Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 35 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 35°C

Độc đáo cỗ Tết cúng thịt chuột

Nhà nước và Pháp luật
26/01/2020 07:45
Lành Vũ
aa
Khi những cành hoa mận nở trắng xóa bên bờ rào, cộng đồng người Dao Tiền ở bản Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình lại gỡ thịt chuột trên gác bếp xuống, sửa soạn mâm cỗ cúng tổ tiên, tạ ơn Thành Hoàng và cầu cho năm mới no ấm, sung túc…


Ngôi Miếu thờ Thành Hoàng làng tại xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.

Ngôi Miếu thờ Thành Hoàng làng tại xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.

Cuộc thiên di lịch sử của đồng bào Dao

“Sén so quýa khói xiết chùn tậu/ Pham chùn lộ khói, pháy chùn biều/ Phấy chùm xoang choang khói nằm ngạn/ Pham chùm lo khói tụm chuông đầu”. Tạm dịch: “Ngày đi bảy thuyền cùng xuất phát/ Ba thuyền bị nạn, bốn thuyền qua/ Bốn thuyền thoát nạn về tới bến/ Ba thuyền dìm đáy biển Đông xa”. Những vần thơ trong tập thơ “Tăng chỉ hành - piềm tà hộ” nhắc nhớ cuộc thiên di lịch sử của người Dao từ hàng trăm năm trước.

Hành trình di cư của người Dao được nhà Lê tiếp nhận. Hàng nghìn đồng bào Dao đi bằng 7 sà lan lớn, vượt qua vịnh Bắc Bộ vào cửa sông Hồng lên Ba Hạc (nay là phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ). Từ đây đồng bào Dao chia nhau thành 3 tốp ngược dòng theo ba con sông lớn là sông Hồng, sông Đà và Sông Lô để lên rừng phá nương làm rẫy tìm kế sinh nhai.

Dẫn đầu cuộc thiên di này lần lượt là bà Đặng Thị Hành, Bàn Đức Hội và Triệu Thánh Thông. Nhớ ơn công đức của ba vị này mà nhiều cộng đồng người Dao ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nói riêng và Việt Nam nói chung tôn thờ làm Thành Hoàng.

Trước khi bắt đầu hành trình vượt biển tới miền đất hứa, đồng bào Dao khi đó đã có giao hẹn, nếu thuyền nào cập bờ trước sẽ phải đi ở xa, trên cao và được làm anh. Khi đó, chiếc thuyền của đồng bào Dao Tiền do bà Đặng Thị Hành cập bến trước nên được ở vai anh đối với nhóm Dao Quần Chẹt do ông Bàn Đức Hội dẫn đầu.

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn đó, đồng bào phải đối mặt với những khó khăn khốc liệt, nguy hiểm luôn rình rập. Họ phải lựa chọn một cuộc sống du canh du cư, đối mặt với cảnh rừng thiêng, nước độc, chống chọi với sự chọn lọc thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Sau này đồng bào Dao Tiền ngược dòng sông Đà phân tán về các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Còn nhóm đồng bào Dao theo ông Triệu Thánh Thông thì ngược dòng sông Lô di tản đi các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Đồng bào Dao tâm niệm, để vượt qua được cuộc thiên di khốc liệt sinh tử ấy, họ đã nhận được sự phù hộ của tổ tiên. Do đó, họ rất coi trọng việc thờ cúng. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng ở bất cứ nơi nào người Dao đặt chân tới, vào những ngày lễ quan trọng trong năm,họ đều không bao giờ quên và luôn cố gắng dâng lên tổ tiên những sản vật tốt nhất.

Lễ vật độc nhất vô nhị

Ông Lê (Lý) Văn Sinh – một người con của đồng bào Dao Tiền, ở xóm Bương, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc kể rằng: “Khi tổ tiên của người Dao Tiền tới vùng đất này, rừng núi còn âm u, cây cối rậm rạp, các loài thú dữ nhiều vô kể. Họ thường xuyên phải chịu cảnh đói rét, thiếu thốn, bệnh tật. Các loại gia cầm không thể chăn nuôi được nhiều vì bị thú dữ ăn thịt.

Bởi vậy, chuột núi là thức ăn chính giúp họ sinh tồn. Vào các ngày lễ lớn trong năm như: lễ cầu mùa vào Rằm tháng 5, lễ ăn cơm mới sau vụ thu hoạch vào tháng 9 và lễ Tết Nguyên Đán đồng bào Dao Tiền đều dùng thịt chuột để làm lễ vật dâng lên tổ tiên”.

 Thịt chuột gác bếp được sử dụng làm vật cúng lễ tổ tiên trong ngày Tết cổ truyền của người Dao Tiền. Ảnh: nguồn Báo Nghệ An

Thịt chuột gác bếp được sử dụng làm vật cúng lễ tổ tiên trong ngày Tết cổ truyền của người Dao Tiền. Ảnh: nguồn Báo Nghệ An

Để có thịt chuột khô cúng lễ, vào tháng 11 –12 (âm lịch), khi đồng bào Dao Tiền gặt xong, người dân phải đi đặt bẫy chuột rừng bằng càm nứa. Sau khi đem chuột về, họ dùng nước sôi làm sạch lông, đốt rơm thui vàng. Chuột sẽ được mổ bụng, moi lòng và treo nơi gác bếp cho thịt khô lại rồi chế biến thành món ăn dùng dần. Chuột rừng nhỏ con nhưng thịt chắc, nấu rất nở.

