Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Ép rượu - Biến tướng xấu xí của văn hóa uống rượu

Nhà nước và Pháp luật
28/07/2019 13:05
Đỗ Trang
aa
Trong văn hóa ẩm thực thế giới, rượu là thức uống tinh tế đầy mỹ vị trong nhiều cuộc vui, lễ lạt, hội hè. Song, thực trạng lạm dụng rượu bia đã trở thành mối lo ngại toàn cầu nhiều năm nay, khiến các quốc gia phải siết chặt kiểm soát vấn nạn này.


Anh223.

Văn hóa ép rượu bia ở Việt Nam là một dạng biến tướng.

Việt Nam cũng không tránh khỏi sự gia tăng các tệ nạn, thảm kịch đi cùng với bàn rượu, mà nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ thói quen ép rượu trên bàn ăn – biến tướng xấu xí của văn hóa uống rượu.

Người Hàn Quốc không ép rượu để tránh phiền toái

Theo văn hóa Hàn Quốc, uống rượu cùng nhau được coi là cách để làm quen và hiểu nhau hơn. Đối với người Hàn Quốc, có những câu chuyện không thể nói tại nơi làm việc hay các địa điểm khác, chỉ khi trên bàn nhậu họ mới hoàn toàn thoải mái bày tỏ suy nghĩ và thái độ của mình đối với người khác.

Đối tượng tham gia vào các bàn nhậu tại Hàn Quốc hầu hết là đồng nghiệp, các bạn trẻ trên 18 tuổi và cả người thân trong gia đình. Bàn nhậu của người Hàn Quốc cũng thể hiện được nét đẹp trong văn hóa của quốc gia này.

Ví dụ, trong những buổi hẹn của người Hàn Quốc, có những luật bất thành văn như sau: Tối thứ 2 là dịp mọi người tụ tập với bạn bè nhiều nhất; thứ 3 là ngày nghỉ ngơi; còn thứ 4 và thứ 5 dành cho việc tụ tập với đồng nghiệp; thứ 6 là ai cũng lái xe về nhà cùng gia đình; cuối tuần cũng là thời điểm tốt cho những buổi nhậu.

Ở Hàn, việc từ chối đi nhậu không được coi là thất lễ, nhưng thường thường nếu người mời là người thân hoặc đồng nghiệp sẽ tạo ấn tượng không mấy tốt đẹp, khiến người từ chối xa rời mọi người. Phụ nữ uống rượu tại Hàn Quốc là chuyện bình thường, thậm chí họ còn có khả năng uống nhiều hơn nam giới.

Trong số các loại đồ uống Hàn Quốc, rượu Soju - một loại rượu gạo được chưng cất, không màu, vị khá nhẹ, hầu như ai cũng có thể uống được ít hay nhiều, giá thành khá rẻ để mọi người đều có khả năng chi trả. Do vậy, dù là người không biết uống rượu khi tham gia bàn tiệc có thể thử một chút.

Người Hàn Quốc không ép rượu bởi họ ngại nhất việc uống nhiều đến mức mất kiểm soát, nói lung tung, gây sự, ẩu đả thì chắc chắn cuộc chơi mất vui, mà còn đem nhiều phiền toái cho người xung quanh, thậm chí bị cảnh sát chú ý.

Tuy vậy, họ cũng trân trọng những người có khả năng “trụ” lâu trên bàn nhậu. Thường thường, khi mỗi người trên bàn uống đến giới hạn của mình sẽ tự động dừng lại, cũng không ai ép họ phải uống tiếp.

“Tự do nhậu” như … người Mỹ

“Tự do như nước Mỹ” khiến nhiều người cho rằng đây sẽ là thiên đường cho dân nhậu nhẹt “thả ga không phanh”. Đó là một quan niệm sai lầm, bởi trên thực tế, ít có quốc gia nào trên thế giới có thể quản lý chặt chẽ và “mạnh tay” như ở nước Mỹ.

Từ năm 1988, toàn bộ trên 50 bang của nước Mỹ đều đặt ra mức giới hạn tuổi là chỉ có những người từ 21 tuổi trở lên (tức khoảng năm 3 đại học đối với một sinh viên bình thường) mới được mua và uống rượu bia – độ tuổi được cho là cao hơn so với hầu hết các quốc gia khác. Mỗi bang còn có những quy định cụ thể khác nhau về việc quản lý uống bia rượu.

Đơn cử, New York có “luật 200 foot”, tức không ai được phép bán rượu bia trên cùng phố và trong khoảng bán kính 60 mét tính từ trường học hay nhà thờ. Do vậy, việc không tìm thấy các hàng quán ăn phục vụ đồ uống có cồn xung quanh các khu vực này là điều bình thường với người dân nơi đây.

Đáng nói, lái xe trong tình trạng say rượu bia bị xếp vào một dạng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, mức độ cao nhất có thể ngang với tội giết người, bởi một lập luận giản đơn: Lái xe trong tình trạng mất kiểm soát có khả năng cao gây tai nạn chết người.

Mức phạt nặng có thể được áp dụng ngay cả khi người lái xe uống rượu bia chưa hề gây tai nạn như phạt tiền, phạt tù, tước bằng vĩnh viễn và hạn chế các quyền công dân như sở hữu vũ khí tự vệ, bầu cử.... Thường thường, tại Mỹ quy định khi nồng độ cồn trong máu đạt mức 80 miligram/100 ml máu trở lên sẽ bị khép vào tội lái xe dưới tác động của chất kích thích (DUI).

Lần đầu tiên vi phạm, phạt tiền từ 300 - 1.000 USD (khoảng 7-23 triệu đồng), từ lần thứ 2 trở đi là 5.000 USD trở lên (khoảng 116 triệu đồng). Ngoài việc phạt tiền, tài xế còn có thể đối mặt với việc ngồi tù từ 6 tháng đến 3 năm và tịch thu bằng lái.

Anh224.

Uống rượu khi lái xe ở Mỹ bị phạt nặng như phạt tiền, phạt tù, tước bằng vĩnh viễn và hạn chế các quyền công dân.

Chưa hết, chủ xe sẽ phải trả phí bảo hiểm xe gấp từ 2 – 5 lần mức bảo hiểm thông thường, và có thể phải tham gia học lại khóa ý thức tham gia giao thông, chi phí chủ xe tự chi trả.

Sau đó, xe của người vi phạm còn phải gắn một thiết bị kiểm soát nồng độ cồn với chi phí lắp đặt từ 730 - 2.800 USD (17 – 65 triệu đồng). Thiết bị này yêu cầu tài xế thổi vào máy để phân tích, nếu nồng độ cồn dưới 0,5% thì xe mới có thể khởi động. Tài xế vi phạm DUI lần đầu trong vòng 5 năm sẽ phải gắn thiết bị này lên xe 6 tháng, lần thứ 2 sẽ là 1 năm và lần thứ 3 sẽ là 3 năm.

Một số bang còn yêu cầu tài xế say xỉn phải làm các công việc công ích cho xã hội. Nếu muốn giảm nhẹ án phạt, tài xế có thể nhờ đến luật sư và tòa án, với chi phí đắt đỏ không kém gì mức phạt, khoảng từ 5.000 USD đến 25.000 USD (từ 116 – 580 triệu đồng).

Nói là làm, không phân biệt riêng ai, từng có một Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Mỹ phải từ chức sau một đêm tạm giam bởi lái xe vào đường cấm trong tình trạng có hơi men; một thanh niên ở Virginia Beach lĩnh án tù 5 năm bởi lặp lại hành uống rượu lái xe tới lần thứ tư trong vòng 10 năm; và còn rất nhiều ví dụ tương tự khác.

Biến tướng ép rượu ở Việt Nam

Chẳng biết từ bao giờ, Việt Nam được tung hê là “cường quốc” tiêu thụ bia rượu hàng đầu thế giới. Nhìn vào nền văn hóa ẩm thực của người Việt từ xa xưa, uống rượu bắt nguồn từ một nét truyền thống đẹp, từ một thức uống mĩ vị, nức tiếng của dân cư mỗi miền.

Trả lời báo chí, PGS - TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển cho hay: “Ở nước ta, ngoài rượu trắng có độ cồn cao, tức rượu mạnh thì miền Bắc nổi tiếng với rượu làng Vân; miền Trung có rượu Bầu Đá, miền Nam có rượu Gò Đen, Việt Nam còn có nhiều loại rượu khác như rượu Cần của các dân tộc Mường, Tây Nguyên; rượu cái, rượu nếp cẩm – bách nhật, đặc biệt là rượu Phú Lễ Ba Tri với loại men hơn 30 thành phần thảo dược; còn có rượu ngâm thuốc bổ nổi tiếng như rượu Minh Mạng. Văn hóa mời rượu được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng, yêu quý giữa người với người. (Ví dụ: trong các sự kiện quan trọng của đời sống xã hội, như đám hỏi, tiệc tùng…)”.

Song, nhiều năm nay, thực trạng lạm dụng và ép nhau uống rượu bia đã và đang gây ra những hệ lụy xấu xí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người uống, kèm theo các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình… Việc mời mọc, ép buộc uống rượu đến mức say xỉn, không làm chủ được hành vi khiến văn hóa uống rượu trở nên lệch lạc.

Ông Lê Quý Đức cũng phân tích: “Bản thân những người ép bia, rượu trước tiên thể hiện mình là người thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu văn hóa đồng thời không tôn trọng người bị ép bởi không phải ai cũng thích uống rượu và có khả năng uống rượu. Có người vì bệnh tật như nóng trong người, dạ dày… không muốn uống rượu hoặc đã từng uống muốn “gác chén”, có người cơ địa không thích ứng với rượu và cũng có người đơn giản chỉ vì “không thích” uống rượu nên đã từ chối.

Từ chối gì có thể không khó khăn nhưng từ chối rượu trong bữa cơm, mâm cỗ vô cùng khó khăn, khó xử và thậm chí dẫn đến những hậu quả nặng nề. Còn đối với những người bị ép mà vẫn uống chứng tỏ người đó cũng không làm chủ được bản thân, thiếu trách nhiệm với gia đình, xã hội và đặc biệt là thiếu tôn trọng chính mình”.

Thiết nghĩ, thói quen ép rượu ngày nay đã trở thành một “lối mòn” trong suy nghĩ của người Việt. Lớp trẻ học theo ngày càng tùy tiện trong việc uống bia rượu, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền núi, người trẻ cứ gặp nhau là uống đến say xỉn mới thôi, còn cho như thế là hay. Hệ quả sau những cuộc vui bị đưa đẩy quá đà là những thảm kịch kinh hoàng, từ việc to tiếng, cãi vã cho đến ẩu đả, đánh nhau, thậm chí là giết người.

Từ đó cho thấy, không chỉ dừng ở khâu giáo dục tại gia đình, toàn xã hội cũng cần có sự quan tâm, chỉn chu hơn đến văn hóa ăn uống: Thế hệ đi trước làm gương cho thế hệ sau; hay ở công sở thì thủ trưởng phải làm gương cho nhân viên.

Bên cạnh việc đảm bảo người dân tuân thủ pháp luật, các hình thức vi phạm phải áp dụng phạt nặng theo quy định của pháp luật, nhằm răn đe xã hội, đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp. Ấy thế, chúng ta mới có thể dần dần đẩy lùi tệ nạn, chấn chỉnh những biến tướng của văn hóa uống rượu bia tại Việt Nam.

bài liên quan
TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

TP.HCM sắp diễn ra Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Gần 1.000 người tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng khu vực TP.HCM

Với chủ đề "80 năm vang mãi bản hùng ca", Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần 10 năm 2024 khu vực 1 - TP.HCM có 927 cán bộ, diễn viên đến từ 24 đoàn nghệ thuật quần chúng tranh tài.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Ðịnh lần thứ XII

Ngày hội với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 6 – 8/6, tại thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Về Cần Thơ tham gia Lễ hội bánh dân gian Nam bộ lớn nhất miền Tây

Sáng 2/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức họp báo cung cấp thông tin về Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 11 năm 2024, dự kiến tổ chức tại quảng trường quận Bình Thủy từ ngày 17 đến 21/4.
Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Sắp diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP.HCM sẽ giới thiệu hơn 400 món ngon ba miền Việt Nam cùng các chương trình văn hóa - nghệ thuật truyền thống.
Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Độc đáo bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa

Người Thái ở Thanh Hóa có ngôn ngữ, chữ viết cùng những sắc thái văn hóa riêng. Trong xu thế hội nhập, phát triển, văn hóa truyền thống của người Thái có sự tiếp biến, thay đổi cho nên cần bảo tồn gắn với phát huy bền vững bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc.
TP.HCM: Xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7

TP.HCM: Xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7

Ngày 24/4, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết vừa phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi, massage trên địa bàn quận 7, gắn biển hiệu Hàn Quốc, ngang nhiên quảng cáo là phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc Top 1 Châu Âu.
Vì sao huyện Yên Phong phải mời lần 2 gói thầu dịch chuyển đường điện

Vì sao huyện Yên Phong phải mời lần 2 gói thầu dịch chuyển đường điện

Cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã phải mời lần 2 gói thầu số 05 toàn bộ phần xây dựng và thiết bị hạng mục dịch chuyển đường điện phục vụ GPMB.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.