Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 31 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 31°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Cuộc đời dâu bể của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm

Văn hóa
26/02/2021 22:00
Đoàn Vũ - Lâm Anh
aa
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được đánh giá là danh nhân văn hóa thời Lê trong lịch sử Việt Nam.


Bà nổi tiếng về văn thơ, thông minh từ nhỏ. Dù là phận nữ nhi, nhưng bà cứng rắn, cương quyết, có tinh thần tự lập cao. Bà được người đời biết nhiều qua bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn). Dù tài năng, xinh đẹp, nhưng cuộc đời nữ sĩ Đoàn Thị Điểm gặp nhiều “bão táp phong ba”.

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (Ảnh internet).

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (Ảnh internet).

Gánh vác cả gia đình

Đoàn Thị Điểm (1705-1749), hiệu Hồng Hà, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng, nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long xưa với tài sắc vẹn toàn. Trong tư liệu của Ths.Nguyễn Hồng Chiến (là di duệ của tiến sĩ Nguyễn Kiều), Hồng Hà Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có biệt hiệu Ban Tang, quê làng Hiến Phạm, xã Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà vốn là con gái ông hương cống Đoàn Doãn Nghi, mẹ bà là người họ Vũ và là vợ hai ông Nghi, nhà ở phường Hà Khẩu, Thăng Long (phố Hàng Bạc bây giờ).

Ông bà Nghi còn sinh một trai là Đoàn Doãn Luân (1703), tức là anh trai và hơn Đoàn Thị Điểm 2 tuổi. Từ nhỏ, anh em bà đã theo mẹ về ở với ông bà ngoại là quan Thái lĩnh bá và được dạy dỗ chu đáo, thông Tứ thư, Ngũ kinh... Năm 6 tuổi, Đoàn Thị Điểm nổi tiếng gần xa về tài học giỏi, thông minh.

Năm bà 16 tuổi, quan Thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau, cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà, được ít lâu thì dời về làng Võ Ngai (Vô Ngại), huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào, Hưng Yên), tại đây Đoàn Thị Điểm cùng anh trai hành nghề dạy học.

Anh trai mất sớm, chị dâu lại tàn tật, thời gian này, bà kiêm luôn nghề bốc thuốc, gần như một tay nuôi sống cả gia đình – gồm 2 cháu nhỏ, mẹ và chị dâu. Bà được nhiều người đến cầu hôn nhưng đều từ chối.

Bìa cuốn diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc (ảnh internet).

Bìa cuốn diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc (ảnh internet).

Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, tại Vô Ngại, cuộc sống gia đình bà cũng không ở được. Khoảng giữa thế kỷ XVIII, những cuộc nổi dậy của nông dân xảy ra khiến vùng Hải Đông không còn cảnh yên bình, nhiều làng xóm bị binh lửa tàn phá. Đoàn Thị Điểm lại đưa cả gia đình tới nhà một người học trò tại xã Chương Dương, huyện Thược Phúc (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) để lánh nạn và sinh sống. Theo Hoàng Xuân Hãn, lúc này bà mới chính thức mở trường dạy học.

Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh cho rằng, Đoàn Thị Điểm không những nổi tiếng về tài văn thơ, mà còn giỏi đối đáp. Xung quanh bà có nhiều giai thoại khẳng định tài năng áp đảo các bậc anh tuấn trong giới nho sinh kẻ sĩ. Cũng có nhiều câu đối được ghi là của bà trong các cuộc đối đáp với Trạng Quỳnh, sứ Tàu, Nhữ Đình Toản... Những chuyện ấy dù có bao nhiêu phần trăm sự thật thì cũng chứng tỏ lòng ngưỡng mộ của thế nhân đối với bà.

Đoàn Thị Điểm được Nguyễn Thị Băng Thanh đánh giá là một người con gái có bản lĩnh, một “gia trưởng” hoàn hảo, một nữ sĩ tài hoa, gồm đủ công dung ngôn hạnh nhưng cũng ngầm mang ít nhiều tính cách trượng phu có tầm cỡ về tư tưởng và dám “phá cách”. Thế nhưng, có thể chính vì sự hoàn hảo và xuất chúng đó mà đường tình duyên của nữ sĩ muộn màng.

Không phải bà thiếu các bậc tài danh ngấp nghé, nhưng dường như cảnh nhà cũng làm bà lỡ làng năm tháng. Vào tuổi thanh xuân, tuy ở trong cửa nhà quyền quý nhưng con đường gia thất lại chỉ có thể hướng tới cung nhà chúa, với cái cảnh “chiếc én ba nghìn” biết chen cành nào trên cây cù mộc? Bản lĩnh và tâm hồn nữ sĩ khiến bà không thể chấp nhận được sự sắp đặt ấy. Sau này, về gần kinh thành, với hoàn cảnh đơn hàn, bà càng được để ý. Nhưng nữ sĩ đã liệu lời từ chối tất cả và lẩn tránh, chấp nhận cuộc sống cô đơn để toàn tâm toàn ý phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy các cháu.

Đoán được quan lộ cho chồng, biết trước mình sắp mất

Nhiều tài liệu cho biết, mặc dù hết lần này đến lần khác “khất” không lấy chồng, nhưng rồi, Đoàn Thị Điểm đã “cập bến” bên tiến sĩ Nguyễn Kiều (1695 – 1752, sinh tại làng Phú Xá, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nộ). Theo tài liệu từ nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Kiều nổi tiếng đương thời là người giỏi văn thơ, năm 1715, đỗ tiến sĩ, sau đó được bổ dụng và đến năm 1740 được trao chức Quyền thự thiêm đô Ngự sử, một chức quan cần có bản lĩnh vững vàng và chính trực liêm khiết.

Trước khi được Đoàn Thị Điểm chấp nhận về làm vợ, Nguyễn Kiều đã có hai người vợ trước, nhưng đều mất sớm. Mối tình giữa Nguyễn Kiều và Đoàn Thị Điểm được coi là mối tình đẹp, nức tiếng Thăng Long xưa, năm đó, Đoàn Thị Điểm đã 37 tuổi. Nguyễn Kiều phải viết mấy bức thư với lời lẽ khẩn thiết, thê lương, rồi những lời khuyên bàn từ người thân, Đoàn Thị Điểm mới nhận lời. Nguyễn Kiều đã có thơ sau khi lấy được Đoàn Thị Điểm: “Nhân duyên gặp gỡ nhất trần gian/ Cả cuộc đời ta được phúc ban/Ai bảo khát khao tiên nữ nữa/ Nàng tiên đã xuống cõi nhân hoàn”.

Trong tư liệu từ di duệ Nguyễn Kiều, cho biết, cưới nhau được hơn một tháng, Nguyễn Kiều phải lên đường đi sứ phương Bắc, bà ở nhà coi sóc gia trang, xem con chồng như con đẻ, dạy dỗ thay làm cha, làm thầy. Nào ngờ cuộc đi sứ kéo dài đến ba năm. Nguyễn Kiều về đến Nam Ninh nhưng không qua biên giới được vì Lạng Sơn có loạn phải chờ đợi dẹp xong loạn mới về. Trong ba năm chờ chồng, Đoàn Thị Điểm sống chẳng khác nào người “chinh phụ”. Có lẽ chính trong thời gian này (1742 – 1745), bà đã dịch ra quốc âm tác phẩm Chinh phụ ngâm nổi tiếng của Đặng Trần Côn.

Năm 1746, ba năm chờ chồng dài đằng đẵng vừa kết thúc, bà lại phải khăn gói, từ biệt mẹ già cháu nhỏ để sang Nghệ An, nơi Nguyễn Kiều mới được bổ nhiệm.

Tư liệu từ di duệ Nguyễn Kiều cũng dẫn lại sách Đoàn Thị Thực lục còn chép lời đoán của bà về vận mệnh chồng, cũng đoán trước về việc sắp rời bỏ dương thế của mình: “Mùa hè năm Mậu Thìn (1748), một ngày kia xong việc công, ông vào tư thất, nói chuyện cùng bà và phê bình thơ, tra từ điển văn cũ định xếp thành thi văn tập của đôi vợ chồng. Thình lình, rèm tung lên, gió cuốn, bui bay. Bà ngồi lặng, ngẫm nghĩ, bấm đốt tay mà suy tính. Rồi bà bảo ông rằng: “Bắc khuyết vân bình chiêu thiếp thụy, Nam thù xuân vũ trước quân ân”, được dịch, “Cửa Bắc xe mây điềm thiếp rõ, Bờ Nam mưa ấm tỏ ơn vua”.

Ý Đoàn Thị Điểm muốn nói rằng luồng gió vừa qua là điềm bà sắp mất, và Nguyễn Kiều sắp được thăng chức và dời vào miền Nam. Nguyễn Kiều hỏi Đoàn Thị Điểm, hỏi đi hỏi lại nhưng bà không giảng thêm gì nữa. Chưa qua dăm ba ngày sau, thì quá nhiên ông được lệnh vào coi việc trấn an Nghệ An.

Ông bảo bà cùng đi. Bà lấy cớ bận việc nhà, xin ở lại, giả nói rằng xin sẽ đi sau. Nhưng ông cố nài, bất dắc dĩ, bà phải nghe. Hai người xuống thuyền trẩy vào xứ Nghệ. Chắc là đêm lạnh, bà ngủ quên không đắp chăn, nên cảm hàn. Bà liền đau, cố gắng gượng ăn uống, nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng. Năm sáu ngày sau, thuyền đến trấn Nghệ An, ấy là vào ngày 4/8. Bệnh đã nguy kịch, chồng chạy khắp nơi, cầu cúng hết đền chùa, nhưng không công hiệu, đến ngày 9/11/1748 (âm lịch), Đoàn Thị Điểm qua đời, hưởng dương 44 tuổi.

Ths.Nguyễn Hồng Chiến đánh giá: Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì văn tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Giám đốc Công an Vĩnh Phúc kêu gọi người dân tố giác vi phạm giao thông

Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác, cung cấp thông tin, hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Hội đồng nghệ thuật thành phố tổng duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”.
Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Bộ GD&ĐT thông tin về vụ hàng nghìn chứng chỉ IELTS khi chưa được cấp phép

Theo Bộ GD&ĐT các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tap trung thao go kho khan vuong mac trong xu phat vi pham hanh chinh

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính

(PLM) - Sáng ngày 08/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL), bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL đồng chủ trì hội thảo.
hoc vien tu phap to chuc hoi nghi tap huan ve ky nang quan tri noi bo quan ly thoi gian va lap ho so cong viec

Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc

(PLM) - Ngày 9/5, Học viện Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn về kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc. Hội nghị nhằm thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2024 của Bộ Tư pháp và nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản trị nội bộ, quản lý thời gian và lập hồ sơ công việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi các nhiệm vụ được giao, sau một thời gian chuẩn bị tích cực.
khoi to 15 bi can lien quan hang loat website moi gioi mai dam

Khởi tố 15 bị can liên quan hàng loạt Website môi giới mại dâm

(PLM) - Ngày 9.5, công an quận Cầu Giấy cho biết, qua công tác trinh sát, nắm tình hình, đội Cảnh sát hình sự - Công an quận Cầu Giấy đã phát hiện một đường dây môi giới mại dâm quy mô lớn, thường xuyên đăng tải các hình ảnh “chào hàng” của gái bán dâm công khai trên hàng loạt các website.
xu huong moi trong phau thuat vong mac dich kinh va tai tao chuc nang mat

Xu hướng mới trong phẫu thuật võng mạc dịch kính và tái tạo chức năng mắt

(PLM) - Chiều 8/5/2024, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tổ chức Hội thảo khoa học: “Các xu hướng mới của thế giới và L.B Nga trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt”. Tới dự hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ từ các bệnh viện chuyên khoa mắt hàng đầu tại Việt Nam và Quốc tế.
sac tim bang lang phu khap pho phuong thu do

Sắc tím Bằng lăng phủ khắp phố phường Thủ đô

(PLM) - Tháng 5 về, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ của loài hoa bằng lăng. Màu hoa tím dưới cái nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ.