Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 34 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 34°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Giàu nuôi lợn nái…

Nhà nước và Pháp luật
13/10/2021 07:20
Họa sĩ Đỗ Đức
aa
Ngồi nói chuyện làm ăn, anh bạn tôi vốn xuất thân từ nông thôn, nói gọn câu thành ngữ: “Giàu nuôi lợn nái - nghèo nuôi chó cái, gà con”. Vâng câu thành ngữ này từ nông thôn ra đấy.


(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

1. Những đúc kết của cha ông ta hay thật. Nuôi lợn nái thì lợi lớn nhưng đầu tư phải lớn. Chăn lợn phải nhiều cám bã, không phải ai cũng lo được, phải là nhà khá giả. Còn nuôi chó cái nó đẻ con cũng lợi nhưng việc chăm sóc không phải đầu tư lớn như nuôi lợn. Gà con cũng vậy. Hai con vật này có thói quen bản năng tự tìm cái ăn từ mọi chỗ để tồn tại. Không như lợn nằm ì, phải có người chăm nom ngày ít nhất hai bữa.

Câu nói nghĩa đen thì thế, nhưng nghĩa bóng sâu xa của nó lớn hơn nhiều. Đó là “mèo nhỏ bắt chuột con”, nhắc người ta biết lựa sức mình để làm việc phù hợp. Hoặc “Liệu cơm gắp mắm”, cũng là cách dạy cho con người ta biết trù liệu cân nhắc trong cuộc sống.

Ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ đúc kết về đời sống xã hội trong dân gian, chính là cuốn từ điển sống của mỗi dân tộc phong phú vô cùng. Trải nghiệm cuộc sống đời ông bà cha mẹ đúc kết truyền nối cho các thế hệ tương lai. Học trong đó sẽ giúp ta nhìn ra nhiều vấn đề về quy luật cuộc sống để ứng xử hợp lẽ đời cho cuộc sống yên bình, hợp lòng người để hòa cùng xã hội.

2. Người Nhật gặp nhau khép chân khép tay, cúi chào rất trịnh trọng. Có người thấy vội kêu lên: Hay quá, học người Nhật đi! Ơ kìa, thói quen vọng ngoại có từ bao giờ thế nhỉ. Sao nhác thấy đã cuống lên đòi học và cho là họ có văn hóa, còn ta thì không?

Tưởng nhanh nhẹn nhận thức với tinh thần cầu thị nhưng thực ra đó là hệ quả của dốt nát, mất gốc từ gia đình. Nhìn ngược lại lịch sử, người Việt có biết chào nhau không? Có chứ, không những thế mà cách chào còn rất đa dạng và tao nhã hơn là đằng khác.

Này nhá, nếu người Nhật gặp nhau chỉ khép tay cúi chào, có khi còn gập người nhiều lần quá trịnh trọng, phương Tây thì bắt tay, một số thổ dân ở Úc thì ghé sát chạm mũi… thì ở nước ta không lâu lắm đâu, bảy tám mươi năm trước đây thôi, khi nền nếp gia đình còn chưa bị phá bỏ, con trẻ chào bố mẹ, chào khách thì khoanh tay cúi đầu, người lớn thì trịnh trọng vái nhau, chia tay thì xá nhau, lịch sự tao nhã hơn thân tình hơn. So với người Nhật thì hỏi đã hơn kém gì nhau?

Nền nếp này xuất phát từ gia đình dạy con từ bé. Bây giờ trong nhà cha mẹ không dạy con cái thế nữa, bởi có được dẫn dụ, nhẹ thì là câu nệ quá, nặng thì úp sọt luôn là tàn dư phong kiến lạc hậu phải bỏ… Chúng ta sau bao nhiêu năm đưa nếp sống mới vào thì trước đây cái bắt tay học từ phương Tây nào tử tế lịch lãm hơn, mà giao tiếp có nhã nhặn hơn, hay chỉ ngày một hỏng, một mất nết.

Còn bây giờ thì xô bồ quá thể. Cả xã hội hiện tượng mất nết xảy ra ngày một nhiều bởi trong trào lưu hướng ngoại, đem rác rưởi vào nhà và hãnh diện đó là cái mới, thứ vỏ hình thức bát nháo. Quần áo thì cào rách gối hở bẹn hở đùi để thể hiện. “Thể hiện cái gì?” Tôi hỏi một thanh niên: thì nhận được cái lắc đầu bí tịt. Hóa ra bạn ấy chỉ muốn khác những cái đã quen! Văn hóa đám đông ngày nay là thế. Còn truyền thông học ngoại kiểu gì mà một số chương trình phản văn hoá đến tồi tệ.

3. Xưa các cụ dạy vào mâm. Ăn đừng nhai nhóp nhép. Húp canh không gây ra tiếng sột soạt, đong bát cơm đừng đầy có ngọn, gắp thức ăn đừng lật chọn… Riêng việc ăn trong bữa có cả một giáo khoa. Sách đó giờ không có để dạy trẻ nhỏ. Phụ huynh thì cũng chẳng nhớ. Ăn uống thì xô bồ chứ đâu còn lịch lãm nhẹ nhàng, đi nhẹ nói khẽ có giáo dục như một thời đã có. Bây giờ đám đông trong các buổi tiệc tùng trong lúc cao hứng bàn tiệc quên ráo phép lịch sự, cùng nhau: “Một hai ba zô” điệp khúc đến ba lần, hét càng to càng vui, trong đó có cả những mái đầu bạc, đầu hói chứ không phải riêng đám thanh niên nhộn nhạo. Họ làm choáng đầu người xung quanh không cần biết.

Nói thẳng, lớp người ngày nay về lối sống quên mất rất nhiều điều răn dạy trong từ điển thành ngữ tục ngữ trong dân gian từ lâu. Bây giờ nhà trường dạy kĩ năng sống thì dạy cái gì nhỉ, tưởng như mới lắm, sáng tạo lắm. Nào ai biết rằng kĩ năng sống học ăn học nói học gói học mở cha ông mình đã dạy cho con cháu tự thuở nào.

Văn hóa ấy là cái trường tồn cho dân tộc. Đó là bản sắc, hãy giữ lấy bản sắc đó. Tôi nghe có cả những ông mồm dẻo quẹo trên diễn đàn: “Hãy giữ gìn bản sắc dân tộc”. Nói hay lắm. Hỏi bản sắc là gì quanh co một lúc rồi cũng chẳng biết giải thích thế nào!

Hãy ngoái lại quá khứ, tìm trong tinh thần đời sống dân gian bao nhiêu vàng ngọc bị vùi lấp. Không chịu đọc, không chịu học, rồi giật mình gào lên như trong cơn mơ rằng phải học nước nọ nước kia, trong khi nhà mình thừa các giá trị đó. Rõ ràng càng dốt thì tâm lý vọng ngoại càng đẩy lên cao. Có mà học. Trong nhà còn không học được mà ngoái sang một nền văn hóa khác đòi theo, theo sao được!

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

TP.HCM: Cơ sở chăm sóc da 3 lần bị xử phạt vì “lấn sân” phẫu thuật thẩm mỹ

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị vừa phát hiện một hộ kinh doanh về chăm sóc da trên địa bàn Quận 7 ba lần bị xử phạt do lấn sân sang phẫu thuật thẩm mỹ, liên tục đổi địa bàn hoạt động.
Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Nghề dệt thổ cẩm bằng khung cửi của người Thái ở Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng đất xinh đẹp, thơ mộng với những bản làng dân tộc thiểu số mang đậm bản sắc văn hóa.
Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Khởi động mùa du lịch biển, lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng nhanh

Thông tin được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 4/2024 do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.