Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Gìn giữ nét riêng của điệu chèo đất Tổng Gối

Văn hóa
26/09/2020 17:30
Đinh Luyện
aa
Xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội xưa thuộc vùng Tổng Gối (phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông xưa) là nơi lưu truyền hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo mang tên Chèo tàu. Nơi đây, dù đã trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử nhưng lời ca, điệu hát vẫn giữ được vị thế của mình, vẫn làm say đắm lòng người.


Biểu diễn hát Chèo tàu tại xã Tân Hội (ảnh tư liệu).

Biểu diễn hát Chèo tàu tại xã Tân Hội (ảnh tư liệu).

Vốn cổ độc đáo

“Nào tàu nào tượng ra trông/ Xe như nước chảy lọng cùng lá sen/ Nào cờ nào kiệu đôi bên/ Cân đai rực rỡ áo xiêm xa bày/Gió xuân phây phẩy xa bay/ Chim kia học nói hoa này thêm tươi…” những lời ngâm nga của Chèo tàu đưa tôi tìm về Tân Hội trong một ngày cuối tháng bảy.

Ở vùng đất này, có thể dễ dàng cảm nhận được Chèo tàu như ngấm vào máu, vào thịt mỗi người dân. Từ những trẻ mới lớn, cho đến người trưởng thành và cả những cụ già vẫn có niềm đam mê, yêu những làn điệu mượt mà, những câu ca sâu lắng.

Hôm ấy, theo lời giới thiệu của một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong vùng, tôi tìm đến ông Đông Sinh Nhật - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Chèo tàu Tân Hội. Ông Nhật là một trong những người đầu tiên góp công, hiến sức trong nỗ lực phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này. Nhắc đến gốc tích Chèo tàu, ông Nhật cho hay, hát Chèo tàu đã có từ khoảng những năm 1683.

Thuở xưa, do đây là điệu hát thiêng nên phải cách quãng 25 năm, người dân Tổng Gối mới mở hội hát một lần, mỗi lần hội lại kéo dài trong vòng một tháng. Hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1922, và đứt đoạn mãi đến năm 1998 mới được khôi phục. Năm 2015 là kỳ lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất.

Quanh giai thoại về nguồn gốc Chèo tàu ở Tân Hội cũng có muôn vàn lý giải. Nguồn gốc đầu tiên nói rằng, hội hát Chèo tàu ở Tân Hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị tướng Văn Dĩ Thành (1380 -1416), người đã có công đánh đuổi quân Minh xâm lược, bảo vệ quê hương. Thời đó, tướng Văn Dĩ Thành lấy vùng Tổng Gối làm căn cứ, đóng đại bản doanh ở gò Đống Đám, giữa cánh đồng Dinh của làng Thượng Hội. Quân phục thường mang sắc đen nên cuộc khởi nghĩa thường được gọi là “khởi nghĩa hắc y”, tướng Văn Dĩ Thành cũng được tôn là “Tướng hắc y dạ xoa”.

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật (phải) chia sẻ về những nét độc đáo của hát Chèo tàu Tân Hội.

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật (phải) chia sẻ về những nét độc đáo của hát Chèo tàu Tân Hội.

Sau khi tướng Văn Dĩ Thành mất năm 1416 và được tôn vinh là Thành hoàng Tổng Gối thì người dân kết hợp những truyền thống ca hát vốn có của vùng đất này, tạo ra một lễ hội đặc sắc tưởng nhớ ông. Nội dung của tất cả các bài hát đều là ca ngợi hoặc kể lại những chiến công, những trận đánh xưa kia của vị tướng song toàn Văn Dĩ Thành.

Cũng có giai thoại khác cho rằng, hình ảnh voi và các ca nương là bằng chứng cho thấy Chèo tàu bắt nguồn từ truyền thuyết về cuộc tiến quân hùng tráng của Hai Bà Trưng đánh Tô Ðịnh đời Ðông Hán vào khoảng năm 12 đến 43. Còn theo một nguồn gốc khác nữa thì Chèo tàu xuất hiện từ những cuộc đàm phán quân sự giữa Lý Phật Tử và Triệu Quang Phục trong chiến tranh giữa những năm 544 và 571… Tuy nhiên, ông Nhật cho rằng, Chèo tàu có gốc gác gắn với tướng hắc y dạ xoa Văn Dĩ Thành, một người con của Tổng Gối, có công đánh giặc Minh xâm lược là chuẩn xác hơn cả.

Tại sao lại có tên là Chèo tàu? “tàu” ở đây có nghĩa là gì? Có phải đây là loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không? Trước những băn khoăn này của tôi, ông Đông Sinh Nhật cho biết, thực ra, chữ “tàu” có ý nghĩa hết sức đơn giản, nó chỉ những chiếc thuyền, những chiếc tàu thủy. Và điệu hát Chèo tàu là hát chèo thuyền, chở quân đi đánh giặc.

Hình thức thể hiện của Chèo tàu ít nhiều phảng phất và mang âm hưởng như những đội nghĩa binh áo đen của tướng Văn Dĩ Thành chèo thuyền trong đêm, bí mật tập kích quân địch. Và đội chèo thuyền ấy chính là các bà, các cô thông thạo sông nước. Đó là lý giải hợp lý nhất cho câu hỏi vì sao lại có tên là Chèo tàu và vì sao tất cả những người hát Chèo tàu đều là nữ.

"Truyền lửa" Chèo tàu cho thế hệ trẻ ở Tân Hội.

