Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

“Lạm bàn” về văn hóa ngày Tết

Văn hóa
17/01/2020 06:40
Phương Lan
aa
Chỉ dăm ba hôm nữa đến đến Tết Nguyên đán, cái Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.


Từ bao đời, Tết cổ truyền đã mang đến một nét đẹp văn hóa, in sâu vào tâm thức bao thế hệ người Việt. Nói đến văn hóa ngày Tết sẽ có rất nhiều, song ở đây, chúng tôi chỉ “lạm bàn” đôi điều về nét đẹp văn hóa trong mỗi độ Tết đến, thôi thúc bao người con xa quê cứ “đau đáu” nhớ về!

Nói đến phong tục, văn hóa ngày Tết thì tảo mộ trở thành nét đẹp truyền thống. Không chỉ răn dạy con người nhớ về nguồn cội, sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với anh em, người thân, mà còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, tình làng nghĩa xóm.

Tảo mộ trước Tết vì vậy mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trải dài trên khắp mọi miền đất nước và mang tính dòng tộc rõ nét. Tảo mộ - trước nhất là để tưởng nhớ về những người đã khuất trong dòng họ như: ông bà, cha mẹ, anh chị em.

Đặc biệt, với những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể. Thường thì tảo mộ được bắt đầu từ 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết. Những ngày này, người đi tảo mộ sẽ chung tay dọn dẹp, sửa sang, quét dọn các phần mộ của dòng tộc, gia đình.

Nào là phát hoang cỏ dại, nào là lau chùi sạch sẽ. Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân vì thế đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó cũng là thể hiện tình cảm hướng về nguồn cội, bởi “con người có tổ tông, như cây có cội như sông có nguồn”.

Nói về tục tảo mộ trước Tết, bà Nguyễn Thị Thêu (67 tuổi, ngụ xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) chia sẻ: “Ngày 21 tháng Chạp, gia đình tôi bắt đầu đi tảo mộ. Hôm đó, anh em, các cháu tụ về, mỗi người mang một vật dụng như: chổi, nước, bàn chải, khăn lau… để làm sạch các phần mộ. Tảo mộ không quan trọng phải là mâm cao cổ đầy, quan trọng chính là tấm lòng của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Dù bận thế nào, tôi vẫn thường nhắc nhở con cháu nhớ ngày tảo mộ của gia đình để về thể hiện tấm lòng với tổ tiên ở nơi vĩnh hằng!”.

Lì xì, mừng tuổi đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của Tết Việt

Lì xì, mừng tuổi đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của Tết Việt

Tảo mộ xong, bữa cơm tất niên quây quần cùng gia đình là nét đẹp văn hóa trong ngày 30 Tết có lẽ được nhiều người mong chờ nhất. Bởi, cúng tất niên là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ cho mình trong năm qua làm ăn, học hành tấn tới. Đó là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Bữa cơm tất niên còn là bữa cơm họp mặt cuối cùng của mọi người trong năm cũ, cùng ôn lại những vất vả, vui buồn của năm qua, chuẩn bị bước sang năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hanh thông tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi người đều có những cảm xúc riêng, mang theo niềm vui và mong chờ. Mâm cơm tất niên cũng tùy vào điều kiện từng gia đình.

Với những người khấm khá, đương nhiên phải chuẩn bị mâm cơm với đầy đủ “thịt mỡ dưa hành”. Không thì… mâm cơm cúng ông bà chỉ cần tấm lòng của con cháu cũng đã quá đủ rồi. Trong bữa cơm tất niên ấy, những lỗi lầm, muộn phiền của năm cũ dường như đã nhường chỗ cho niềm vui, hạnh phúc. Mọi người dễ giải bày cho nhua nghe về công việc, về gia đình hay những dự định trong tương lai hay sẻ chia cùng nhau trước những khó khăn của năm cũ để hướng về những điều tốt đẹp đang chờ trong năm mới.

Vì thế, bữa cơm tất niên luôn để lại trong mỗi người một cảm xúc khó quên, dù có đi đâu xa, người Việt vẫn thường nhớ đến bữa cơm đặc biệt này. Nhất là với những người Việt xa xứ, nhớ về bữa cơm tất niên luôn khiến lòng họ khắc khoải, đau đáu nhớ về.

