thăng bằng. Đến lúc không thể di chuyển được, “tài xế” liền sử dụng tuyệt chiêu… tắt máy, cho ghe thả trôi trên sông, đợi sóng lặng mới nổ máy trở lại.

Trải qua mấy bận nghỉ dọc đường, cuối cùng chúng tôi cũng đến được chợ nổi Cái Răng. Mùa nước nổi nhưng tàu bè dường như thưa thớt hơn xưa, đi một đoạn thì đã hết chợ, có lẽ một phần là do nay đã cuối mùa cây trái.

Điểm tấp nập, rộn ràng nhất của chợ nổi lúc bấy giờ là “quán” bán đồ ăn sáng của dì Bảy, nằm ngay giữa sông. Ghe chúng tôi cũng ghé lại đó, thưởng thức bữa sáng trước khi tiếp tục hành trình.

Chiếc ghe của dì Bảy bị vây quanh giữa 5, 7 ghe tàu lớn nhỏ, mất một hồi chúng tôi mới tìm được kẽ hở, nêm mũi ghe vào, cột dây cố định với quán ăn. Dì Bảy ngồi lọt thỏm giữa bếp, bốn phía là đủ thứ từ bếp lò bếp than, nồi niêu xoong chảo đến nguyên vật liệu chế biến, gia vị… được sắp rất chuyên nghiệp, vừa vặn trong một không gian trông như không thể nhỏ hơn được nữa.

Dì Bảy bán các món chính là hủ tiếu và bún, bánh canh, từ các món này khách có thêm nhiều sự lựa chọn như ăn cùng xương, thịt viên, lòng, chả hay riêu… Lúc này khách quá đông, tới mấy chục con người, dì Bảy bảo tập trung bán còn không kịp nên không thể trò chuyện được nhiều.

Đó là dì Bảy còn có người cháu trai giúp việc, chuyên bưng bê đồ ăn, dọn dẹp chén bát và tính tiền cho khách, đỡ được rất nhiều việc.

Dì Bảy tất bật làm đồ ăn sáng cho du khách
Dì Bảy tất bật làm đồ ăn sáng cho du khách

Anh này khá vui tính, được coi như “người phát ngôn” cho dì nhưng cũng quá bận rộn để có thể ngồi kể cho khách nghe một câu chuyện có đầu có đuôi. “Dì bán ở đây mười mấy năm rồi”, anh kể và cho biết thêm, trước đây má của anh này bán ở đây, sau đó má anh già nên nghỉ ở nhà và dì Bảy bán thay. Quán bán từ tầm 5 giờ đến 9, 10 sáng hàng ngày.

Một điều đặc biệt và cũng rất thú vị ở hàng ăn của dì Bảy, là dì chỉ bán đồ ăn thôi, khách tự đi mà xoay xở tìm cách ăn uống sao cho hợp lý. Thông thường, như tôi quan sát thấy, đồ ăn từ tay dì Bảy sẽ được bưng đến ghe trao tận tay cho khách. Ghe được cố định lại với nhau nhưng vẫn còn gập ghềnh, khách ngồi vừa giữ thăng bằng vừa giữ đồ ăn tránh bị rơi đổ.

Bàn ăn là một tấm gỗ nhỏ trang bị sẵn trên ghe, tới lúc đó được mang ra bắt ngang trên thành ghe, tô đồ ăn đặt lên trên. Ghe chúng tôi không có bàn ăn, đành phải vừa bưng vừa ăn, nóng muốn phồng tay. Tôi thắc mắc quyền lợi với dì Bảy, dì liền quay sang lườm cậu tài ghe của chúng tôi: “bàn ăn của khách đâu thằng quỷ”. Như biết tính dì Bảy, thương lắm nên mới rầy la, cu cậu nhăn răng cười, ló mấy cộng bún nhai dở trong miệng.

Chúng tôi đã trả 80 nghìn đồng cho bữa sáng với 2 tô hủ tiếu xương đặc biệt trong đời. Đơn giản, đó là trải nghiệm chưa từng có và chẳng biết bao giờ mới có dịp trở lại, gặp lại dì Bảy và những con người hồn hậu. Sau bữa sáng, chiếc ghe loay hoay mấy bận tiến tới rồi thụt lùi, tìm khoảng trống để chen ra khỏi mấy chiếc ghe đang vây quanh.

Điểm đến tiếp theo là lò hủ tiếu – vườn sinh thái Sáu Hoài (phường An Bình, quận Ninh Kiều), khách đến đây sẽ được tận mắt thấy các công đoạn làm nên sợi hủ tiếu như thế nào. Thú vị hơn, có thể trải nghiệm cảm giác tự tay thực hiện một công đoạn đơn giản, như cắt sợi hủ tiếu. Và nếu đói bụng, có thể thưởng thức một tô hủ tiếu dằn bụng trước khi ra về.

Lẽ ra ghe chúng tôi sẽ đi thăm vườn trái cây, điều hiển nhiên khi thăm thú miền sông nước. Nhưng vì chị đi cùng phải về để kịp ra sân bay, chúng tôi đành phải về sớm hơn dự liệu. Điều an ủi sau đó là ghe chúng tôi cũng được thưởng thức trái cây do tự tay mình hái trên cây. Đó là những chùm mận treo lơ lửng hai bên mép sông, đứng trên ghe có thể với tới.

Trên đường về bến Ninh Kiều, chúng tôi được trở lại với cảm giác “phiêu” trên sông một lần nữa. Nếu có khác thì có lẽ là việc ghe đang đi thì bị hết xăng, đang hoảng hốt thì cậu lái ghe cầm lên chai xăng và đổ vào máy. Trong thời gian đó, chiếc ghe trôi tự do còn chúng tôi thì nói chuyện phiếm về tình huống lỡ chẳng may không có nhiên liệu dự phòng.

Tôi và anh bạn đã 6 năm mới có dịp trở lại chợ nổi, cảm giác giờ điểm đến nổi tiếng của Cần Thơ giờ đã không còn nhộn nhịp, tấp nập thuyền ghe, bán buôn như xưa. Buổi trưa ngồi cà phê với một người anh đồng nghiệp, đem chuyện này ra tâm sự thì được anh lý giải, bây giờ giao thông trên bộ ngày một phát triển thuận tiện, người dân vì thế dần rời sông nước lên hẳn trên bờ sinh sống, lập nghiệp.

Nhìn sự phát triển của đất Tây Đô bây giờ, với những tòa nhà chọc trời ven sông đêm đêm lung linh hoa lệ, và sắp tới sẽ ngày một nhiều tòa nhà như thế, mường tượng ra được cảnh sông nước mai này thêm thưa thớt.

Ngược lại với khung cảnh cách đây nhiều năm, giờ đây khách du lịch đi chợ nổi đã nhiều gấp mấy lần người dân họp chợ, không biết với cái đà này, khu chợ nổi có tuổi đời trăm năm còn đủ sức hấp dẫn khách du lịch đến bao giờ.

bài liên quan
Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/1/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Đổi mới & Thích ứng: Làm kinh tế nông nghiệp, vừa khỏe vừa bền

Đổi mới & Thích ứng: Làm kinh tế nông nghiệp, vừa khỏe vừa bền

Làm kinh tế nông nghiệp cần phải xét lợi ích, chi phí ở tất cả các phạm vi. Tổng lợi ích mang lại phải lớn hơn tổng chi phí thì mới là kinh tế.
Đánh bắt cá linh mùa nước nổi miền Tây

Đánh bắt cá linh mùa nước nổi miền Tây

Thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 được xem là giai đoạn nước nổi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo mùa nước nổi thì cá linh như là một món quà giành cho người dân nơi đây.
Cần Thơ phát triển du lịch sinh thái mang đậm bản sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ phát triển du lịch sinh thái mang đậm bản sắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hoa khôi Nam Em lấn sân ca hát với MV Tết sang

Hoa khôi Nam Em lấn sân ca hát với MV Tết sang

Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu long 2015, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Nam Em vừa thực hiện MV đầu tay mang tên “Tết sang”. Đây là MV đánh dấu việc chính thức lấn sân ca hát của người đẹp quê Tiền Giang này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Thanh Hoá: Công ty TNHH Tân Hồng Phúc xử phạt vì khai thác vượt quá mốc giới

Công ty TNHH Tân Hồng Phúc bị UBND tỉnh Thanh Hoá xử phạt hơn 200 triệu đồng vì khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép.
TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

TP.HCM: Cơ sở tắm hơi, massage quận 3 ngang nhiên “lấn sân” sang khám, chữa bệnh

Theo Sở Y tế TP.HCM, cơ sở này đã ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, phường 10, quận 3.
Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Yên Bái: Binh đoàn xe tải chở vật liệu hoành hành, quần thảo đường liên thôn và Quốc lộ 70

Hàng loạt xe tải chở vật liệu tung hoành trên nhiều tuyến đường thuộc tỉnh Yên Bái rất cần sự vào cuộc của các lực lượng chức năng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.