Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Hướng tới loại bỏ hành vi phản cảm trong lễ hội

Văn hóa
09/01/2020 15:00
Diệu Bảo – Hà Trang
aa
Theo một thống kê của Bộ VH-TT&DL năm 2018, mỗi năm trên cả nước có khoảng 8.000 lễ hội lớn nhỏ được tổ chức. Nhìn lại thực tế năm 2019, tại nhiều địa điểm tổ chức lễ hội vẫn còn để lọt những hành vi đi ngược với giá trị văn hóa, làm sai lệch suy nghĩ của người dân. Đây chính là những bài học kinh nghiệm quan trọng cho công tác định hướng, quản lý lễ hội năm 2020.


0_zdft

Hành vi phản cảm cần được xử lý quyết liệt nhằm mang lại môi trường lễ hội văn minh.

Khai xuân an toàn, tiết kiệm, văn minh

Dịp đầu năm cũng là thời điểm mà các lễ hội xuân diễn ra sôi động nhất với hàng nghìn lễ hội quy mô lớn nhỏ diễn ra hầu khắp các tỉnh trong cả nước. Hội xuân được xem là khai mở cho một năm tốt lành, an khang, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho năm mới. Vì vậy, rất nhiều người đã tập trung về các lễ hội này với mong muốn cầu chúc cho một năm an lành, thịnh vượng cho bản thân và gia đình.

Theo đó, đầu năm 2019, công tác chuẩn bị cho lễ hội xuân được cấp, ngành các tỉnh chú trọng, đặc biệt là khâu giám sát, quản lý mọi hoạt động trong thời điểm diễn ra lễ hội. Phương châm an toàn, tiết kiệm, tôn vinh giá trị của lễ hội truyền thống được thực hiện quyết liệt và mang lại những kết quả khả quan so với những năm trước.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, những năm gần đây, lượng khách đổ về các lễ hội lớn, có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt tập trung tại khu vực miền Bắc rất đông, nhiều nơi có dấu hiệu quá tải. Song nếu công tác lễ hội được chuẩn bị, tổ chức và sát sao kĩ lưỡng thì về cơ bản sẽ không xảy ra sự cố về an ninh trật tự hay những hình ảnh chen lấn, bạo lực phản cảm.

Nổi bật trong hoạt động lễ hội khai xuân đầu năm là Lễ hội Chùa Hương tại cả hai miền Bắc (Hà Nội) và miền Trung (Hà Tĩnh). Để chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động lễ hội được diễn ra thuận lợi, ban quản lý và cấp tỉnh đã tham gia trực tiếp điều hành mọi hoạt động, kiểm soát chặt chẽ lượng người tham dự và không để tình trạng chen lấn, xô đẩy, cướp đồ cúng diễn ra phản cảm.

Cùng với đó, những chuyển biến còn thể hiện ở các hoạt động kinh doanh phía trong các chùa, các động, đoạn đường hẹp hoặc vực sâu hầu như không còn. Hơn 300 gian hàng được cấp phép kinh doanh đều lùi sâu vào trong, có tủ bảo quản thực phẩm đặt ở vị trí phù hợp, không treo móc thịt tươi sống để quảng cáo, gây phản cảm.

Hai bên bờ suối Yến có nhiều bảng, biển tuyên truyền, hướng dẫn du khách thực hiện nếp sống văn minh ở nơi thờ tự; đồng thời công khai số điện thoại đường dây nóng của ban tổ chức để người dân cũng có thể tham gia vào công tác bảo vệ môi trường văn minh, lành mạnh tại nơi tâm linh.

Nhiều hoạt động lễ hội khác như Phết Hiền Quan (Phú Thọ), hội Phết Bàn Giản (Vĩnh Phúc), Chùa Hương, Đền Sóc (Hà Nội),… nhờ việc rút kinh nghiệm của những năm trước, năm nay đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ rất sớm, được sự chỉ đạo quyết liệt từ Sở VH-TT&DL nên các hoạt động trong lễ hội đều rất an toàn, nói không với những hiện tượng phản cảm.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm những trường hợp cố tình ép giá, ép khách, nhũng nhiễu đòi tiền bồi dưỡng. Lực lượng chức năng cũng kiểm tra, quản lý chặt chẽ vé thắng cảnh, xử lý trường hợp tranh giành, dẫn khách trốn vé…

Kinh nghiệm đắt giá

Không những đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia lễ hội, các hội xuân năm 2019 cũng được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, không khoa trương, rầm rộ. Các hoạt động như đổi tiền lẻ, dâng mâm cúng lớn cũng được hạn chế nhằm tập trung nâng cao giá trị ý nghĩa tinh thần mà lễ hội muốn hướng đến. Các hoạt động như xem bói, xem tướng tự phát, sai lệch mục đích tại đền chùa cũng được xử lý quyết liệt và mạnh mẽ hơn, mang lại môi trường văn minh và đúng với tinh thần lễ hội.

Nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, với các hoạt động phong phú như: trưng bày, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực; tổ chức các hoạt động văn hóa, môn thể thao truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá, giáo dục đạo lý “uống ước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tạo sự gắn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Các lễ hội liên kết quốc tế, giao lưu vùng miền cũng được tổ chức tốt, nhận được phản hồi tích cực của người dân. Điều này góp phần tạo nên một năm lễ hội đặc sắc, đi sâu vào khai thác những giá trị bản sắc văn hóa vùng miền của đất nước làm nên màu sắc ấn tượng cho các lễ hội.

Tuy vậy, mặc dù đã có những biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn những hành vi phản cảm, trái với luân thường đạo lý nhưng trong các mùa lễ hội, những kẻ lừa đảo vẫn chiếm được một khoản tiền kha khá từ việc moi móc túi người dân dựa vào niềm tin tâm linh. Nổi bật nhất là câu chuyện “thỉnh vong báo oán” tại chùa Ba Vàng được báo chí công khai vào tháng 3/2019, đã dậy lên làn sóng hoang mang, bức xúc về những biến tướng trong mùa lễ hội.

Trong khi đó, xảy ra nhiều hơn, mật độ thường xuyên hơn chính là những hiện tượng tranh cướp, chen lấn, xô đẩy, giành lộc, đốt đồ mã, vàng mã tại một số di tích, đền, phủ, gây ô nhiễm môi trường, lãng phí, nguy cơ hỏa hoạn, khai ấn, phát ấn không đúng với nguồn gốc lịch sử, hồ sơ của di tích cũng chưa được giải quyết hoàn toàn.

Đơn cử một số lễ hội đã được dư luận phê phán như Hội làng Sơn Đồng (Lễ hội Giằng Bông), xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội); Hội Phết Hiền Quan, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ), Lễ hội Đúc Bụt tại xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc)...

Chưa kể đến, phần lớn các lễ hội vẫn bị đánh giá nội dung tổ chức còn sơ sài, na ná nhau, chưa chú trọng đến việc khai thác, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của lễ hội. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống chưa có sự đổi mới, hấp dẫn, thu hút được người xem.

Đây là những vấn đề mà rất nhiều lễ hội đều đang mắc phải và chưa có sự giải quyết triệt để nhằm mang lại không gian lễ hội văn minh cho người dân, đúng với giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch:

“Phải ghi nhận sự vào cuộc tích cực, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp. Việc phân công trách nhiệm rõ ràng, huy động lực lượng đa ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những giá trị của lễ hội... là những yếu tố đã mang đến chuyển biến tích cực trong hoạt động lễ hội”.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội:

“Các hành vi tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan, kinh doanh thu lợi bất chính và các hoạt động không lành mạnh như: Lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, tổ chức các trò chơi mang tính cờ bạc, các dịch vụ điện tử dùng loa có công suất lớn sẽ bị xử lý nghiêm.

Đối với việc đặt tiền công đức, tiền lễ đúng quy định cũng sẽ bị nhắc nhở. Lực lượng chức năng cũng kiểm tra chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về giá, phí dịch vụ”.

Hà Trang (tổng hợp)

bài liên quan
Bảo đảm an toàn PCCC tại lễ hội chùa Hương và các lễ hội khác

Bảo đảm an toàn PCCC tại lễ hội chùa Hương và các lễ hội khác

Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Công an huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ về PCCC&CNCH tại Lễ hội du lịch chùa Hương năm 2024 cũng như chuẩn bị cho các hoạt động lễ hội đầu năm.
Lễ hội đầu xuân ở đất Hà thành không thể bỏ qua

Lễ hội đầu xuân ở đất Hà thành không thể bỏ qua

Hàng năm cứ đến dịp đầu xuân, người dân cả nước lại khởi đầu năm mới bằng những chuyến du xuân.
Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội

Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội

Sáng nay (10-2), tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, Lễ hội chùa Hương năm 2019 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù.
Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội

Hôm nay, Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội

Sáng nay (10-2), tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, Lễ hội chùa Hương năm 2019 chính thức khai hội tại sân chùa Thiên Trù.
Dòng người chật cứng đổ về tham dự lễ khai hội chùa Hương

Dòng người chật cứng đổ về tham dự lễ khai hội chùa Hương

Ngay từ sáng sớm, hàng trăm nghìn du khách thập phương đã đổ về chùa Hương để tham gia buổi lễ khai hội chùa Hương 2016.
Hà Nội: Hàng loạt xe tải trọng lớn "hành quân" đầu năm

Hà Nội: Hàng loạt xe tải trọng lớn "hành quân" đầu năm

Hàng loạt xe tải trọng lớn chở đất, đá, cát... không che chắn cẩn thận, làm rơi vãi trên tuyến QL21B và địa bàn huyện Mỹ Đức khiến nhân dân bức xúc.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY