Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Khôi phục áo dài nam giới - tại sao không?

Văn hóa
17/09/2020 06:50
Thùy Dương
aa
Vừa qua, việc nam - nữ cán bộ, công chức Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế mặc áo dài đi làm đã được dư luận chú ý.


Các chuyên gia văn hóa cho rằng, nếu muốn trở thành quốc phục, lễ phục, các nhà thiết kế thời trang cần biến hóa áo dài nam vẫn giữ được truyền thống, nhưng tiện dụng hơn.

Các thành viên của Câu lạc bộ Áo dài nam truyền thống.

Các thành viên của Câu lạc bộ Áo dài nam truyền thống.

Tìm về nguồn cội áo dài nam giới

Nhắc đến áo dài Việt Nam, người ta thường chỉ nghĩ đến hình ảnh duyên dáng, nhẹ nhàng của người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống, mà ít ai nhớ rằng bộ “áo dài, khăn đóng” cũng từng là trang phục truyền thống, đặc trưng của đàn ông Việt.

Theo sử sách ghi lại, ngay từ Thời vua Lý Thái Tông, nhà vua đã bắt đầu có ý định thể hiện đất nước tự cường thông qua trang phục. Đến thời chúa Nguyễn, vấn đề này càng được chú trọng. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài Việt Nam ở xứ Đàng Trong.

Kể từ năm 1802 thời vua Gia Long trở đi, nhà Nguyễn đã hoàn thiện tà áo dài nam hoàn chỉnh. Không được may mắn như áo dài của nữ giới, trải qua nhiều biến cố lịch sử, tà áo dài ngũ thân của nam giới có lúc lại dường như bị quên lãng.

Nhà nghiên cứu văn hóa Đinh Hồng Cường chia sẻ: “Sau năm 1945, đất nước rất nghèo, để may áo ngũ thân như thế này rất tốn vải vóc. Sau đó chúng ta đối mặt những cuộc chiến chinh trường kỳ, đó là lý do áo dài nam bị mai một.

Phong trào Tây hóa, thay đổi khiến người ta có cái nhìn mới hơn cũng là lý do áo dài nam bị ảnh hưởng. Đất nước lại tiếp tục chiến tranh và tà áo dài không có cơ hội được tiếp tục nối liền. Một điểm rất oan cho tà áo dài nam là hình ảnh áo dài này gắn liền với hình ảnh cụ lý trưởng, cường hào ác bá làm người ta có cái nhìn sai lệch về tà áo dài nam giới”.

Thực chất, chiếc áo dài nam đã vô cùng tối giản. Nó mang tính giáo dục rất cao, khi ta mặc bộ trang phục lên người, nó buộc chúng ta phải có phong thái nghiêm trang, đĩnh đạc. Bộ trang phục của người đàn ông Việt cũng luôn có một chiếc khăn quấn chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn. Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉn chu của đàn ông Việt.

Áo dài nam truyền thống nguyên vẹn ban đầu có 5 thân và 5 cúc nên thường được gọi là áo dài ngũ thân. Đặc biệt nói đến 5 thân phải nói đến chắp tà bào gồm 2 tà trước, 2 tà sau và 1 tà ở giữa. Tà áo phải rộng và tay phải nhỏ búp. Đến sau này, tà áo dài được cải biên rất nhiều trên sân khấu. Đến khi mở cửa hội nhập, các nhà thiết kế đã cách tân khiến áo dài không có hình ảnh 5 thân nguyên gốc...

Cần cải tiến áo dài nam

Sinh thời, cố GS Trần Văn Khê từng nêu quan điểm: “Áo dài của nam và nữ là quốc phục của Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo dài cũng đã trở thành biểu tượng của Việt Nam trong lòng bạn bè các nước. Tôi thích mặc áo dài vì hình thức không chỉ phù hợp trong việc biểu diễn âm nhạc dân tộc mà mặc bộ trang phục đó còn chứng tỏ mình đang tham dự một lễ hội quan trọng...”.

Nhưng nhiều năm trở lại đây, nam giới ở nước ta hiếm sử dụng áo dài, khăn đóng, thay vào đó là những trang phục quần âu, áo sơ mi, veston mỗi khi có sự kiện quan trọng hay đi ra đường. Áo dài, khăn đóng dần bị quên lãng.

