Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Giữ nếp nhà, ăn hiền ở lành

Văn hóa
22/11/2021 13:08
Thích Tâm Hiệp
aa
"Ăn hiền ở lành" cho con cháu có ở xa đến đâu thì khi nghĩ đến quê nhà, là đều thấy mình đang được mong đợi, là tiếng gọi để mong được trở về để tiếp bước mẹ cha vun xới thêm vào quê nhà. Bước về nơi quê nhà ấy, hay chỉ là nhớ và nghĩ đến thôi, đã cho mình thấy bình yên.


img-4235-nmre-8450.

1. “Ở lành” là mong sống sao cho yên lành, sống bình an. Sống yên bằng cách cư xử với người hàng xóm, luôn bỏ chín làm mười. Nhà bạn dù ở nơi đâu trên trái đất này thì cũng không dễ gì chỉ gặp toàn người hàng xóm tốt bụng. Ít nhiều, bạn cũng gặp một người hàng xóm khó tính. Tệ hơn là ta gặp một người hàng xóm hay kiếm chuyện "làm quà", thêm bớt, nói không thành có.

Thường những lần có chuyện dạng "đầu chợ con gà ra cuối chợ thành con bò", ba mẹ tôi đều nhịn và nhận không phải về mình. Chuyện ngoài làng ngoài xóm, khi mẹ tôi đi làm nghe được, nếu đem về nhà kể, ba tôi gạt đi. Quan điểm của ông không đem chuyện chẳng đâu ngoài đường về trong nhà. Theo ba tôi, cứ để thời gian trả lời đúng sai. Tranh đua, phân bua hơn thua không đem đến đúng sai rõ ràng ngay được.

Tôi chứng kiến có những điều hoàn toàn không có, thế mà dửng dưng đâu đâu đem đến, dựng chuyện chẳng hay. Những lúc như vậy, ông bà đều nhịn.

Nhiều lần ở nhà tôi bị mất cắp, truy ra là biết thủ phạm, nhưng ông cũng xua đi và cho qua chuyện. Có một lần đến vụ, năm đó nhà tôi làm ăn sao không biết lại bị mất mùa riêng, họ đổ miệng tiếng vào chê bai, nào là lo tu tinh tiến thế mà sao Phật và Tổ tiên không phù hộ cho, lại bị thất bát... Ba tôi vẫn im lặng.

Nhiều những điều như vậy tôi nghe, biết và chứng kiến trong đời sống của gia đình lúc tôi lớn lên. Tôi chỉ biết ba mẹ tôi cố gắng vun xới sao êm ấm trong lành lặn khéo léo nhất cho từng ngày con cái yên vui có cái ăn cái mặc lớn lên. Ông gần như "vô tranh" với xã hội.

Tôi lớn lên trong gia đình, từ ấu thơ đã chứng kiến bố ăn chay. Vì ăn chay nên ông gần như không giao du trong những dịp đám cưới đám giỗ với linh đình rượu thịt. Có những trường hợp thật đặc biệt, họ quý trọng ông nên làm riêng một mâm cỗ chay và nhất định mời ông có mặt trong giờ khắc thiêng của nhà họ. Tôi thấy ông nhận lời những trường hợp như vậy.

Việc đời, những năm vừa thống nhất lãnh thổ Bắc Nam, ba tôi tham gia việc hợp tác xã chăn nuôi. Ông được đưa đi học ở Quỳnh Lưu, Nghệ An để về làm trại trưởng trại chăn nuôi Hải Vĩnh. Thời hợp tác xã nông nghiệp, ông có trình độ nên làm kế toán chéo, phụ trách ăn chia tính điểm cho các hợp tác xã trong xã. Nghĩa là ông không từ chối việc tham gia vào xã hội.

2. Lớn lên tôi mới hiểu lý do. Ông nói, nhà mình có truyền thống nên trọng nếp sống ông cha truyền lại. Đó là nếp "ăn hiền ở lành". Ông cũng nói thêm, gia đình Việt nào cũng thừa kế được nếp sống nhiều ngàn năm của một dân tộc có đạo, đạo ấy là Đạo Thờ Tổ Tiên, đạo ấy là đạo Bụt. Sống có niềm tin sâu vào Đạo Bụt, mình phải luôn xét mình để sửa mình khi có người bình phẩm lên án.

Hơn nữa, ông nội là người nhân nghĩa và trí dũng, nhà có gia phong, được giáo dục nên làm con phải xứng danh. Ông bảo, nhà mình luôn cầu nguyện và chăm lo cho Tổ tiên, mình không được trách cứ họ. Vì, trên tất cả, theo ông, đó là thử thách, và chúng ta cần vượt qua. Tin Bụt, tin ở Tổ tiên là vì muốn "ở lành". Đạo Bụt, học và hành trong niềm tin này, ông dạy an em chúng tôi, gặp khó khăn và ngang trái, chính là đang trả nghiệp nên không được oán trách ai cả. Phải nỗ lực hơn, sau mỗi khó khăn và ngang trái.

Người có niềm tin, ba tôi nói, phải là người luôn trách mình trước, và mọi chuyện luôn nghĩ là thử thách để cần vượt qua.

"Ở hiền gặp lành", điều lành đó còn là cảm nhận trong những lần khi tôi đi xa về thăm nhà. Không gian vui vầy của anh em chúng tôi, chúng tôi không quên được lời kinh của ba vang lên thân thuộc, ấm ấp. Là cây hương trên tay trong dáng ba chân thành thong thả đi thắp từ trong nhà ra đến ngoài ngõ.

Ở quê, từ nhỏ tôi thấy một ngày ông hai lần thắp hương trước ban thờ Bụt và ban thờ Tổ tiên. Ông bảo, thắp hương chính là thắp lên niềm thương tưởng kính trọng Tổ tiên, đó là nhớ ơn. Thắp như thế là ta đang chiêu cảm sự tốt đẹp nơi Tổ tiên về tưới tẩm vào mình, và nơi mình ở. Ông nói, đó là "có thờ có thiêng".

Điều lành ấy là dáng mẹ với vườn rau, vun cây bí cây bầu luống khoai để ngày ngày cả nhà ăn được thứ nhà mình làm. Thủa tôi lớn lên ở quê, tôi không thấy mẹ tôi đi mua rau bao giờ, vì rau gì mà ở vườn nhà không trồng đâu. Bây giờ ở quê, lại nhiều người quê ăn rau từ chợ mua về.

Chất liệu lành và thân thương đó của mẹ lan vào đất, vào cây, vào không gian nếp nhà chúng tôi lớn lên như bóng cây như tán lá che chở anh em chúng tôi. Đôi khi, điều lành thật đơn giản, là cảm giác bình an, ấm áp trong lòng, loang tràn ra nơi không gian mình sống và có khả năng tiếp sức.

Dáng mẹ bóng cha, là ở đó, đi vào hồn con trẻ chúng tôi khi lớn lên rồi đi xa.

Đó là quê hương…

3. Nếp sống thuận hòa ấy, là "ăn hiền ở lành" cho con cháu có ở xa đến đâu thì khi nghĩ đến quê nhà, là đều thấy mình đang được mong đợi, là tiếng gọi để mong được trở về để tiếp bước mẹ cha vun xới thêm vào quê nhà. Bước về nơi quê nhà ấy, hay chỉ là nhớ và nghĩ đến thôi, đã cho mình thấy bình yên, thấy được nương nhờ trong cảm giác an vui trong lòng.

Hôm nay, tôi ngồi ghi lại đôi dòng không phải kể về ba và mẹ tôi mà là về quê hương. Tôi nhớ từ thuở lớn lên, ba dạy bài học về lòng biết ơn nguồn cội. Bài học ấy đến từ cách ông sống hằng ngày, cách ông cung kính nơi ban thờ gia tiên, từ thói quen chăm chút hương hoa và những lời dặn dò của mẹ. Ba mẹ lại dạy tôi về bài học biết ăn hiền, ở lành. Từ nơi mẹ cha, tôi được học bài học đầu tiên, từ bài học ấy, nuôi dưỡng tôi trong suốt chặng đường học để hiểu và để thương sau này.

Tôi không thể quên được khi ba tôi chăm ông nội khi ông nội ốm đau bệnh tật. Ông nội tôi bị mù khi lớn tuổi. Thế mà tất cả việc ăn uống vệ sinh cho ông, đều do ba tôi tự tay làm. Làm cần mẫn, nhẹ nhàng trong chăm chút. Bài học chúng tôi học là ở đó, ở từ nơi nếp nhà mình sống về cư xử mà không phải ở học đường.

"Ăn hiền" không phải là triết lý trên sách. Mẹ tôi hay hái đọt lá cây chuổng chuổng ngoài hàng rào bao quanh vườn, cây me đất, cây mã đề… vào nấu canh tập tàng. Canh tập tàng là loại canh nấu với nhiều loại lá hái ở vườn, thuần cây tự mọc. "Ăn hiền" là vậy, biết nâng niu ngọn cây cọng cỏ mà mình không bỏ công chăm bẵm vun xới, nhưng là cây lành có dược tính, và quan trọng là làm ngon lành bữa ăn.

Các loài cây này mọc tự nhiên, đến mùa là mọc. Ở vườn quê nơi nào mà không có những cây có ích và bổ ngon mọc tự nhiên. Cây lá lốt, cây ngải cứu, cây bồ công anh, cây rau má… vừa là thuốc và làm thức ăn, thức uống đều rất bổ. Bổ và lại lành.

Mẹ tôi cho rằng đó là "ăn hiền", vì mình không xâm phạm gì cả, không cày xới mà ăn thuận theo tự nhiên. Buộc phải cày xới cũng là làm nát thân thể bao loại côn trùng. Nhưng các loại rau đó đâu cần mình trồng. Đạo lý đó, ôi sao mà thâm thúy! Tôi lớn lên giữa vườn quê với mẹ như thế, thật tự nhiên, mà thấy mình hấp thụ bao nhiêu lý lẽ về sống đẹp và lành.

Tôi biết "tiết kiệm" và yêu cỏ cây từ đấy. Khi vào chùa thầy tôi hay nói câu: "Chạy lóc xóc không bằng gốc vườn". Vậy là không chỉ mẹ tôi quý vườn, mà thầy tôi cũng sống vậy. Câu nói đó có triết lý riêng của người ở quê. Họ yêu quý mảnh vườn nhà họ, họ biết để tâm vun xới làm đẹp lên từ vườn nhà của mình.

4. Ngày nay, suy ngẫm trên tầm quốc gia, câu nói ấy vẫn đúng. Không thể chỉ chăm chăm phát triển mà bỏ quên cái thế mạnh, thế đặc thù của mình, bỏ quên nền nông nghiệp Việt ngàn đời văn minh, để chạy theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thầy tôi hay nói, đàn bà trong nhà như cái oi. Đàn ông như cái đũi đi tìm cá, đi đũi siêng năng và tìm ra nhiều cá mà cái oi thủng thì cũng như không. Hình ảnh ví von thật thâm thúy.

Ngày nay thức ăn quanh vườn người ta không chú ý. Thức ăn bây giờ không còn chứa dược tính mà ngược lại chứa quá nhiều độc tính. Rất nhiều thức uống gần như vô bổ lại còn độc hại thì con người thích tiêu dùng. Thấy biết vậy, càng ngẫm cái ý nghĩa "ăn hiền" mẹ tôi sống, càng cần gìn giữ hơn. Ăn hiền là ăn sao mà thức ăn đó có giá trị nuôi dưỡng mình mà không làm mệt nhọc cơ thể mình, không lấy sự sợ hãi, đau đớn và máu thịt của các con vật làm thỏa mãn vị giác của mình.

"Ăn hiền" còn là sự sẻ chia trong bữa cơm mà mẹ dạy anh em chúng tôi. Biết "ăn trông nồi ngồi trông hướng" để nhường nhịn. Nhiều người, cơm xới một lượt, lượt hai, phải quan sát ai hai bát rồi, ai chưa xới bát thứ hai và anh thì phải nhường cho em…

Vì chuộng "ăn hiền" nên ở quê tôi có tục kiêng. Ở quê tôi, mọi người kiêng đưa tăm cho người khắc bằng tay. Ớt, tiêu và gừng được xếp vào loại kiêng khi dùng tay đưa trực tiếp. Người ta kiêng là để nhắc nhau cái gì sắc nhọn hai đầu như tăm, cay đắng như gừng ớt thì đừng đưa cho người. Điều đó như một thứ giáo dục nhằm nhắc nhở con người trong việc "ở lành".

Muốn "ở lành" thì đừng nói lời thêu dệt, nói đâm thọc như đòn sóc, như tăm hai đầu đều nhọn châm chỉa nhau. Lời cay đắng độc địa đừng nói cho nhau.

Kiêng là để nhắc nhớ. Mà cái ăn thì diễn ra hàng ngày, nên lời nhắc nhủ nhau cũng lặp lại hàng ngày. Lặp lại để cho ta nhớ mà cư xử hiền lành với nhau. Con trẻ lớn lên trong vòng tay mẹ, càng cần được nhắc mãi nhắc mãi điều đó.

Ăn hiền và ở lành, đây là nếp nhà, nếp quê, ấm áp trong hai tiếng quê hương.

Như nếp đất luôn kiên nhẫn hiền lành, như tán bồ đề trước nhà vẫn mát xanh nơi làng quê nghèo… Đó là bóng dáng của cha và của mẹ tôi. Bóng dáng ấy bình dị mà bền bỉ yêu thương, lành lẽ mà rộng dài chở che qua năm tháng cho anh em chúng tôi lớn lên.

5. Tôi thầm cảm ơn mảnh đất quê mình, dù nơi ấy từng trải qua quá nhiều mất mát đau thương từ chiến tranh. Thầm cảm ơn mẹ cha gìn giữ và trao truyền lòng hiếu kính tổ tiên cùng nếp sống thuần hòa mà ông cha dặn dò tự bao đời… Từ nơi mảnh đất ấy, tôi đã lớn lên với lòng kính thương nguồn cội và niềm hạnh phúc.

Xin cúi đầu tri ân đến tiền nhân, xin tỏ lòng tri ân cha và mẹ, cảm ơn những tán cây ngọn cỏ, những con sông yên ả và làng quê nghèo… Tất cả cùng đang có mặt trong tôi, cho tôi và cho những gì được gọi là sự sống, là hạnh phúc, yêu thương và màu nhiệm. Xin nguyện tiếp nối và giữ "nếp nhà" của mẹ cha để luôn nhớ "ăn hiền, ở lành"!

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY