Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Giai thoai về trạng nguyên Hồ Tông Thốc - Dòng hộ có ba đời đỗ Trạng nguyên

Nhà nước và Pháp luật
13/03/2021 07:30
Ngọc Trìu
aa
Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, hiếm có dòng họ nào như dòng họ Hồ (Nghệ An) có tới ba đời đỗ Trạng Nguyên.


Họa hình trạng nguyên Hồ Tông Thốc.

Họa hình trạng nguyên Hồ Tông Thốc.

Người đầu tiên là Hồ Tông Thốc, sau đó là con và cháu ông. Đây được coi là trường hợp hiếm thấy trong lịch sử khoa cử nho giáo Việt Nam.

Dòng dõi họ Hồ ở Nghệ An

Hồ Tông Thốc sinh năm Giáp Tý (1324) tại làng Kẻ Cuồi hay Trang Cuồi ấp Quỳ Trạch, huyện Thổ Thành, thời Lê đổi là Đông Thành, nay là làng Tam Thọ (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An).

Ông là dòng dõi của họ Hồ ở Quỳnh Lưu, dòng họ sản sinh nhiều nhân vật tài năng từ xưa đến nay, đồng thời là người mở đầu cho nền khoa bảng nổi tiếng đất Quỳnh Lưu nói chung và họ Hồ nói riêng. Ông nội của Hồ Tông Thốc là cụ Hồ Kha, cháu đời thứ 13 của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật.

Cùng với Bạch Liêu tại Nguyên Xá, Hồ Tông Thốc mở đầu cho cả nền khoa bảng của đất Hồng Lam, là một nhân tài kiệt xuất nhiều mặt, nổi tiếng thông minh, trác lạc từ lúc tuổi còn nhỏ.

Theo "Quỳnh Đôi hương biên" và "Hồ gia thế phả", ông tổ đầu tiên của dòng họ này tìm vào lập trại ở Bầu Độ, Quỳnh Lưu. Đến sau, Hồ Kha là ông tổ thứ mười hai thì có một người cháu là Hồ Hữu Liêm chuyển ra Thanh Hóa, làm con nuôi cho Lê Huấn nên đổi họ là Lê Liêm, chính Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Lê Liêm.

Cũng theo gia phả họ Hồ tại Nghi Xuân, Hồ Kha sinh vào đời Trần Minh Tông hiệu Khai thứ 2 (1325) trước quê làng Quỳ Trạch sau chuyển cư về thôn Mỹ Liệt, xã Tiên Sinh, tổng Đường Khê, huyện Quỳnh Lưu, tiếp đó lại chuyển về trang Thố Đôi (tức Quỳnh Đôi ngày nay). Ông có hai người con là Hồ Hồng (sau là thủy tổ họ Hồ Quỳnh Đôi) và Hồ Cao. Chính Hồ Cao là thân phụ, sinh ra Hồ Tông Thốc.

Như vậy Hồ Tông Thốc là con của Hồ Cao, gọi Hồ Hồng bằng bác và là họ hàng thân thích, sống đồng thời với Hồ Quý Ly. Ông vốn quê ở làng Mỹ Liệt, xã Tiên Sinh, tổng Đường Khê huyện Quỳnh Lưu, còn Quỳ Trạch chỉ là tổ quán mà thôi.

Đền thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc.

Đền thờ trạng nguyên Hồ Tông Thốc.

Lúc bé Hồ Tông Thốc vốn thông minh lại được sống trong một dòng dõi thế phiệt, ông có tài năng từ thuở nhỏ. Sách Cương mục nói rằng: "Thốc tuổi trẻ đỗ sớm, nổi tiếng về văn học". Hồ gia thế phả nói rằng lúc bé, ông ở làng, sau ra du học tại xã Võ Ngại thuộc huyện Đường Hào (Hải Dương).

Ở đây có giai thoại về ông mà sách Cương mục nói đến: "Lúc du học tại đất Bắc, ông đã nổi tiếng về hay chữ, giỏi thơ, trí nhớ hơn người. Những sách khó mấy, chỉ xem qua một lần là nhớ hết. Tiếng tăm lan khắp trong xứ. Một lần trên đường ra phố, ông gặp một người con gái nhan sắc tuyệt vời, phong tư rất mực.