Đã nói đến nét đẹp ngày Tết thì thật thiếu xót nếu không nhắc đến chuyện lì xì đầu năm. Không biết tục lì xì xuất hiện bao giờ, chỉ biết rằng mỗi khi đến Tết, người lớn tranh thủ đổi tiền lẻ mới toanh, trẻ nhỏ lại tìm những câu chúc hay để mừng tuổi ông bà, cha mẹ.

Và, cứ nhắc đến lì xì, ai cũng nghĩ ngay phong bao đỏ thắm, in hình linh vật trong năm hoặc ông thần tài, hoa văn lạ mắt. Ông bà thì mừng tuổi mới cho con cháu bằng những bao lì xì màu đỏ hoặc vàng rực rỡ kèm theo những câu chúc học giỏi, chăm ngoan... Con cái thì mừng tuổi cha mẹ với mong ước họ sẽ có một sức khỏe dồi dào, “trường thọ”.

Song, điều đáng bàn ở đây là liệu tục lì xì ngày nay có còn là mỹ tục như xưa? Không bàn đến chuyện “mượn” lì xì để gửi phong bì, chỉ nói đến chuyện trẻ nhỏ giờ cũng bắt đầu ganh đua nhau việc được lì xì nhiều hay ít thì đã đến lúc cần nhìn nhận lại. Bởi lì xì như đã nhắc đến, là phong tục đẹp, có ý nghĩa tinh thần sâu sắc, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Vì vậy, việc giáo dục ở trẻ cách biết quý trọng đồng tiền dù lớn hay nhỏ khi được nhận phong lì xì đỏ thắm là việc rất cần thiết. Bởi, tiền bạc dù có quý nhưng cũng không sánh bằng giá trị tinh thần. Và lì xì chính là nét đẹp văn hóa của người Việt.

Thế nên, dù thời đại có thay đổi, tiến bộ mức nào thì tảo mộ, mâm cơm tất niên cúng ông bà hay mừng tuổi đầu năm vẫn mãi là nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về, cần được giữ gìn, phát huy đúng với giá trị tinh thần mà nó mang lại.

bài liên quan
Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Múa rồng - Nét văn hóa độc đáo ngày Xuân

Từ lâu, múa rồng đã trở thành món ăn tinh thần, nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết đến, xuân về. Múa rồng mang theo ước vọng cầu mong mong sự thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho mọi nhà. Khi tiếng trống vang lên, người già, trẻ nhỏ lại háo hức dõi theo.
Về Việt Nam là thấy “an” trong tâm hồn

Về Việt Nam là thấy “an” trong tâm hồn

Hơn mười năm sống ở nước ngoài nhưng Đặng Kiều My (27 tuổi), hiện là tư vấn chiến lược tại Công ty Boston Consulting Group (BCG) tại Paris (Pháp), vẫn luôn dành trọn tình yêu cho quê hương, đất nước Việt Nam.
Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết cổ truyền: Về nhà hay du xuân?

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, là dịp hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm thiêng liêng, sâu sắc của người Việt.
Rộn ràng công tác chuẩn bị đón Tết của người xưa

Rộn ràng công tác chuẩn bị đón Tết của người xưa

Tết Nguyên Đán là lễ hội đầu tiên của năm và là lễ hội lớn nhất trong truyền thống của người Việt. Đó là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm “tống cựu nghinh tân”, rũ bỏ quá khứ và chào đón tương lai.
Đồng Nai: Hơn 800 người rước, dâng bánh “kính nhớ tổ tiên”

Đồng Nai: Hơn 800 người rước, dâng bánh “kính nhớ tổ tiên”

Thông qua lễ diễu hành này nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân ý nghĩa của Tết cổ truyền dân tộc, phong tục gói, nấu bánh Chưng của nhân dân ta.
Cần nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại địa phương

Cần nắm bắt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại địa phương

Chăm lo tết cho nhân dân vui tươi, lành mạnh và thăm hỏi các đối tượng chính sách chu đáo cũng là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.