Hà Nội 29 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 30 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 29°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 30°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Đi lễ chùa nhỏ - đi lễ chùa to

Nhà nước và Pháp luật
24/02/2019 14:05
Tuệ Minh
aa
Trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt, ngôi chùa có một vị trí đặc biệt trong tâm thức.


Đã từ lâu, cầu trời khấn Phật như một tâm niệm bền bỉ mỗi khi con người gặp vận hạn, khó khăn. Theo dòng chảy thời gian ngoài các ngôi chùa cổ trầm mặc thì xuất hiện nhiều chùa mới hoành tráng hơn. Đầu năm hành lễ mới thấy cung cách đi chùa bây giờ cũng khác…

Chùa Tam Chúc đang thi công.
Chùa Tam Chúc đang thi công.

Lên chùa là để… “check-in?”

Theo Từ điển tiếng Việt thì “Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng”. Một số ý kiến khác có nhận định: “Chùa là nơi có các quý thầy sống và tu tập. Là nơi biểu trưng cho sự hiện thế của Phật giữa thực tại.” Còn theo dân gian các cụ vẫn nhận định rằng: “Chùa là nơi để Phật, nơi tu hành của các nhà sư, nơi chúng ta đến thăm viếng, cầu mong những điều đang ước muốn trong cuộc sống”.

Tuy nhiên, hiện nay hình ảnh những ngôi chùa đang được “hiện đại hoá, hoành tráng hoá” theo nhiều cách khác nhau mà theo nguyên nghĩa của từ chùa ít nhiều phai nhạt. Chùa bây giờ còn có nhiều hoạt động khác, không ít nơi thành một địa chỉ kinh doanh thần Phật dựa trên lòng tin không thể cắt nghĩa của con người. Cùng với đó, “động cơ” đi chùa của mọi người cũng đa dạng và phong phú hơn.

Cũng vì tò mò xem độ hoành tráng của Chùa Tam Chúc – Ba Sao – Hà Nam, chúng tôi đầu năm cũng đã đến nơi này. Thú thật là đến vì sự tò mò bởi những cái nhất của nó. Nào là lớn nhất thế giới, có thiên thạch 600.000USD và nhiều thứ nhất khác kích thích sự tò mò của bất cứ ai.

Con đường dẫn vào chùa vẫn chưa xây xong, các đoàn xe tấp nập ra vào. Không khí bụi mù bởi lối đi đầy cát và vật liệu xây dựng. Bãi xe rộng vài ha cũng gần như chật kín. Dòng người đổ về mỗi lúc một đông. Khu chờ xe điện cũng chật cứng vì số lượng khách quá lớn.

Anh Nguyễn Văn Trung (Hưng Yên) cùng con đi chùa, đứa trẻ mệt mỏi trên lưng bố vì chờ gần 20 phút vẫn chưa mua được vé xe điện. Anh cũng thất thểu nhìn hàng dài người trước mình mà ngao ngán không bao giờ mới tới lượt. Ai cũng có chút khó chịu khi phải chờ đợi trong cái nóng gắt của mái tôn ập xuống. Anh Trung chia sẻ: “Thấy bạn bè chia sẻ trên facebook nên mình dẫn vợ con đi, nhưng không nghĩ sẽ đông như vậy. Chắc mình đi cho biết, chứ như thế này thì sợ quá, vừa nóng vừa bụi”.

Ngôi chùa phục vụ Veska 2019 đang gấp rút hoàn thiện. Có lẽ không gian trong lành nhất là mặt hồ, còn lại, ở đâu cũng thấy bụi. Người già mệt mỏi, trẻ con cũng quấy khóc, còn thanh niên nam nữ vẫn cố gắng “check in” vài kiểu đẹp để làm kỷ niệm. Điện Quán Âm và điện Pháp chủ vẫn ngổn ngang cột kèo, xi măng, bên trong chưa hoàn thiện xong. Khu vực ẩm thực của chùa, không khí dường như hỗn loạn. Các du khách thập phương chen nhau mua đồ ăn khiến người phục vụ cũng bở hơi tai.

Chùa Ngọc thuộc quần thể di tích Tam Chúc, chính là nơi nhiều người muốn đặt chân đến nhất vì chùa đặt trên quả núi cao. Dòng người tiếp tục hối hả leo lên ngôi chùa trong sự tò mò. Dù chưa hoàn thành xong, nhưng lượng người đến đây chật kín. Các lan can xi măng bị vỡ được kèo tạm bằng những thanh nứa để đảm bảo an toàn cho du khách thập phương chiêm bái ngôi chùa trên cao.

Khôi, một nam thanh niên đến từ Hà Nội “check-in” xong vài kiều ảnh và trở về trong sự hối tiếc: “Mình hơi thất vọng vì đến đây không được như mong đợi. Mọi thứ vẫn chưa hoàn thiện nên không có gì để xem cả. Cũng may mình có vài kiểu ảnh đẹp.”

Vậy nhưng, những công trình tâm linh như Tam Chúc đang thu hút lượng lớn người đổ về mỗi năm như Khôi.

Tấp nập người về vãn cảnh chùa Tam Chúc dù đang thi công
Tấp nập người về vãn cảnh chùa Tam Chúc dù đang thi công

Lạnh lẽo những ngôi chùa cổ

Chùa mới thì đông không chen nổi, các ngôi chùa cổ kính mang những trầm tích văn hóa – lịch sử - kiến trúc hàng trăm, nghìn năm lại bị lạnh nhạt, trở nên hoang liêu, cô tịch như tự thân ngàn xưa của nó. Sự “lạnh lùng”của bá tánh với những ngôi chùa cổ hẳn có lý do. Mà một trong những lý do “ất ơ” ấy là ở đó họ thiếu điểm “check-in”, thiếu thứ đang “hot” trên mạng xã hội để khoe với mọi người.

Phóng viên PLVN Chủ nhật đến thăm ngôi chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) một ngày tháng Giêng. Ngôi chùa nổi tiếng có bức tượng Quán Thế Âm nghìn mắt nghìn tay được ví như bảo vật quốc gia. Tượng Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Mễ Sở mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 vô cùng đặc sắc và lộng lẫy. Nằm nép mình trên đoạn đê cạnh bờ sông Hồng, ẩn mình giữa làng quê yên bình, dù di tích đặc biệt nhưng ngôi chùa vô cùng vắng vẻ khách tham quan. Chủ yếu người dân đến lễ bái tuần tiết, còn khách phương xa rất hạn chế. Nên ngôi chùa lúc nào cũng cửa đóng then cài.

Đến chùa Hương Lâm (Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội), ngôi chùa cổ của làng đã ngót vài trăm năm tuổi. Chùa nép mình sau một ngôi chùa hoành tráng khác mới xây. Chùa cổ bao gồm các công trình như điện chính, nhà Mẫu, nhà thờ Tổ. Ngay trong ngày rằm, ngôi chùa cũ cũng vắng hoe, trên chùa mới dân tình đang xôn xao dâng sao giải hạn. Điện chính trên nền cổ của chùa có vài mảng tường bong tróc, nứt toác. Nơi thờ Tổ cũng ẩn mình tại gian nhà trống bên trái. Tang thương nhất là nhà thờ Mẫu, các pho tượng bong tróc, đổ nát phơi sương lộ thiên. Khung cảnh không khác gì một nơi hoang phế, bỏ hoang lâu năm.

Cảnh tượng đổ nát, hỏng hóc tại chùa cổ Hương Lâm.
Cảnh tượng đổ nát, hỏng hóc tại chùa cổ Hương Lâm.

Một người phụ nữ làm công quả ở chùa cho biết: “Sư thầy chưa có kinh phí nên chưa làm lại, chứ để thế này làm sao được.”. Rồi bà đóng sập cánh cửa han rỉ, khóa lại tất cả khung cảnh vừa rồi. Phía sau cánh cửa ấy, những bức tượng vẫn nằm im lặng “dầm mưa dãi nắng” trong bất lực.

Nhìn lại tấm bản đồ dự án tu bổ xây dựng khu di tích đình, chùa Hạ Hồi, điều đáng buồn, không hề có sự xuất hiện của khu vực chùa cổ. Không biết đến bao giờ, ngôi chùa cổ mang nhiều trầm tích văn hóa sẽ được quan tâm trở lại, như cách người ta xây chùa vài trăm năm trước.

Những mái chùa phong sương vẫn “cô độc” một mình với thời gian tuần tiết xuân – hạ - thu – đông. Nhiều người đi chùa than phiền: Lễ Phật mà khổ quá. Còn giới trẻ thì có chỗ “check-in” được ảnh đẹp là mừng. Người biện đủ lễ vật hoành tráng như một kiểu “đổi chác” đầu năm. Muôn vẻ đi chùa, mỗi người một kiểu khiến cảnh chùa nơi này nơi khác, “bên trọng - bên khinh” khiến ai kính và hiểu đạo không khỏi chạnh lòng…

Đi chùa để làm gì?

Xu hướng xây chùa “hoành tráng” đang ngày càng phổ biến. Cứ một thời gian, lại mọc lên vài ngôi chùa “khổng lồ” theo đúng nghĩa đen. Sự phát triển của tâm linh trong đời sống người Việt đang ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đúng câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, những ngôi chùa đang ngày càng là điểm đến của mọi người khi họ cầu mong tất thảy những điều bản thân họ mong muốn. Có người đi chùa mong cầu sức khỏe, có người mong cầu tài lộc, có người cầu công danh. Ai cũng phải lẩm bẩm trước trước Phật một vài điều cho thỏa.

Có một định nghĩa mới đi chùa của người dân xuất hiện vài năm “đi chùa để du lịch”. Khi mà những định nghĩa: “du lịch tâm linh”, “chùa thương mại”… đang dần hình thành thì việc đi chùa cũng sẽ có những định nghĩa mới. Đồng nghĩa, sự xuất hiện của những ngôi chùa mới, to đẹp, đáp ứng khao khát du lịch tâm linh của người dân. Người Việt thích đi chùa nhưng đi chùa để làm gì lại là chuyện đáng bàn.

Chốn thiền môn, nay không chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh đơn thuần mà còn đáp ứng những mong cầu khác: nghỉ dưỡng, du lịch… Kéo theo đó là dịch vụ ăn uống, giải trí đi kèm để đáp ứng nhu cầu khách thập phương. Khi đó, chùa không chỉ là nơi tu hành, phục vụ nhu cầu tâm linh, nơi ngự trị của chư Phật mà còn là phục vụ người trần. Dạo một vòng các ngôi chùa đầu năm, kịch bản chung là: Cảnh người chen lấn, đông đúc, ăn uống, rác thải và hỗn loạn.

Ai cũng chăm đi chùa khấn vái, bày biện đủ lễ vật để mong chúng đổi lấy những lời nguyện cầu linh ứng. Nhưng ít ai ngộ ra rằng, có khi nào Phật lại chính trong tâm ta. Chữ “Tâm” là sợi dây kết nối tốt nhất để chúng ta tới được thế giới Phật. Có câu “Đạo cao long hổ phục/Đức trọng quỷ thần kính”, chí nguyện tâm thành tất thảy sẽ thành. Mỗi người, hãy đến chùa như một lần để chúng ta tu tâm, nhìn gương Phật để tịnh tiến, thay đổi những điều trở nên tốt đẹp.

Khi cửa chùa không còn là nơi tu hành thì Phật sẽ còn ở đấy để nghe những điều ta nói hay không?

bài liên quan
Đi lễ chùa không phải để “xin - cho”

Đi lễ chùa không phải để “xin - cho”

Khác với bối cảnh mọi nẻo đường đều đổ về lễ hội như nhiều năm trước, năm nay, hầu hết các lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc tạm dừng tổ chức phần hội hoặc thu hẹp quy mô tổ chức. Tuy nhiên, một số nơi vẫn ghi nhận cảnh du khách chen chân và phải tạm dừng đóng cửa…
[Infographics] Tín ngưỡng sùng bái hổ tại các nước châu Á

[Infographics] Tín ngưỡng sùng bái hổ tại các nước châu Á

Phong tục sùng bái và thờ cúng hổ của các dân tộc châu Á thường được tổ chức vào lúc nông nhàn trong năm hoặc sau khi thu hoạch mùa màng.
Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc.
Du lịch tâm linh chấp nhận “bấp bênh” để chống dịch

Du lịch tâm linh chấp nhận “bấp bênh” để chống dịch

Mùa lễ hội Tết Tân Sửu năm nay trầm lắng hơn những năm trước bởi dịch Covid-19. Kể cả những điểm du lịch tâm linh, nơi thường có các hoạt động nổi bật đầu năm đều vắng vẻ, đìu hiu.
Ăn chay - theo mốt hay vì tâm?

Ăn chay - theo mốt hay vì tâm?

Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mỹ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng từ chùa chiền, quán xá đến tư gia, ở đâu cũng có các bữa cơm chay thanh tịnh. Số người ăn chay đang tăng dần. Nhưng, liệu trong số những người đang ăn chay ấy, ai đang ăn theo mốt, ai đang hướng tâm, ăn chay để thấy lòng thanh đạm là câu hỏi khó trả lời.
Chuyện kể về

Chuyện kể về 'cụ Nguyễn' đảo Phú Quốc

“Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”, câu nói đó của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã lưu danh sử vàng đất Việt bao đời nay. Còn với người dân tỉnh Kiên Giang nói chung và đảo Phú Quốc nói riêng, “cụ Nguyễn” luôn là chỗ dựa tinh thần giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống….
Mới nhất
Đọc nhiều
Hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc bị tạm giữ

Hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc bị tạm giữ

Qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một cơ sở kinh doanh có chứa 11.397 đơn vị sản phẩm các loại là thực phẩm do nước ngoài sản xuất nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Giá vàng lập đỉnh 92 triệu đồng/lượng, đội nắng xếp hàng cũng chưa chắc mua được vàng

Giá vàng lập đỉnh 92 triệu đồng/lượng, đội nắng xếp hàng cũng chưa chắc mua được vàng

Nhu cầu mua lớn của người dân đã khiến cho nhiều cửa hàng vàng thông báo hết hàng hoặc phải giới hạn số lượng mua vàng miếng, nhẫn tròn trơn.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên

SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên

SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học.
Tin bài khác
Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Hơn một nghìn tân binh Hà Giang lên đường nhập ngũ

Ngày 27/2, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang đồng loạt tổ chức ngày hội giao quân.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
hoi thao phap luat ve tri tue nhan tao kinh nghiem quoc te va cac khuyen nghi chinh sach cho viet nam

Hội thảo “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo”: Kinh nghiệm Quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

(PLM) - Sáng ngày 10/5, tại Khách sạn Pan Pacific Hanoi, số 1, đường Thanh niên, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên minh châu Âu tại Việt Nam cùng Đại diện Thường trú của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam – UNDP tổ chức hội thảo Pháp luật về trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm Quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.
tong duyet chuong trinh nghe thuat khai mac le hoi hoa phuong do hai phong 2024

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

PLM) - Tối 9-5, Hội đồng nghệ thuật thành phố tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” tại quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.
tap trung thao go kho khan vuong mac trong xu phat vi pham hanh chinh

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính

(PLM) - Sáng ngày 08/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL), bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL đồng chủ trì hội thảo.
hoc vien tu phap to chuc hoi nghi tap huan ve ky nang quan tri noi bo quan ly thoi gian va lap ho so cong viec

Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc

(PLM) - Ngày 9/5, Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc. Hội nghị nhằm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp và nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi các nhiệm vụ được giao, sau một thời gian chuẩn bị tích cực.
viet nam italia tang cuong hop tac trong linh vuc nuoi con nuoi

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

(PLM) - Chiều ngày 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa I-ta-li-a tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế I-ta-li-a (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa I-ta-li-a làm trưởng đoàn.