Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Không gian mở trong truyện ngắn mini

Văn hóa
29/09/2016 08:30
Nhà thơ Hải Đường
aa
Tôi thấy nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Oanh ở cuốn sách văn học đầu tay này là sự sắp đặt những hạt bụi, những giọt nước, những chiếc lá, những nụ hoa... vào trong một khoảng không gian.


Có một truyện ngắn mini của Mỹ, đọc đã lâu, tôi không còn nhớ tên truyện và tác giả. Nhưng nó cứ ám ảnh mãi, vì truyện chỉ có 33 chữ (gọi chính xác là 33 âm tiết) và đương nhiên, có nhân vật, có tình huống truyện. Truyện thế này: Trên tàu, anh thanh niên nhường chỗ cho bà già. Bà già lăn ra bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, bà già cảm ơn anh thanh niên. Anh thanh niên lăn ra bất tỉnh.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Oanh. Ảnh Thúy Hằng
Nhà văn Nguyễn Ngọc Oanh. Ảnh Thúy Hằng

Chỉ có vậy thôi mà truyện cực ngắn này cứ ám ảnh tôi mãi. Vì sao bà già lăn ra bất tỉnh? Rồi lại đến lượt anh thanh niên lăn ra bất tỉnh? Sự nhường chỗ và lời cảm ơn có liên quan gì đến sự bất tỉnh kia? Tùy vào sự nhận thức, hoàn cảnh, tâm trạng mà người đọc sách có cách trả lời khác nhau. Và 33 chữ ấy cứ ngân lên, cứ lay thức mãi. Ai bảo truyện cực ngắn chỉ là dao găm, súng lục, sức công phá kém?

Đọc truyện cực ngắn của Nguyễn Oanh được in trong một tập sách chưa đầy 200 trang, tôi cũng nhiều lần phải dừng lại suy ngẫm trước những điều bất ngờ, thú vị, mang đến tiếng cười sảng khoái, và lúc khác là cảm giác buồn đến xót xa! Tập truyện có tên Chuyện kể trong thang máy gồm 75 truyện.

Trong đó tác giả dành 47 truyện viết về nhân tình thế thái, từ chuyện gia đình, cha mẹ, vợ chồng con cái, đến chuyện xóm giềng, phố sá, đất nước, và...thế giới. Là một nhà giáo đủ “cân đai mũ mãng” với học hàm học vị là Phó Giáo sư, Tiến sỹ ngành báo chí truyền thông, đồng thời là một nhà báo trưởng thành từ phóng viên và đã có hơn 30 năm trong nghề, mỗi câu chuyện trong tập sách đều có bóng dáng của chất báo chí, nghĩa là nó có nguồn gốc từ thực tế đâu đó ai cũng thấy, cũng cảm nhận.

Thêm vào đó là chất sâu lắng của những tầng thông tin khác nhau. Cho dù với làng văn, anh chỉ khiêm tốn nhận mình là anh lính bình nhì vừa nhập ngũ. Thế nhưng anh đã dành tâm huyết cho những mảng đề tài văn chương bám sát cuộc sống khá thời sự này để tái hiện. Đó là 28 truyện viết về báo chí và nghề báo, về chuyện dạy và học ở ta, cả ở cấp phổ thông, đại học và trên đại học. 30 năm làm báo, ghi chép, dồn nén vào 75 câu chuyện “nhỏ xíu”, âu cũng là sự chắt chiu, dè sẻn lắm.

Bìa cuốn “Chuyện kể trong thang máy” của PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh. PV IJC
Bìa cuốn “Chuyện kể trong thang máy” của PGS,TS Nguyễn Ngọc Oanh. PV IJC

mảng thứ nhất, tạm đặt tên: Chuyện đời, Nguyễn Ngọc Oanh với giọng kể trầm tĩnh, ngôn từ mộc mạc, thấm đẫm lời ăn tiếng nói người quê, người phố, pháo họa nên bức tranh muôn mặt của đời sống hôm nay.

Một cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất, tiện nghi sinh hoạt ngày càng hiện đại, nhưng đời sống tinh thần, văn hóa ứng xử giữa con người với con người, nhất là họ lại có quan hệ huyết thống, thì đang có sự xáo trộn, rạn nứt ghê gớm. Những truyện: Răng của mẹ, Bát cơm của mẹ, Vô sinh, Làm mẹ đơn thân... khiến người đọc xúc động, bùi ngùi và cả sự đau xót trước sự ứng xử có phần lạnh lùng, nhẫn tâm của những người ruột thịt. Truyện Răng của mẹ đưa ta về một miền quê. Bảy anh em con chung của mẹ đều đã trưởng thành có dịp về cố hương để bàn chuyện làm lại răng cho mẹ. Làm răng sứ thì đắt hơn. Làm răng i-nox thì giá rẻ một nửa.

Nhưng rồi ngay cái chuyện sứ hay i-nox còn chưa ngã ngũ thì các con đã sòng phẳng và riết róng chuyện tiền nong. Cứ chia ra, mỗi anh “gánh” một, hai cái răng. Bất ngờ nhất là cậu út. Cậu bảo, thời cậu có mặt trên cõi đời đường sữa ê hề, không được mẹ bú mớm, vì thế cậu chỉ đóng... một nửa suất trồng răng. Kíp nổ của khối bộc phá là ở chi tiết này. Chỉ chi tiết ấy thôi, chẳng nhiều lời bàn thêm, câu chuyện đã có da có thịt, tính cách nhân vật đã hiện lên thật rõ nét, khiến người đọc giật mình. Giật mình và nén tiếng thở dài.

Trong nhiều truyện khác cũng có những tình huống bất ngờ, sự bất ngờ có lí, như thế. Đó là nét đặc sắc ở Nguyễn Ngọc Oanh. Như chuyện Vô sinh. Người vợ mãi chưa có con. Thương chồng chị đi xem thầy, rồi về nhà hỏi chồng, hồi còn đi đánh trận anh có giết người không, có làm việc gì “phạm” không? Anh suy nghĩ mãi. Làm người lính khi ra trận bảo vệ Tổ quốc thì cái lẽ thường là mình không giết “nó” thì “nó” giết mình, tránh sao được. Nhưng trực tiếp “giết” thì chưa. Chỉ có một lần, duy nhất một lần có lẽ anh đã làm điều “phạm”. Đó là đã lượm những thanh gỗ và mấy vật dụng ở một ngôi chùa thiêng làm củi. Vậy là “vô nhân nhân trẩm” (?!). Cái triết lý đạo Phật được chuyển tải âm thầm lặng lẽ mà thấm sâu, cảnh báo con người cần làm những điều thiện thay vì điều ác.

Cùng với sự bất ngờ, đọc truyện ngắn mini của Nguyễn Ngọc Oanh, thấy tác giả có tài dựng truyện. Truyện cực ngắn thật đấy nhưng nhân vật có hình hài, tính cách rõ ràng. Đặc biệt qua câu chuyện mang đến một thông điệp về triết lí nhân sinh, về cái lẽ ở đời, một niềm day dứt khôn nguôi đòi hỏi sự lên tiếng. Ông Đồ, Chuyện kể trong thang máy, Tâm sự của thợ cấy, Tiếng khóc, Nỗi đau đo bằng gì... là những câu chuyện như thế.

Trong Tiếng khóc, người khóc thuê nhập vai đủ loại người, nào em, nào con, nào cháu... Vai nào tiếng khóc cũng bi thương, não nề. Càng khóc “hay” thì càng có nhiều người ném tiền vào hộp. Đang lâm li thống thiết, kết truyện bỗng rẽ ngoặt: “Chỉ có người phụ nữ khóc mướn là thỉnh thoảng lại dòm xuống cái hộp đựng tiền”. Cuộc sồng này sẽ ra sao nếu đến ngay cả tình cảm thiêng liêng "nghĩ tử nghĩa tận" của con người cũng ghỉa dối, cũng mua bán?

Có một ông đồ thời hiện đại. Ông bán chữ cho nhiều người. Ông giảng giải trơn tru về chữ tâm, chữ đức chữ phúc... Nhưng sống gần ông thì thấy ông là người hãnh tiến, đố kị, nhỏ nhen. Nhỏ nhen đến mức, có ông hàng xóm ở tầng một không muốn bán nhà cho ông đồ ở tầng hai, ông đồ nghĩ ra trò bẩn, cứ ai đến hỏi mua nhà là lấy nước bẩn hắt ào ạt từ trên xuống...Tác giả bỗng đột ngột lái câu chuyện sang hướng khác. Nhân một ngày đẹp trời Ông đồ muốn “tặng cậu” chữ Tâm. Nếu là bạn, bạn có nhận không? Thì ra cái Tâm của con người đâu ở cái chữ người ta viết để treo lên mà nó ở trong từng hành vi của họ.

Chuyện kể trong thang máy là truyện ngắn mà tác giả lấy làm tên cho cả tập. Chuyện chỉ có tám gạch đầu dòng. Những lời đối thoại của một cô giáo mặc váy ngắn “trên đầu gối một tí” và một bác, có lẽ là đồng nghiệp cùng lên tầng sáu. Bác nói rằng, cô mặc váy ngắn thế thì trò sẽ thiếu tập trung. Còn khi đã lên tầng cần đến thì cô giáo nhắc khéo đã đến rồi đấy. Hóa ra người đối thoại mới là người không tập trung. Thú vị đấy. Nhưng còn thú vị hơn khi cùng ngẫm nghĩ về mỗi nấc thang trong thang máy và mỗi nấc thang của cuộc đời. Bác già ơi, mắt bác quen nhìn xuống, nay đo kích cỡ một đồ vật nào đó hiện thời, biết lấy gì làm chuẩn? Sâu xa thì đó là cách nhìn thế hệ của lớp người già với lớp người trẻ. Có khắt khe quá không? Có đánh giá con người qua quần áo giày dép, qua vẻ bề ngoài định kiến hay không? Mỗi người một cách nhìn về cuộc sống qua từng nấc thang cuộc đời... Sâu xa mà ý nghĩ trong từng con chữ.

Kể ra những câu chuyện như thế có lẽ sẽ rất dài. Xin được nói tới mảng thứ hai là chuyện báo chí và nghề báo.

Người viết bài này cũng làm nghề báo và gắn bó cả đời với nghề. Nhiều câu chuyện Nguyễn Ngọc Oanh viết, tôi cũng đã nghe, đã chứng kiến. Vậy mà khi đọc truyện của anh, thấy nhiều cái mới.

Ấy là cái sức hút, cái duyên kể chuyện. Làng báo nhiều chuyện vui và cũng lắm chuyện buồn. Vui đã có nhiều người kể. Và cái tạng của Oanh, kể chuyện vui đấy nhưng ngẫm lại cay đắng xót xa giống như ở ngoài đời anh hay cười, ưa hài hước. Cái hay là ngay cả khi kể chuyện buồn, tác giả đã kể bằng những lời nhẹ như không mà thấm thía. Cười đấy mà đau, mà ứa nước mắt.

Nào là những nữ phóng viên sau thời gian tập sự ở một tòa soạn ở vùng cao đến khi được kí hợp đồng thì nhất quyết xin về xuôi, vì không chịu an phận, chỉ lo tương lai gia đình con cái, lo “văn hóa rượu” hằn sâu trên tuổi đời và gương mặt chồng con. Nào là chuyện “vào nghề đã thấy cây đề cây đa”. Phóng viên trẻ viết toàn chuyện vĩ đại, chuyện thế giới, chuyện đại dương, bắn đại bác ùng oàng trên mặt báo, nhưng mà chả ai đọc anh. Hỏi mấy bác lão luyện trong nghề, bác chả khuyên gì, chỉ bảo, chú kiếm cho bác mấy cái đóm để hút thuốc lào. Cả năm chả thấy bác cho “chưởng” nào.

Mãi rồi phóng viên trẻ cũng tự rút ra, đọc bài, học chữ của “các cụ”, xem cách “các cụ” hút thuốc lào, uống chè vặt mà tự tổng kết. Hãy tự hỏi: viết cho người nào xem, rồi hãy múa bút. Nào là một xê-ri chuyện lão Vồ. Lão Vồ làm Sếp ở một tờ báo. Cứ thấy nữ phóng viên trẻ đẹp là lão vồ. Vồ thì khi trúng khi trượt. Lão được vô số thứ nhng cũng mất nhiều. Mất lớn nhất là mất danh dự, nhân cách nhà báo, làm tổn tư hương đến đồng nghiệp. Nhưng lão cãi cũng hăng. Lão bảo, thấy mồi ngon thì mới vồ. Thấy con mồi đánh tín hiệu thì mới lao vào. À, thì ra lão giỏi triết học, đó là hai mặt của một vấn đề. “Ý nghĩa giáo dục” của truyện nằm sâu trong từng dòng tưng tửng.

Tiếp đến là những câu chuyện về đào tạo sinh viên báo chí, thạc sĩ báo chí. Thầy giáo Nhân thấp thoáng trong các câu chuyện từng trằn trọc nhiều đêm, cả khi ở trường và những khi đi dạy ở các tỉnh xa. Giáo trình, Viết lại giáo trình, Bằng Thạc sỹ, Thạc sĩ rót nước... đi sâu vào chuyện nghề, vừa là nghề báo,vừa là nghề giảng dạy.

Không phải không có lí khi có đồng nghiệp làng báo tỏ ý “trách” thầy Oanh - tác giả - sao lại “vạch áo cho người xem lưng”. Ví như cô trò nào đấy khi bảo vệ luận văn thạc sĩ hỏi lại cứ khăng khăng: “Cho em trả lời vào thời điểm thích hợp”.

Cô nào đó đi học chỉ để lấy bằng mà cái Đài truyền hình của cô chả thay đổi gì sau khi cô có bằng. Rồi một em khác khi có bằng thạc sĩ rồi về tòa soạn được lên chức cao hơn, nhưng chỉ chuyên... rót nước. Vì cái chốn ấy cần người rót nước có bằng thạc sĩ. Có thật thế không? Có đúng thế không? Có người hỏi tác giả. Không thấy tác giả trả lời. Nhưng đến hiện tại, c nước có khoảng hơn 140 nghìn thạc sĩ cử nhân, thất nghiệp. Vâng, đấy mới chỉ là con số lạnh lùng... Phía sau con số là điều thầy Nhân gửi gắm.

Hôm tổ chức ra sách nhiều nhà văn, nhà báo đến dự. Nhiều ý kiến bàn về nghệ thuật viết truyện ngắn, nhất là truyện ngắn mimi. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một cuốn sách cần có thời gian, và trông đợi nơi bạn đọc. Riêng tôi, tôi thấy nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Oanh ở cuốn sách văn học đầu tay này là sự sắp đặt những hạt bụi, những giọt nước, những chiếc lá, những nụ hoa... vào trong một khoảng không gian, khiến cho khoảng không gian ấy lung linh và mở ra nhiều góc độ đáng suy nghĩ, chiêm nghiệm./.

Hà Nội, tháng 9/2016

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.