Điểm đặc sắc của Chèo tàu còn nằm ở thời gian chuẩn bị công phu và cách thức thể hiện nghiêm cẩn. Cụ thể, hội Chèo tàu thường được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng Giêng, trên cánh đồng làng Thượng Hội. Những năm hội lớn, công tác chuẩn bị thường được tiến hành từ Rằm tháng Tám (âm lịch) năm trước, với các đội hát được diễn luyện ngày đêm cho đến tận ngày chính hội. Đạo cụ không thể thiếu, làm nên hồn cốt diễn xướng là tàu (những chiếc thuyền rồng bằng gỗ) và tượng (voi).

Đặc biệt, nghi lễ hát này được tổ chức ở trên cạn, với các làn điệu đối đáp. Trên mỗi thuyền rồng đều có một “bà chúa tàu” khoảng 50 tuổi, múa hát giỏi; hai “cái tàu” và mười “con tàu” là các thiếu nữ từ 13-16 tuổi. Khi biểu diễn, “chúa tàu” đánh thanh la, hai “cái tàu” lĩnh xướng, mười “con tàu” hát họa theo. Quy trình hát Chèo tàu cũng được thực hiện tương đối chặt chẽ, thường theo thứ tự là: lễ trình, dâng hương, dâng rượu, bài tàu, hát bỏ bộ, hát các bài lý, hát ví…

Nỗ lực bảo tồn

Khi nhắc đến thăng trầm của Chèo tàu, ông Đông Sinh Nhật tần ngần bảo, do truyền thống 25 năm mới được tổ chức một lần nên sau khoảng thời gian dài, các bài và điệu hát cũng ít nhiều bị lãng quên. Không nói đâu xa, lần tổ chức Chèo tàu cuối cùng là năm 1922, song mãi đến xuân năm 2015 người dân trong vùng mới hân hoan tổ chức lại lễ hội hát Chèo tàu. Nghĩa là, phải sau quãng thời gian 93 năm, những làn điệu chèo cổ mới được tái hiện. Chính bởi thời gian cách quãng như vậy khiến Chèo tàu mất đi nét đặc sắc và những giá trị quý giá.

Ngoài ra, việc lưu giữ Chèo tàu cũng gặp khó bởi việc học hát Chèo tàu chủ yếu qua hình thức truyền miệng, không có sách nào ghi lại những lời ca, điệu hát. Vậy nên, xưa Chèo tàu có hàng trăm làn điệu nhưng hiện nay, dù các nghệ nhân dân gian trong vùng đã nỗ lực sưu tầm nhưng cũng chỉ lưu giữ chính xác về ngôn ngữ và cách hát khoảng trên 20 làn điệu, trong đó có nhiều bài được trình diễn tương đối phổ biến như "Hát bỏ bộ", "Hát ví"...

“Trước ở trong làng có cụ Tiến Thị Lục, cụ Mạch, cụ Nhung… là những cây đa, cây đề nức tiếng về hát Chèo tàu hay, đồng thời thuộc nhiều làn điệu cổ. Các cụ biết chúng tôi có mong muốn phục dựng lại Chèo tàu thì vui lắm, sẵn sàng đem hết công sức để gây dựng lại nét văn hóa truyền thống quê hương. Nhờ những tấm lòng ấy nên Chèo tàu mới được lưu truyền cho đến ngày nay” ông Đông Sinh Nhật chia sẻ.

Quanh câu chuyện phục dựng lại hát Chèo tàu ở Tân Hội, người viết cũng ghi lại không ít câu chuyện thú vị, những nỗ lực bền bỉ, tâm huyết của những nghệ nhân trong vùng. Theo tìm hiểu, để Chèo tàu được thịnh hành như hiện tại, ngoài đóng góp của các cao niên trong việc lưu giữ thì sưu tầm và truyền thụ điệu hát phải kể đến các ông Đông Sinh Nhật, Nguyễn Hữu Yến, bà Ngô Thị Thu, bà Nguyễn Thị Tuyết và bà Nguyễn Thị Lệ Thủy… với sự tâm huyết của mình, những nghệ nhân này đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Tây (cũ) nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sưu tầm, ghi âm bài hát dân gian trong quần chúng rồi học, đối chiếu để hát cho chuẩn.

Sau nhiều năm trăn trở, các ông bà trên đã thành lập Câu lạc bộ hát Chèo tàu Tân Hội nhằm khôi phục làn điệu chèo tàu cổ, phục dựng lễ hội hát. Từ 20 người ban đầu, sau một thời gian hoạt động, số hội viên câu lạc bộ tăng dần. Đến với nhau, họ cùng chung niềm đam mê và lòng tự hào với di sản vốn quý của làng xã để quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống. Cứ như vậy, cho đến hiện tại, mỗi buổi tối, sau một ngày vất vả với công việc, học tập, những con người đam mê, tâm huyết lại cùng nhau đến nhà văn hóa xã, họ cùng nhau xướng lên những làn điệu chèo chỉ ở Tổng Gối mới có.

bài liên quan
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Đong đầy cảm xúc cùng Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

Đong đầy cảm xúc cùng Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

Tối 24/3, tại tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1), Lễ hội thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2024 đã chính thức khép lại bằng bữa tiệc âm nhạc sôi động với thật nhiều cảm xúc.
Tối nay bắt đầu Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

Tối nay bắt đầu Lễ hội thanh niên TP.HCM 2024

Tối nay 22/3, Lễ hội thanh niên TP.HCM (Youth Fest) 2024 sẽ được khởi động tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM và đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp đẩy mạnh truyền thông các hoạt động của ngành

Bộ Tư pháp tăng cường các giải pháp truyền thông về hoạt động của ngành, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý đối với cơ quan báo chí.
TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

TP.HCM: Rộn ràng Hội Báo toàn quốc 2024

Sáng 15/3, Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” chính thức khai mạc tại TP.HCM.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY