Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 29 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 29°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Lâm Đồng: Báu vật văn hóa Tây Nguyên ngày càng mai một

Nhà nước và Pháp luật
03/07/2017 09:16
Gia Hân
aa
Những báu vật của người đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên được lưu giữ hàng trăm năm qua, gắn với nhiều câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ. Nhưng hiện nay, những chiếc chóe rượu cần, trống da voi, bộ cồng chiêng, bộ ngà voi, bộ trang phục thổ cẩm, nhẫn bạc.... đã và đang rơi vào tay những dân chuyên chơi đồ cổ.


Báu vật mang giá trị tinh thần

Đến với huyện Lâm Hà cách TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 55 km, chúng tôi được người dân giới thiệu đến với già làng Duôm Dai K’ Bát có một kho báu vật vô giá, quan sát chúng tôi thấy một bộ sưu tập đồ sộ với hàng trăm vật dụng đặc trưng của người K’Ho có trên hàng trăm tuổi như: ché rượu cần, cồng chiêng, cà tùng, M’buốt, kèn bầu, trống da trâu, sà gạc, gùi…

Nhắc về báu vật này, già Duôm Dai K’ Bát cho biết: “Trong bộ sưu tập của tôi, giá trị nhất là bộ cồng chiêng 6 chiếc, ngày đó tôi phải đổi bằng nhiều con trâu mới có được. Những chiếc công chiêng được sử dụng nhiều trong các nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng như đám cưới, làm nhà mới, đưa người chết ra mồ, bỏ nhà mồ.

Nhiều già làng người Mạ, K’ Ho, S’Tiêng, Chu Ru... nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho hay: “Cách đây hằng chục năm về trước, nhiều người đồng bào nơi đây vẫn lưu giữ khá nhiều chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trống da voi, bộ ngà voi... Thế nhưng, những hiện vật đó, bây giờ hiếm thấy ở trong nhà người dân tộc và nếu có cũng không ai muốn bán, những gia đình còn sở hữu cũng không bán dù trả với giá tiền rất cao".

Nhiều già làng nói “Trước kia, nhiều người dân bản địa không biết giá trị tinh thần của các hiện vật nên bán hết hoặc bảo quản không chặt chẽ, nay nhiều hộ gia đình hiểu được là hiện vật tổ tiên để lại, mang ý nghĩa và giá trị lớn nên cất giấu rất kỹ”.

 Khan hiếm những chiếc chum được giữ lại trong nhà người đồng bào Tây Nguyên.
Khan hiếm những chiếc chum được giữ lại trong nhà người đồng bào Tây Nguyên.

Một chuyến đi xa, tới buôn Con Ó thuộc huyện Đạ Tẻh, người Mạ hiếm hoi còn lưu giữ những chiếc chóe cổ, bộ cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có trên hàng trăm tuổi ngoài già làng K’Mế. Già giới thiệu “Mỗi báu vật chúng mang một giá trị hoàn toàn khác nhau, đối với già, đồ vật có giá trị nhất là bộ cồng chiêng 11 chiếc, già không biết chúng có từ bao giờ mà chỉ biết, đây là bộ cồng chiêng do cha ông từ nhiều đời để lại. Ngày đó, cha ông phải đổi bằng nhiều con trâu mới có được chúng, bộ chiêng thường dùng trong các dịp lễ lớn”.

Già làng K’ Mế cho biết thêm: Hàng chục chiếc chóe cổ (người Mạ gọi là Đrắp hoặc Jăng) gồm nhiều loài với nhiều màu sắc khác nhau cũng được già cất giữ cẩn thận. Chiếc chóe có hình con rùa ở cổ chóe (Đrắp Cọp) được mua lại của một người dân ở Đạ Tẻh cách đây hàng chục năm và đổi bằng 12 gùi lúa - loại gùi dài đựng gần cả tạ lúa”.

Những tay săn đồ cổ

Ông N. Đ. T. Ngụ tại TP Đà Lạt có hơn 10.000 hiện vật, từ những cổ vật đơn sơ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người đồng bào đến các báu vật quý hiếm của vua chúa ngày xa xưa, được sưu tầm từ khắp mọi miền. Trong bộ sưu tập đồ cổ này, các báu vật quý giá được cho là của vua Chăm còn sót lại như: con dao lệnh, bộ chiêng Arap của hoàng tộc Chăm và một tấm xà rông được cho là báu vật quý giá của giới vua chúa người Chăm. Ngoài ra, ông T. có số lượng lớn cồng chiêng Tây Nguyên với 70 chiếc.

Không kém, Ông Đ.M.T sở hữu hơn 3.000 hiện vật Tây Nguyên, được trưng bày đẹp mắt tại nhà riêng ở TP Đà Lạt. Ông T. có bộ trống da voi; những bộ đàn đá, tinh ning, cha pi, tơ rưng; chiếc ché “mẹ bồng con” giá trị tương đương với 11 con trâu; chiếc ghế “vua voi” làm bằng nhiều đốt xương voi kết lại bằng dây rừng và được cài hai răng nanh.

Mặc dù, ngành Văn hóa các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Tây Nguyên như: Sưu tầm; bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, nhà rông, nhà dài; phục dựng lễ hội truyền thống; truyền dạy hát kể sử thi… , tuy nhiên, việc thực hiện chỉ mới bắt đầu và hiệu quả chưa cao.

Khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống người dân được nâng cao, bà con nơi đây biết sắm sửa nhiều phương tiện nghe nhìn nên cồng chiêng, bộ đàn đá, tơ rưng, M’ Buốt... bị bỏ trong góc nhà bụi bặm bám đầy. Lợi dụng sự cả tin của người đồng bào, những giới đồ cổ tìm các loại vật dụng sinh hoạt thường ngày của người dân tộc như nồi niêu, chén bát, chày cối giã gạo, cung, nỏ, thuyền độc mộc… để hỏi mua.

Nhiều người thấy được giá, thấy những món đồ cổ xù xì, không đẹp bằng các sản phẩm công nghiệp nên “bán tống bán tháo” và hầu hết, những con buôn mua lại với giá rất thấp và tay chơi bán lại cho người khác với giá cao ngất ngưởng.

Bộ cồng chiêng là báu vật vô giá của già làng K’Mế.
Bộ cồng chiêng là báu vật vô giá của già làng K’Mế.

Một cán bộ viện Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng chia sẻ. “Để phát triển bền vững Tây Nguyên, không thể không quan tâm công tác bảo tồn, phát huy văn hóa của các dân tộc. Những chiến lược, giải pháp mang tính quy mô, trọng tâm, cấp thiết là điều đang đặt ra; cần được cả cộng đồng chung tay góp sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên”.

bài liên quan
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Khai mạc Tuần lễ Amazing Bình Định Fest 2024

Tối 22/3, tại Vịnh Thị Nại, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Tuần lễ Thể thao, văn hóa và du lịch Bình Định 2024 (Amazing Bình Định Fest 2024).
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa, du lịch và ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I

Theo Thông cáo báo chí của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, lễ hội dự kiến diễn ra trong 3 ngày, từ 29/3 - 31/3/2024.
Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Xem tranh Hàng Trống "kể" truyện cổ dân gian

Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Ngọc Khuê tổ chức khai mạc triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống", một trong những dòng tranh dân gian độc đáo và lâu đời trong văn hóa Việt Nam.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY