Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Đại lễ Vu lan “mùa COVID”

Văn hóa
22/08/2021 07:04
Bảo Châu
aa
Vu lan là ngày lễ của những người con hiếu thảo, của đạo hiếu và tấm lòng hiếu hạnh của mỗi con người. Vu lan cũng là dịp những người con tìm về với nguồn cội, về với giá trị Chân - Thiện - Mỹ, hướng đến những giá trị tốt đẹp của gia đình và dân tộc. Qua hàng nghìn năm, Vu lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam”.


2-1-7329.jpg

Việc cúng giỗ, dự đại lễ online đã được một số nghĩa trang triển khai gần chục năm nay.

“Đóa hồng cài áo” online và kêu gọi Quỹ hỗ trợ COVID

Lễ Vu lan xuất phát từ tích truyện Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu lan (ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt.

Theo Phật giáo có 4 ân nặng gọi là tứ trọng ân, trong đó có ân Tam bảo, ân quốc gia dân tộc, ân những bậc nuôi dạy mình nên người, ân chúng sinh vạn loại. Tứ trọng ân này còn là nền tảng đạo đức, truyền thống văn hóa phương Đông.

Vu lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Tháng Bảy âm lịch hằng năm là tháng Vu lan báo hiếu, lễ hội văn hóa không riêng của phật tử mà của nhân dân nhằm tri ân, báo ân, báo hiếu cửu huyền thất tổ, tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: “Mùa lễ Vu lan năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc thù khi đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Trong bối cảnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích tổ chức đại lễ Vu lan trực tuyến, chuyển tâm thiện thành hành động thiết thực”.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nơi vẫn tổ chức đại lễ Vu lan nhưng có những tỉnh Giáo hội có văn bản yêu cầu không tổ chức. Khuyến khích các khóa lễ Vu lan, lễ hội Bông hồng cài áo tổ chức dưới hình thức trực tuyến để có mùa Vu lan trọn vẹn trong bối cảnh chống dịch.

Năm nay, cũng như nhiều chùa, cơ sở tự viện trên cả nước, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội sẽ tổ chức lễ Vu lan theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của 500 tăng ni sinh. Buổi lễ sẽ được phát trực tuyến qua các trang Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phật sự Học viện, phát lại trên website khuongviet.vn và một số kênh Youtube…

Nhiều người dân đã tăng cường các khóa lễ Vu lan bằng hình thức trực tuyến online, cũng như việc đăng ký cầu siêu cho cửu huyền thất tổ qua các ứng dụng trực tuyến, Phật sự Online, mạng xã hội Phật giáo Butta... của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Người dân có thể đăng ký cầu siêu trực tuyến để các chư Tôn đức làm lễ. Như vậy vẫn đảm bảo được nhu cầu tâm linh, đảm bảo sự thành kính và bày tỏ lòng tri ân…”.

Tại một số chùa tổ chức Đại lễ Vu lan online sớm, khi các Hòa thượng giảng về đạo hiếu, ý nghĩa và nghi thức bông hồng gài áo, rất nhiều người ngồi trước màn hình máy vi tính, điện thoại không giấu nổi sự xúc động khi nhớ tới công sinh thành của bố mẹ. Những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm tự hào với niềm hạnh phúc vô biên, vì còn cha còn mẹ là còn tất cả, còn những nghĩa tình cao quý.

Còn đóa hồng màu trắng như một nỗi buồn bất hạnh, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung da diết khi đã mất cả cha mẹ. Những vong nhân đã khuất cảm thấy ấm áp mà bỏ qua những oan trái, thù hận. Họ được siêu sinh giải thoát miền tây phương cực lạc.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cũng nêu tình trạng một số người ưa cúng lễ rềnh rang, mâm cao cỗ đầy, đốt vàng mã vô tội vạ nhưng lại đối xử với cha mẹ không tốt, thậm chí hắt hủi cha mẹ, ông bà. Đây là sự suy đồi đạo đức, không hiểu đúng tinh thần báo ân báo hiếu của Đức Phật dạy. “Trong kinh Phật dạy: “Dù cho vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi khắp thế gian này cũng không đền đáp được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ…”.