Một số ý kiến cho rằng, hạn chế của áo dài, khăn đóng gần như không được cải tiến trong suốt trăm năm qua, trong khi áo dài của nữ giới lại phát triển không ngừng nghỉ. Theo họ, khác với hồi xưa các cụ ngồi lọng và đi bộ, hiện nay, hầu hết đàn ông đi xe máy, số ít đi ô tô.

Nếu đi xe máy mà mặc áo dài thì vạt áo “treo” ở đâu? Nếu cầm vạt áo sau để theo tay lái thì lại bị biến thành “ẻo lả” nhưng phụ nữ, nếu để vạt áo tự tung bay thì sẽ vướng víu, dễ gây tai nạn. Chưa kể tới, áo dài phải có khăn đóng, mà khăn đóng thì không đội được mũ bảo hiểm? Nếu “cắp nách”, hoặc treo khăn đóng vào xe máy nom rất…lủng củng!

Để áo dài nam cùng với áo dài nữ trở thành quốc phục, lễ phục, rất nhiều ý kiến cho rằng các nhà thiết kế thời trang nên cải tiến áo dài nam. Quốc phục phải có hơi hướng đương đại, không chỉ đơn thuần mang tính dân tộc. Khi đã là quốc phục thì từ người 18 tuổi đến 80 tuổi đều thích được mặc. Do vậy, nếu muốn trở thành quốc phục, lễ phục, các nhà thiết kế thời trang cần biến hóa áo dài nam vẫn giữ được truyền thống nhưng tiện dụng hơn.

Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt cho rằng, ngoài các nhà thiết kế chắt lọc tinh hoa bản sắc Việt, các cơ quan chức năng, truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, tôn vinh áo dài nam. Có vậy, không chỉ áo dài nữ mà áo dài nam sẽ sớm trở thành quốc phục, lễ phục vào một ngày không xa.

Hãy nhận diện áo dài nam như một nét văn hóa cha ông

Trong vài năm trở lại đây, kể từ khi CLB áo dài nam của nhóm Đình làng Việt được thành lập, nhóm đã quy tụ được nhiều thành viên yêu thích và thể nghiệm áo dài. Thành viên trong nhóm phần lớn là những nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sĩ – những người góp phần tích cực quảng bá hình ảnh áo dài và vận động mọi người mặc áo dài trong dịp lễ Tết.

Tiến sĩ Trần Đoàn Lâm, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam thuộc NXB Thế giới, cũng là một thành viên của nhóm Đình làng Việt bày tỏ: “Nhóm Đình làng Việt chúng tôi không chủ trương kêu gọi nam giới thay đổi bộ y phục hiện tại bằng áo dài. Mà chúng tôi kêu gọi nam giới hãy mặc áo dài nam giới trong những dịp trọng đại và đặc biệt.

Tết nếu chúng ta ra hồ Hoàn Kiếm thấy chị em mặc áo dài rất đẹp. Vậy thì nam giới cũng mặc áo dài càng đẹp hơn. Hãy quay trở lại nhận diện áo dài nam và coi nó như là một thứ quốc hồn quốc túy. Giữa truyền thống và hiện đại có một gạch nối, gạch nối ấy là điều rất tế nhị, chúng ta cần kế thừa truyền thống và chuyển biến thành hiện đại”.

bài liên quan
Khôi phục áo dài nam giới - tại sao không?

Khôi phục áo dài nam giới - tại sao không?

Vừa qua, việc nam - nữ cán bộ, công chức Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế mặc áo dài đi làm đã được dư luận chú ý.
Áo dài nam - Tây thích, Ta chê

Áo dài nam - Tây thích, Ta chê

Áo dài nữ và áo dài, khăn đóng nam từng là quốc phục, lễ phục truyền thống của người Việt Nam xưa. Trải qua nhiều thế kỷ, hiện nay, áo dài nữ không ngừng được cải tiến và tôn vinh, trong khi áo dài nam lại có “số phận” hẩm hiu.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Theo văn bản của Bộ GD&ĐT, một số cơ sở giáo dục thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Sáng 28/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre, Thành ủy, UBND TP Bến Tre tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”.
Liên tiếp 4 người ở Hà Giang nghi bị chó dại cắn

Liên tiếp 4 người ở Hà Giang nghi bị chó dại cắn

Một con chó có lông màu vàng nghi bị dại, không rọ mõm chạy dọc theo tuyến đường QL2 khu vực huyện Bắc Quang (Hà Giang) cắn liên tiếp nhiều người.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY