Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Gặp người Mường ở Hòa Bình và những dấu ấn khó quên nơi núi rừng

Văn hóa
26/05/2017 13:30
P.L
aa
Khi đến với Hòa Bình lần đầu, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một vùng rừng núi Tây Bắc đậm đà bản sắc. Hòa Bình có nhiều dân tộc: Mường, Dao, Thái, Mông…, có những thác nước hoang sơ và hùng vĩ, cũng lại có âm sắc cồng chiêng - nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, có những cô gái đẹp như hơi thở núi rừng…


Đến Mường Vang nghe tiếng cồng chiêng bồi hồi

Mường Vang là tên gọi một vùng đất, một địa danh lịch sử văn hóa nổi tiếng của người Mường. Cái tên Mường Vang chứa trong đó cả kho văn hóa dân gian hết sức đa dạng phong phú không chỉ với người dân Lạc Sơn mà còn với cả Hòa Bình và du khách thập phương.

Cồng chiêng của người Mường ở Mường Vang đặc trưng cho tính nguyên hợp của một hiện tượng văn hóa dân gian. Tiếng cồng tiếng chiêng khi vang lên chắc hẳn đó là một dịp trọng đại hoặc có ý nghĩa lớn đối với người Mường.

Tìm hiểu cách treo chiêng, đánh tiếng cồng, người ta sẽ thấy đó là một nghi thức được trân trọng và phải được gìn giữ. Trong môi trường diễn xướng, âm thanh phát ra từ chiêng có giá trị rất lớn, nó mang theo cái hồn cốt tinh túy nhất của dân tộc Mường.

Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Mường.
Lễ hội cồng chiêng của dân tộc Mường.

Ngày xưa, chiêng được bày bán nhiều như những hàng hóa ở chợ. Người mua chiêng phải am hiểu về chiêng, nếu không phải nhờ người chọn giúp. Âm sắc của chiêng là thứ quan trọng nhất quyết định một chiếc chiêng tốt.

Người ta dùng nắm tay, dùng lực vừa đủ, không mạnh quá không yếu quá đánh vào núm chiêng. Và tuyệt đối chỉ đánh vào núm chiêng, dù dùng chiêng ở bất cứ đâu.

Người Mường coi mỗi tiếng chiêng có linh hồn riêng, và mỗi chiếc chiêng cũng có giọng nói riêng. Ta chỉ biết nếu tiếng chiêng thẳng, không rè, không méo mó nghĩa là chiêng tốt.

Do việc sử dụng cồng chiêng chỉ khi nào có việc quan trọng, mà thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường cho nên việc bảo quản cồng chiêng cũng là điều hết sức được coi trọng. Người Mường vang bảo quản cồng chiêng bằng cách gác chiêng lên xà nhà hoặc treo chiêng trên vách nhà.

Nếu vách nhà bằng ván thì treo cồng chiêng lên xà nhà hoặc treo chiên trên vách nhà. Nếu vách nhà bằng ván thì treo cồng chiêng lên những chốt gỗ hoặc đinh. Nếu vách nhà bằng tre nứa thì treo lên những chạc tre hoặc gỗ cắm trên vách.

Một quy tắc bất di bất dịch của người Mường Vang là không úp miệng chiêng vào trong hay xuống dưới. Khi nghỉ giải lao trong cuộc vui đánh chiêng, người ta ngồi xuống, không quên đặt chiêng xuống đất (hoặc sàn nhà theo quy tắc ngửa miệng chiêng.

Các cụ tin rằng nếu úp miệng chiêng xuống đất thì chiêng sẽ bị mất tiếng, coi như chiêng “chết”. Một điều cấm kỵ nữa là khi chiêng để dưới đất, phụ nữ không được bước qua miệng chiêng.

Văn hóa cồng chiêng ở Mường Vang mang những đặc trưng chung của dân tộc Mường, nhưng cũng có những nét riêng so với các vùng Mường khác. Mường Vang gần với nguyên bản truyền thống nhất, giữ được màu sắc cổ xưa nhất nên thường được chọn là nơi đại diện trong các liên hoan nghệ thuật khu vực và toàn quốc.

Hòa Bình còn là cái nôi của những lễ hội văn hóa

Ở Hòa Bình không có những lễ hội quy mô, đồ sộ, có sự tham gia của đông người với những trang phục, lễ vật, đồ tế khí, cùng với những quy định bài bản như các lễ hội của người Kinh dưới miền xuôi, không có những hội chơi núi mùa xuân hay chợ tình lãng mạn mà có những lễ hội riêng, thường được tổ chức vào mùa xuân.

Đây là một lễ hội rất phổ biến của người Mường xưa, giống như lễ hhooij lồng tồng của người Tày – Nùng ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang… Mục đích của lễ hội là cầu cho mùa mang của một năm mới thịnh vượng, may mắn.

Đây cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tươi đẹp và yên bình. Lễ hội này thường diễn ra vào dịp đầu xuân, như vùng Mường Bi, xóm Lũy huyện Tân Lạc, vùng Mường Chiềng, Mường Tôm xã Tân Lập huyện Lạc Sơn…

Hình ảnh tại lễ hội xuống đồng.
Hình ảnh tại lễ hội xuống đồng.

Lễ hội sắc bùa của người Mường

Lễ hội này có nghĩa là xách cồng, là một hội vui có tính chất giải trí diễn ra vào dịp đầu năm mới ở những bản Mường để người ta cầu chúc nhau may mắn, mạnh khỏe.

Ngoài ra những dịp vui khác người ta cũng sắc bùa như đón khách quý từ xa đến, dựng nhà mới, đón dâu hoặc những dịp vui khác.

Lễ hội sắc bùa của người Mường. (Ảnh: Taybacsensetravel.com)
Lễ hội sắc bùa của người Mường. (Ảnh: Taybacsensetravel.com)

Lễ hội cầu mùa của người Mường

Lễ hội cầu mùa tiêu biểu diễn ra ở vùng Mường Vang, Lạc Sơn, là lễ hội của mùa của 7 xã vùng Cộng Hòa tham gia. Lễ hội bắt nguồn từ việc trước đây khi thấy xuất hiện sâu bọ cắn phá mùa màng, các quan lang trong mường nhóm họp bàn việc tổ chức cúng.

Có năm sâu bọ nhiều, sau khi làm lễ cúng, tự nhiên có đàn chim sà xuống cánh đồng bắt hết sâu bọ, làm cho lúa sạch sâu mà lại tốt tươi, từ đó người ta tin tưởng vào lễ hội cầu mùa cho nên hàng năm thường tổ chức lễ này.

Lễ hội đền Bờ

Đây là lễ hội có sự tham gia nhiều nhất và lớn nhất của người Kinh trên đất Hòa Bình, lễ hội là biểu tượng đoàn kết của ba dân tộc Kinh- Mường- Dao sống trên dải đất Hòa Bình.

Đền Bờ hay đền thác Bờ là một di tịch lịch sử nổi tiếng, ở đây không những có đền mà còn có cả một cái chợ Bờ đã từng là tên của tỉnh lỵ.

Tương truyền năm 1431- 1432, vua Lê Lợi đi dẹp giặc ở Mường lễ( Sơn La) qua đoạn thác Bờ hiểm trở đã được dân địa phương giúp đỡ rất tận tình. Trong số đó có bà Đinh Thị Vân người Mường và một bà người Dao giúp đỡ nhà vua về quân lương, thuyền bè vượt thác….khi hai bà mất, vua Lê Lợi đã truy phong công trạng của hai bà và ban chiếu cho lập đền thờ.

Từ đó người dân ở đây thường mở hội hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng để tưởng niệm hai bà và các vị thần. Hiện nay, di tích và lễ hội này thu hút rất đông khách thập phương từ dưới xuôi lên, lễ hội trở thành kéo dài suốt cả tháng, đến đây du khách vừa có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp vừa là nơi sinh hoạt tâm linh hấp dẫn.

Dịp lễ tết ở Đền Chúa Thác Bờ.
Dịp lễ tết ở Đền Chúa Thác Bờ.

Người xưa kể lại: “Xưa kia, ở xứ Mường cổ, hình thái tổ chức xã hội đặc thù là chế độ Lang đạo, các dòng họ Lang đạo như: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng… chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi Mường có các Lang cun, dưới Lang cun có các Lang xóm hoặc Đạo xóm, cai quản một xóm.

Trong áng mo “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường cũng có đoạn kể: Một hôm Lang Đá Cần, vị Lang đầu tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài Lang đừng giết thịt, bù lại rùa mách bảo cho cách làm nhà sàn.

Rùa dạy: “Bốn chân tôi là bốn cột cái/Hai mai tôi là hai mái nhà/Xương sống tôi là đòn nóc/Chặt cây lim làm cột/Lạt buộc bằng cây giang/Cỏ gianh dùng để lợp”.

Câu chuyện này được coi như một điển tích về sự ra đời nhà sàn của người Mường. Nó gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt thường ngày của người dân bản. Và cho tới ngày nay, những nếp nhà sàn đó vẫn còn vẹn nguyên với người dân nơi đây.

Hình ảnh con rùa cho đến nay không chỉ là con vật linh thiêng được người Mường tôn thờ mà còn sáng tạo ra một cách tính ngày tốt, giờ tốt gọi là phương pháp “trừ đá Rò” (Rò ở đây được hiểu là Rùa).

Phương pháp này dùng để tiến hành dựng nhà hay cưới hỏi và làm những việc quan trọng khác của làng và dân bản.

Đến Hòa Bình cũng là đến nơi núi rừng hoang sơ, ngắm những dòng thác kỳ vĩ ào ạt chảy.

Dòng nước mềm mại như lụa ở khu Cửu thác Tú Sơn.
Dòng nước mềm mại như lụa ở khu Cửu thác Tú Sơn.

Đỉnh núi Cửu thác Tú Sơn có độ cao trên 1.300m. Từ đó, những thác nước đổ từ trên cao xuống như những dải lụa trắng giữa núi rừng xanh thẳm. Như tên gọi, ở đây có 9 ngọn thác lớn nhỏ với những vẻ đẹp riêng.

Cảnh đẹp Thung Nai - Hòa Bình.
Cảnh đẹp Thung Nai - Hòa Bình.

Và đến Hòa Bình, bắt gặp nụ cười duyên dáng e thẹn của người con gái Mường, chắc hẳn sự lưu luyến mãi còn dằng dai…

Vẻ đẹp dịu dàng của các cô gái Mường.
Vẻ đẹp dịu dàng của các cô gái Mường.
Người đẹp xứ Mường.
Người đẹp xứ Mường.

Hơi rượu nồng, tiếng nói trong trẻo như sương mai của những cô gái dân tộc Mường ở Hòa Bình, hẳn sẽ đọng mãi trong tâm trí bao du khách đến đây. Tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc ở Hòa Bình, người ta thêm yêu mến đất và người ở miền núi rừng hùng vĩ này…

bài liên quan
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Cần Thơ: Tưng bừng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ

Tối 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã được khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Cần Thơ: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Cần Thơ: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Hôm nay, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

TP.HCM tổ chức nhiều sự kiện kích cầu du lịch

Trong quý II/2024, TP.HCM sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón đầu xu hướng và các chương trình kích cầu du lịch.
TP.HCM: “5 trong 1” tại Lễ hội Sống khỏe 2024

TP.HCM: “5 trong 1” tại Lễ hội Sống khỏe 2024

Lễ hội Sống khỏe 2024 tích hợp đa yếu tố “5 trong 1”, sở hữu nhiều hoạt động trong khuôn khổ các lĩnh vực: Y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và giải trí.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 100 đại biểu đại diện chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của tỉnh Nghệ An tham gia Chiến dịch về tham dự.
Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Sôi động Cuộc thi Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

English Challenge là Cuộc thi tiếng Anh dành cho sinh viên và học sinh đam mê tiếng Anh, là nơi để sinh viên tỏa sáng tài năng và tăng cường sự kết nối.
Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Lợi trước mắt, thiệt lâu dài… khi rút BHXH một lần

Chỉ vì giải quyết khó khăn trước mắt mà không ít người lao động đã rút BHXH một lần, nhưng khi về già mới thấy được khó khăn, thiệt đủ đường.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.