Cùng với đó, Giáo hội Phật giáo kêu gọi các tăng ni, phật tử hãy thể hiện tinh thần tri ân, báo hiếu trong mùa Vu lan năm nay bằng việc tiếp tục ủng hộ quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và Quỹ vaccine COVID-19 để chung tay cùng các cấp chính quyền đảm bảo mọi người đều được tiêm vaccine miễn phí và bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra, các tăng ni, phật tử tiếp tục thiện nguyện cứu trợ các hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Thắp hương tưởng nhớ bố mẹ từ Tâm

Việc cúng giỗ, dự đại lễ online đã được một số nghĩa trang triển khai gần chục năm nay, nhưng có lẽ “mùa COVID”, việc cúng giỗ, dự đại lễ này được phát huy tối đa. Dịp Vu lan mọi năm, lượng người dân đổ về tảo mộ, thắp hương cũng như chăm lo đến phần mộ của gia tiên tại các nghĩa trang thường đông đúc lên tới hàng nghìn người.

Tuy nhiên, Tết Vu lan năm nay theo ghi nhận tại một số nghĩa trang cho thấy lượng người đến tảo mộ thưa vắng. Người dân đã tận dụng công nghệ 4.0 để tưởng nhớ bố mẹ, người thân đã khuất đầy văn minh nhưng không kém phần trang trọng.

3-1252

Dịch bệnh diễn biến căng thẳng đúng vào dịp Lễ Vu lan, nhiều gia đình đã không đến trực tiếp, thay vào đó đặt cúng giỗ online.

Những ngày gần kề rằm tháng 7, tại Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình), một số nhân viên đeo khẩu trang, cần mẫn dọn dẹp phần mộ và dâng mâm cỗ, đĩa hoa quả, kính cẩn thắp hương tại phần mộ người quá cố.

Chị Nguyễn Hoa, nhân viên nghĩa trang cho hay: “Dịch bệnh diễn biến căng thẳng đúng vào dịp Lễ Vu lan, nhiều gia đình đã không đến trực tiếp, thay vào đó đặt cúng giỗ online”. Bên cạnh chị, một nhân viên nam mặc bộ vest lịch sự trang nghiêm livestream, chụp ảnh về cho người thân của người quá cố ở xa hay hạn chế dịch bệnh mà không thể tới trực tiếp thắp hương. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVD-19 nên số người tham gia dịch vụ cúng giỗ, dự lễ Vu lan online tăng đột biến.

Những người thân của người quá cố có thể thăm phần mộ gia tiên thông qua hình ảnh trực tuyến, sắp mâm cỗ với đầy đủ đồ chay, mặn; xem hình ảnh, video, cảnh thắp hương, cúng khấn chu đáo…

Về phía gia đình, các thành viên sửa soạn bày lễ dâng hương tại nhà, trang phục gọn gàng, trang nghiêm, mở màn hình thiết bị hỗ trợ như: tivi, máy chiếu, ipad… để cùng làm lễ với nhà chùa và các sư thầy cầu an, cầu siêu cho những người thân đang an nghỉ tại Lạc Hồng Viên.

Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho hay: “Cúng lễ mộ trực tuyến, hướng mỗi người trở về tiên tổ. Là người con, hãy ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày tu niệm, hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình, thành tâm chí kính, niệm phật, tụng kinh, cúng dường Tam Bảo, cúng dường chư Tăng để Cha Mẹ bình an, phước lộc thọ khang, gia đình hạnh phúc”.

Ngoài ra, vào ngày 12/7 âm lịch, chùa Kim Sơn Lạc Hồng cũng sẽ tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu, được các sư tăng, tăng ni, phật tử làm lễ online. Theo Đại đức Thích Trí Thịnh: “Quan trọng nhất với những người con Phật là chữ Tâm. Vì vậy, dù chúng ta trực tiếp tham dự hay qua các hình thức gián tiếp, nhưng tâm của chúng ta hướng về tổ tiên ông bà, cha mẹ bằng việc làm, hành động tốt thì đều thể hiện được sự hiếu thảo, trọn vẹn tâm hiếu, ông bà tổ tiên vẫn chứng tâm, chứng dám cho lòng thành của chúng ta. Trong mùa Vu lan năm nay, sống có trách nhiệm với bản thân, là có trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Cũng chính là làm tròn chữ “Ân” đầu tiên trong Tứ Trọng Ân mà Đức Phật đã chỉ dạy. Đó là Ân Tổ quốc”.

Dù thực hiện qua hình thức trực tuyến, online, nhưng mọi khâu từ chuẩn bị, lễ vật, đồ cúng, quần áo chúng sinh, khóa lễ đều diễn ra trang nghiêm, thanh tịnh, đầy đủ và thiêng liêng nhất”.

Có thể thấy, dù dịch bệnh COVID đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen, sinh hoạt, hoạt động của chúng ta, nhưng nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhờ ứng dụng sự văn minh, linh hoạt của internet, mạng xã hội, dường như mọi khoảng cách, trở ngại được xóa nhòa. Dịch vụ cúng giỗ online nói chung và Vu lan online nói riêng đã phần nào đáp ứng được tâm nguyện của mọi người trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

bài liên quan
TP HCM: Sắm tết online, giảm ngay 50%

TP HCM: Sắm tết online, giảm ngay 50%

Khi tham gia “Chợ Tết Công đoàn 2024” trên sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, người lao động sẽ được giảm giá hàng hóa 50% so với giá thị trường.
Công bố xếp hạng cuộc thi Gia đình ta cùng hát 2021

Công bố xếp hạng cuộc thi Gia đình ta cùng hát 2021

Với hiệu ứng lan tỏa, có hơn 10.347 lượt like; 19.076 lượt share; 7,107 lượt comment và 71.116 lượt xem các video dự thi của các 19 đội thi.
Đi du lịch nước ngoài, đón lễ hội làng… qua online

Đi du lịch nước ngoài, đón lễ hội làng… qua online

Nhiều địa phương đã rất chủ động, khẩn trương và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ “chống dịch như chống giặc”, không chủ quan, lơ là, nhiều địa phương đã tạm ngừng tổ chức lễ hội cũng như thông báo cách phòng chống dịch bệnh cho khách thập phương.
Bảo vệ bản quyền tranh trên thị trường trực tuyến - khó chồng khó

Bảo vệ bản quyền tranh trên thị trường trực tuyến - khó chồng khó

Sau nhiều năm hoạt động, thị trường tranh trực tuyến vốn mang đến nhiều lợi ích cho giới mỹ thuật Việt Nam nay đã bộc lộ hạn chế. Nhiều nghệ sĩ, nhà sưu tầm và người yêu thích mỹ thuật nghi ngại về tranh giả tại các sàn giao dịch trực tuyến hay việc đưa tranh lên Internet khiến tác phẩm của họ dễ bị sao chép hơn.
Chùa Phúc Khánh (Hà Nội) tổ chức lễ Vu Lan trực tuyến

Chùa Phúc Khánh (Hà Nội) tổ chức lễ Vu Lan trực tuyến

Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Đại lễ Vu Lan báo hiếu 2020 tại Chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) sẽ được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến.
Biểu diễn online và nỗi lo “nhà hát không cảm xúc”

Biểu diễn online và nỗi lo “nhà hát không cảm xúc”

Tháng 5/2020, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông đã có cuộc họp với lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc triển khai xây dựng “Nhà hát online”, trong khi không ít nghệ sĩ lo lắng về việc triển khai ý tưởng này.
Mới nhất
Đọc nhiều
Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá dầu giảm, giá xăng tăng mạnh

Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít, giá dầu diesel được điều chỉnh giảm 320 đồng/lít, giá bán là 20.690 đồng/lít.
Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Công an tỉnh Lai Châu tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm

Chiều ngày 27/03/2024, Đại tá Phạm Hải Đăng – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã chủ trì hội nghị Giao ban Cơ quan CSĐT Quý I năm 2024.
Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Thị trường bất động sản sôi sục chờ đón Lễ Kick-off Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc

Ngày 02/04 tới đây sẽ diễn ra Lễ kick-off dự án Meyhomes Capital Phú Quốc với sự quy tụ của hơn 1000 chiến binh toàn quốc.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY