Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Huỳnh Thúy Kiều - Tiếng hát dòng sông

Văn hóa
14/02/2020 08:17
Ngô Đức Hành
aa
Với tôi, Cà Mau, gắn bó một thời tuổi trẻ. Những ngày đuổi đàn Thòi Lòi, dầm mình trong bùn đất vét đìa, làm nhà ven sông, bơi lội giữa đám lục bình, ngồi trên vỏ lãi đi rước dâu giữa trăng buông... và yêu.


Tất cả ùa về khi gặp thơ Huỳnh Thúy Kiều. Đọc thơ Huỳnh Thúy Kiều, tất nhiên không riêng tôi, một vùng châu thổ hiện ra mồn một. “Em viết để trả ơn quê hương, em thấy mình thuộc về quê hương, về Cà Mau...”, Huỳnh Thúy Kiều nói với tôi, khi tôi thắc mắc rặt sông nước... trong thơ.

Bìa tập thơ Ru Giấc phù sa

Bìa tập thơ Ru Giấc phù sa.

Bìm bịp kêu nước lớn nước ròng/ Trái bần xanh giữa gió cồn/ Rơi thẳm/ Ăn bông bí mắt thương vàng mật đậm/ Cho anh theo về vùng cổ tích, em ơi!”, Huỳnh Thúy Kiều nâng niu quê hương trong thơ và gọi đó là “Miền cổ tích”. “Quê hương/ Nơi gieo tiếng khóc đầu tiên/ Bên luống cày mồ hôi cha rớt hạt/ Lấm láp mầm xanh/ Nhọc nhằn bùn đất”, (Quê hương). Rất đỗi máu thịt.

Đúng là, quê hương luôn bất tận trong văn học nghệ thuật. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, các nhà văn, nhà thơ trong các áng thơ văn của mình, quê hương luôn được viết bằng cả trái tim. Bởi đơn giản “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”, (Đỗ Trung Quân). Với Huỳnh Thúy Kiều, “miền cổ tích” của chị là cây đước, cây mắm, con cá, con tôm, nắm đất vừa vỡ ối nhoài ra biển....Tự nó cất lên tiếng nói trong thơ chị.

Sực nức cánh đồng mùi khói rạ rơm

Mùa đìa cạn cá tung lên hứng khởi

Tôi được sinh ra nơi đất rừng huyền thoại

Đêm Phương Nam buồn

Phím nhạc cũng chùn rơi.

(Hơi thở tôi mang mùi bùn đất)

Hoặc:

Chín nhánh Cửu Long! Châu thổ không của riêng tôi

Mùa nước nổi mời bạn đến dầm trong bữa canh chua cá linh bông điên điển

Xới chén ân tình cơm rơi vàng lời hẹn

Kênh rạch buồn đuổi ngọn sóng lắng bể dâu

(Châu thổ)

Huỳnh Thúy Kiều là người e ấp, kín đáo. Chị bảo: “Chốn thị thành, đô hội, chốn phù du lao xao Út không thích. Về với đồng đất quê nhà thật tuyệt, chạy trên đồng lúa dẫm cả vào cá mà thành dấu yêu”. Huỳnh Thúy Kiều là út ít trong một gia đình, được ba má, anh hai, anh ba...và chính đồng đất huyện Trần Văn Thời cưng chiều quá đỗi.

Không ngạc nhiên, tâm hồn chị như được “tắm” giữa quê nhà. Yêu quê đến mức nhận ra trong hơi thở của mình cũng có mùi bùn đất thì chỉ có Huỳnh Thúy Kiều. “Có những giấc mơ đêm đêm tạc vào phía con người vết hằn ký ức/ Thời gian rơi tự do theo phương thẳng đứng/ Chiếc đèn dầu như bước ra sáng loà từ cổ tích/ Trẻ hát đồng dao vung vãi lời ươm bóng nắng vàng quê”, (Những giấc mơ màu đất). Đến giấc mơ cũng sậm màu đất, chỉ có Huỳnh Thúy Kiều.

Hơi thở tôi mang mùi bùn đất” và “Những giấc mơ màu đất” chỉ thêm sự xác tín. Viết về vẻ đẹp chân quê, những mảnh hồn quê nhưng ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ của chị hiện đại và mới lạ, làm cho thơ Kiều “hổng giống ai”, như chị vẫn nói.

Tâm hồn của Huỳnh Thúy Kiều chất chứa vẻ đẹp hồn hậu và dân dã, đặc “phong cách Nam Bộ”. Theo dõi Huỳnh Thúy Kiều, ngay trên trang cá nhân, bạn đọc dễ nhận thấy, thơ chị bộc lộ một cách tự nhiên, tinh tế, thi ảnh mới lạ, dẫu viết về điều không mới: “Đồng ngửa cổ/ Ào ào cơn ngực sấm/ Dẫm cuồng phong/ Vác cuốc bửa màu chiều/ Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng/ Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non”, (Nói với quê hương)

Những bài thơ của Huỳnh Thúy Kiều viết về vẻ đẹp dẫu của hồn người, hồn đất, hồn cây...luôn sinh sôi trong tận cùng hồn vía và bất tận của khát vọng. Nhịp thơ cuồn cuộn như nhịp sóng nước nhưng vẫn lắng đọng như những hạt phù sa giữa lòng sông:

Ngẫu hứng chín dòng sông tiếng gà rải giọng tha phương

Máu Cửu Long đỏ quặn lòng chảy mềm dấu chân chim mắt mẹ

Những mái nhà thức giấc

Bóng dừa cỗi cằn sau cơn sấm vụt bừng xanh…

(Ngẫu hứng chín dòng sông)

Đăm đắm với tuổi thơ, cuộc đời, số phận và giải mã thân phận, cảm xúc tinh khiết của “hồn quê” như tên một bài thơ của chị, đó là điều dễ cảm nhận.

nt

Nhà Thơ Huỳnh Thúy Kiều.

Làm thơ từ bé, nhưng chục năm trở lại đây Huỳnh Thúy Kiều bước vào giai đoạn của sung mãn. Người ta thường nói, gừng càng già càng cay, rượu ủ càng lâu càng dễ say và người đàn bà ở độ bốn mươi như Kiều cũng vậy. Họ có những điểm hấp dẫn chết người mà không một độ tuổi nào khác có được, điều này thể hiện trong thơ tình Huỳnh Thúy Kiều.

Đọc thơ tình của Huỳnh Thúy Kiều, dễ cảm nhận, trái tim và và tâm hồn chị nhạy cảm, đa mang. Thơ tình của Huỳnh Thúy Kiều dung hòa, phối hợp, đan xen nhiều đối cực tạo nên sự tương phản mạnh mẽ về cảm xúc: đau khổ và hạnh phúc, bóng tối và ánh sáng, cô đơn và sự vùng lên để giải thoát. Những câu thơ chị nhiều khi như tiếng nấc nghẹn của nỗi đau, thoát thai từ thẳm sâu bản ngã, tuôn trào thành câu chữ: “Hạnh phúc dài. Hơi thở hắt kín hun hút ngủ yên/ Điệu đàn đáy sinh nụ môi bí ẩn đời khát vọng/ Dắt díu màu em/ Anh ngắt đứt khúc ưu phiền ươm ngọc bích nhớ thương trên ngực/ Vương quốc bình minh thức dậy rụng tiếng cười”, (Dắt díu màu em)

Giam nhốt phút giây ngà ngọc

Trong chốn địa đàng vô biên…

(Cơn khát địa đàng)

Ngôn ngữ trong những thơ tình Huỳnh Thúy Kiều đẹp lung linh, giàu chất tạo hình, quyến rũ. Nhịp điệu trong thơ chị luôn được thả lỏng tự nhiên nhưng khỏe khoắn, co duỗi linh hoạt tạo nên sự bất ngờ, làm bung vỡ liên tưởng trong tâm hồn người đọc. Câu thơ của Huỳnh Thúy Kiều thường kết cấu từ ngữ khác biệt về nghĩa “hôn phối” với nhau tạo ra những lớp nghĩa mới, mơ hồ, xa xăm và gợi cảm. Cái tôi trữ tình trong thơ Huỳnh Thúy Kiều thường mạnh mẽ về cảm xúc, chiếu rọi và hòa nhập vào tận cùng cái hồn của sự vật: “chiếc lá rùng mình giũ sạch thuở xa xưa/ trằn trọc đêm/ anh hiện ra khêu nỗi nhớ/ bỏng rát trái tim/ em đánh cược với đời/ xao xuyến cài hư thực nhân đôi/ sầm sập. Nhói đau. Thêm một lần đóng chốt sao vô cớ gùi vai mây hong áo?/ sao tưng bừng vũ điệu?/ anh giẫm gót lên phía ấy, câu thề…”, (Không đề).