Bè bạn đi cùng ông thách ông nếu bắt chuyện được và được người ấy yêu thương, cảm phục thì sẽ phục đến sát đất. Lúc bấy giờ, theo tập tục địa phương dù học trò giỏi đến đâu mà chưa được ra làm quan, cũng không có thể lọt mắt con nhà quyền quý. Vì thế ông bí mật bỏ học, giả làm một viên quan nhỏ đến trú ngụ tại một nhà ở xã Dịch Sứ, nơi có người con gái được gặp mấy hôm trước để có dịp lân la trò chuyện.

Vốn cũng con nhà phế phiệt, ông cũng giữ phong thái tự trọng, chỉ lấy việc bình thơ để thu phục lòng người con gái. Người con gái là con của một viên quan có thần thế tài sắc vẹn toàn. Hai người cảm nhau về tài hoa, về đức độ, về thơ văn. Do vậy về sau cô gái trở thành vợ của Hồ Tông Thốc và là mẹ của Trạng nguyên Hồ Thành, bà nội trạng nguyên Hồ Đốn sau này. Đó là bà Thị Ẩn.

Theo gia phả họ Hồ ở Nghi Xuân, câu chuyện này lại xảy ra tại Chiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Theo tộc phả của Duệ quận công tại Quỳnh Lưu, lúc còn là giám sinh, ông giấu tên họ vào ở ẩn tại nhà quan thị lang huyện Thiên Lộc, giả vờ tòng học tại đó, để thơ ở nhà đại đường, bài thơ hay trong đó có hai câu rất khí khái: "Hàn Mặc tranh vi Vương Bột hậu, văn chương thùy thị Mãi Sinh tiền".

Tạm dịch là: "Nghiên bút có tranh Vương Bột trước, văn chương quyết sánh Mãi Sinh sau". Ý Hồ Tông Thốc nói mình không thua Vương Bột, Mãi Sinh ngày xưa.

Thời gian này có câu chuyện kể rằng vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), ở Kinh đô có một vị quan lớn họ Lê treo đèn, đặt tiệc, mời văn nhân đến nhà bình thơ.

Khách văn chương kéo đến rất đông, những người nổi tiếng về văn thơ đều có mặt. Hồ Tông Thốc bấy giờ còn đi học nhưng cũng đến dự. Khi đề vừa đưa ra, ông làm một mạch liên tiếp trăm bài thơ, trong khi mọi người vẫn còn suy nghĩ mới viết những câu đầu tiên…

Đến lúc bình, cả trăm bài thơ của ông đều hay, không bài nào hơn bài nào, tất cả đều vượt trội so với những bài khác. Từ đó, tiếng tăm của Hồ Tông Thốc vang khắp Kinh kỳ, giới văn nhân ai cũng thán phục.

Khoa Tân Tỵ (1341) đời vua Trần Hiến Tông, Hồ Tông Thốc vừa tròn 17 tuổi dự thi Đình và đậu Trạng nguyên với bài văn được lưu truyền khắp nước.

Mặc dầu còn ít tuổi, nhưng sau đó ông được vua Trần Dụ Tông tin yêu cử giữ chức Trung Thư lệnh. Sách Kiến Văn tiểu lục của Bảng nhãn Lê Quý Đôn có ghi: “Sau khi ông đậu Trạng Nguyên đã được khắc tên vào bia đá và mặc dầu còn rất trẻ nhưng vua đã cho giữ chức Trung Thư lệnh. Ông cũng không sợ mình còn rất ít tuổi mà vâng lệnh vua nhận chức triều đình giao cho”.

"Hổ phụ sinh hổ tử"

Sau khi đỗ Trạng Nguyên, ông trở về lấy cô con gái quan thị lang tên là Thị Ấn làm vợ. Như vậy là người vợ Hồ Tông Thốc là Thị Ẩn, người đã sinh hạ ra nhiều nhân tài kế tiếp không rõ người huyện Đường Hào (Hải Dương) hay người huyện Thiên Lộc (Nghệ An).

Ông sinh hạ được mấy con, gia phả không nói rõ, chỉ ghi rằng ông sinh ra Hồ Thành, cũng kế tiếp đỗ Trạng nguyên. Về sau, cháu nội ông, tức con Hồ Thành là Hồ Đốn (có sách ghi Hồ Lại) cũng đỗ Trạng nguyên.

Vì vậy, người đương thời vô cùng ca ngợi. Có người đề thơ tặng gia đình ông trong đó có những câu "Lũy thế phương danh chiêu Nhạn Tháp. Nhất gia thịnh sự ích Long Môn" và "Phụ Trạng nguyên, tử diệc Trạng nguyên" ý nói cha con nhiều đời đầu kế tiếp nhau đỗ Trạng nguyên cả.

Về việc ba người, ba hệ liên tiếp nhau đỗ Trạng nguyên này, nhiều sách, nhiều đời nhắc đến, tuy trong Đăng khoa lục và các bia ở Văn Miếu không thấy nói.

Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng rằng đây là trại Trạng nguyên không phải là kinh Trạng nguyên nên chưa được bia Văn Miếu ghi tên như Trạng nguyên Bạch Liêu trước đó vậy.

Việc này các nhà nghiên cứu cho rằng cần nghiên cứu thêm dù sao tiếng tăm và sách vở (kế cả chính sử) nhắc đến, việc đó đủ có lòng tin và niềm tự hào với quê hương xứ Nghệ, với một dòng họ một thời ba cha, con, ông cháu kế tiếp nhau chiếm tên đầu bảng trong Đại khoa của đất nước.

Theo nhiều tài liệu lịch sử nói thêm rằng Hồ Đốn sau trở về ở làng Hạ Thành, còn gia phả họ Hồ ở Nghi Xuân có ghi rõ: "Trạng nguyên Hồ Thành có về ở làng Thiên Lạc huyện Nghi Xuân".

Hiện nay ở vùng Nghí Xuân Thượng (làng Tam Chế hiện nay) có đồi Trạng Nguyên. Theo tục truyền đó là nhà ở của một Trạng nguyên họ Hồ từ trước, Ngày nay, vùng này họ Hồ Sỹ chiếm đa số cư dân ở đó mà gia phả họ ấy các nhà nghiên cứu lịch sử có sưu tầm được. Đây có thể là người mở đầu cho cánh họ Hồ vùng này vì chính gia phả đó cũng nói Hồ Thành là thủy tố của họ tại Nghi Xuân.

Sau ba Trạng nguyên nói trên, những đời sau cũng xuất hiện liên tục rất nhiều nhà khoa bảng nối tiếng. Không kể hàng trăm người đỗ Đại khoa hàng nghìn người đỗ thị hương.

Chúng ta thấy đời sau của Hồ Tông Thốc có: Hồ Bỉnh Quốc (họ Hồ ở Bình Lạng, Can Lộc) làm đến chức Thị Lang, Hồ Sĩ Dương (họ Hồ ở Quỳnh Lưu) làm đến Thượng thư, Hồ Phi Tích, chức Thượng Thư, Hồ Sĩ Tân chức Thị Chế, Hồ Sĩ Đống, chức Thượng thư...

Tất cả những người thế hệ sau này của Hồ Tông Thốc đều đỗ tiến sĩ cập đệ, đều giỏi nổi tiếng và đều được phong tước Quận công trở lên và đều có trước tác để lại cho đời sau.

Hồ Tông Thốc cùng con cháu ông đễ để lại cho họ Hồ nó riêng và đất Nghệ Tĩnh nói chung một tấm gương học vấn một niềm tự hào hiếm có cho đến ngày nay.

bài liên quan
Giai thoại về trạng nguyên Hồ Tông Thốc: Sửa thơ Hạng Vũ, rạng danh nước Việt nơi xứ người

Giai thoại về trạng nguyên Hồ Tông Thốc: Sửa thơ Hạng Vũ, rạng danh nước Việt nơi xứ người

Trung thực nhận lỗi khi mắc phải sai sót, Hồ Tông Thốc được tin dùng, cất nhắc nhiều chức vụ cao trong triều đình. Sau này, ông được cử đi sứ Trung Hoa. Với tài năng vốn có, Hồ Tông Thốc đã làm rạng danh đất nước Đại Việt.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.