Ngoài mâm cỗ ngày Tết vào đêm 30 (Âm lịch) có thịt chuột thì vào mùng 2 Tết, mỗi hộ trong bản Bương sẽ cùng mang lễ vật tới nhà thầy mo trong bản để cùng nhau ra Miếu dâng lên Thành Hoàng làng. Lễ vật gồm: 3 con chuột khô, một cái bánh chưng, một chai rượu, một mảnh giấy cầu đầu năm làm nương được mùa, làm tiền được tiền, nuôi gia súc, gia cầm không bị phá hoại. Làm lễ xong, các hộ dân sẽ ngả rượu, thịt chuột cùng nhau hưởng lộc.

Sau này khi đời sống đã phát triển, nguồn thực phẩm cung cấp cho bữa ăn đã đầy đủ, người dân không còn phải ăn thịt chuột để sống nữa. Trong các ngày lễ lớn như: lễ cầu mùa, lễ ăn cơm mới và Tết Nguyên đán, thịt chuột cũng dần được thay thế bằng các loại thực phẩm khác. Tuy vậy dịp Tết cổ truyền, đồng bào vẫn cố gắng có món chuột khô trong mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính tổ tiên.

 Ông Lý (Lê) Văn Sinh kể về phong tục dùng thịt chuột làm lễ cúng tổ tiên vào ngày Tết Nguyên Đán

Ông Lý (Lê) Văn Sinh kể về phong tục dùng thịt chuột làm lễ cúng tổ tiên vào ngày Tết Nguyên Đán

Chuột rừng khô được coi là đặc sản của đồng bào người Dao Tiền, chỉ được dùng trong các ngày lễ lớn hoặc nhà có khách quý. Chủ nhà chỉ cần gỡ thịt chuột xuống, thái miếng, rắc muối, ướp gừng cho thịt ngấm gia vị rồi băm nhỏ, đồ vào nồi xôi nếp nương.

Vị thơm, dẻo của nếp nương hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt chuột là một trong những đặc sản của đồng bào Dao Tiền.“Cúng thịt chuột trong ngày Tết, ngày lễ giờ đây không phải là điều bắt buộc, nhưng nếu bây giờ nhà nào có thịt chuột sấy khô để cúng sẽ là sang trọng và hiếm lắm. Ngày nay đời sống khấm khá hơn, chuột ít đi nên việc cúng tổ tiên bằng thịt chuột ngày càng bị mai một”, ông Sinh chia sẻ.

Ông Lý Văn Hịn (63 tuổi, Già làng xóm Bương) cho biết: Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt Nam luôn được người Dao Tiền ở xóm Bương ghi nhớ. Giờ đây, cuộc sống đã khá giả hơn nhưng đồng bào Dao Tiền vẫn giữ tục lệ làm cỗ thịt chuột khô để cúng tổ tiên trong ngày Tết. Điều đó, giúp chúng tôi tự nhắc nhở bản thân và con cháu không quên thuở xưa đói rét.

bài liên quan
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá vào năm 2030

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá vào năm 2030

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2030, Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của tỉnh thuộc tốp khá của cả nước.
Bắt tạm giam Chủ tịch liên đoàn Lao động huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bắt tạm giam Chủ tịch liên đoàn Lao động huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Bị can Bùi Văn Lích, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Lạc Sơn (nguyên Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lạc Sơn) bị khởi tố bắt giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Khánh thành cầu Bản Mọc ở xã vùng cao Hoà Bình

Khánh thành cầu Bản Mọc ở xã vùng cao Hoà Bình

Công ty Nhựa Tiền Phong vừa tổ chức lễ khánh thành cầu bản Mọc, thuộc xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Đây là cây cầu số 115 trong chương trình Cầu nối yêu thương do Nhựa Tiền Phong triển khai.
“RẠNG 2022” nơi yêu thương được thắp sáng

“RẠNG 2022” nơi yêu thương được thắp sáng

Chương trình tình nguyện hè “Rạng 2022” do CLB SVTN Khoa Văn hóa học trường ĐH Văn Hóa Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 - 27/06/2022 tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Lãnh đạo Hòa Bình nói gì về công trình xây lắp khẩu hiệu hết 10 tỷ đồng?

Lãnh đạo Hòa Bình nói gì về công trình xây lắp khẩu hiệu hết 10 tỷ đồng?

Liên quan đến thông tin đang xôn xao trong dư luận về việc xây lắp khẩu hiệu 11 chữ trên đồi Ông Tượng, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình hết hơn 10 tỷ đồng, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Hòa Bình khẳng định đây là công trình đầu tư xây dựng từ nguồn chi sự nghiệp của địa phương.
Hòa Bình lắp khẩu hiệu trang trí, mỗi từ tốn gần một tỷ đồng

Hòa Bình lắp khẩu hiệu trang trí, mỗi từ tốn gần một tỷ đồng

Gói thầu lắp dựng khẩu hiệu chỉ có 11 từ tại tỉnh Hòa Bình được phê duyệt trị giá xấp xỉ 10,4 tỷ đồng, tương đương mỗi từ giá 950 triệu đồng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Khai hội du lịch Cửa Lò 2024: Khát vọng tỏa sáng

Tối 18/4, hàng vạn du khách thập phương đổ về Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) để theo dõi chương trình khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024.
Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý đá được nguỵ trang hết sức tinh vi

Lực lượng chức năng Công an TP Đà Nẵng vừa triệt phá thành công ổ nhóm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý được nguỵ trang hết sức tinh vi.
Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Bắc Kạn: Bắt Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng huyện Ba Bể

Kế toán Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã có hành vi nâng khống giá trị các hợp đồng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa thiết bị văn phòng để lấy tiền chi các khoản ngoài quy định nhà nước.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.