Tôi có mấy dịp đàm đạo với một số nhà thơ Vương Cường về thơ Huỳnh Thúy Kiều. “Huỳnh Thúy Kiều viết như thể ngày mai không còn được viết. Đầy nội lực và rất riêng, Đẹp đến thánh thiện.”, nhà thơ Vương Cường có lần nói với tôi. Sẽ có người thích hoặc không thích thơ Huỳnh Thúy Kiều, đơn giản như mỗi người có một quan niệm riêng về cái đẹp, nhưng phải thừa nhận rằng chị đã rất thành công khi tạo ra dấu ấn riêng, một “Bản sắc Huỳnh Thúy Kiều”. Thơ của chị xuất hiện rộng rãi trên nhiều tạp chí, báo của cả nước với tất cả “dấu ấn Nam bộ”, không lẫn.

Đến nay Huỳnh Thúy Kiều đã trình làng “Kiều Mây”, Nhà xuất bản Văn học năm 2008- Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam dành cho tác giả trẻ; “Giấu anh vào cỏ xanh”, NXB Văn học năm 2010- Giải C Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; “Ru giấc phù sa”, NXB Phương Đông năm 2017; và chuẩn bị in “Sông Hồng” (NXB Văn học). Ngoài ra chị còn được Giải C Cuộc thi thơ 2008 - 2009 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Ngoài thơ, Huỳnh Thúy Kiều còn là cây viết tản văn uy tín của các báo, tạp chí như Sài gòn Giải phóng, Quân đội Nhân dân, Sức khỏe và Đời sống....“Trên sông đầy gió” và “Gió tháng Chạp” là những tản văn gần đây Kiều mới ra mắt bạn đọc. “Tản văn Những triền sông, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đặt hàng, đang in để sách phát hành dịp Hội sách Mùa xuân, tháng 3/2020”, Huỳnh Thúy Kiều báo tin vui cùng tôi. Giống thơ, tản văn chị tiếp nối yêu thương, xa xót quê hương, ân cần với quê hương. Tản văn của chị đầy ắp văn hóa bản địa, nhất là vùng cực Nam Tổ quốc, nơi chị sinh ra và lớn lên.

Nhiều nhà thơ thành danh khác như Nguyễn Trọng Tạo, Ngô Minh, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Linh Khiếu đều đánh giá với sự trân trọng thơ Huỳnh Thúy Kiều. Sẽ có nhiều nhận xét khác nhau về thơ Huỳnh Thúy Kiều, nhưng dễ nhận ra thơ Huỳnh Thúy Kiều chân chất đến nồng nàn, tinh khiết đến thánh thiện, tinh tế, khác lạ, rất “Kiều”. Đọc thơ chị dễ “vướng” bất ngờ ở những câu thơ dài, ngắn; những nghịch âm, nghịch vần cuối dòng, cuối câu...đa dạng, gói gém nỗi niềm riêng, chung. Thơ Kiều là tất cả sự mong manh, yếu mềm của một trái tim yêu hình như đang trong mùa phiền lụy, đói khát giấc mơ địa đàng. Có lẽ vì thế mà dễ đi vào lòng bạn đọc.

Nhà thơ “khó tính” Vương Cường nhận xét: “Cảm xúc trong trẻo, tràn đầy; ngôn ngữ thơ phiêu bồng và giàu tính ẩn dụ, vẫn giữ được cái thanh cao, đằm thắm… Không gian thơ được mở rộng, kết nối mọi miền quê bằng tình cảm chân thành và sôi nổi như tình yêu ban đầu của chị với vùng đồng bằng châu thổ…”. “Xanh rặng bần uống vầng trăng đêm sóng sánh biếc Cửu Long/ câu vọng cổ thả tiếng ầu ơ níu mưa nồm bên sông Tiền lồng lộng gió”, (Hát về những dòng sông).

Huỳnh Thúy Kiều, cứ thế đã và đang cất tiếng hát của dòng sông./.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY