Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Trung Quốc hủy hoại rừng khắp thế giới

Pháp luật 4 phương
29/05/2016 12:29
Minh Trung
aa
Nhu cầu gỗ tự nhiên của Trung Quốc đang khiến nhiều cánh rừng trên khắp thế giới biến mất với tốc độ chóng mặt.


Các công dân Trung Quốc bị đưa ra tòa ở Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, phía bắc Myanmar, hồi tháng 6-2015 vì tội phá rừng - Ảnh: Reuters.
Các công dân Trung Quốc bị đưa ra tòa ở Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, phía bắc Myanmar, hồi tháng 6-2015 vì tội phá rừng - Ảnh: Reuters.

Trong một thông điệp báo động từ châu Phi cách đây hai ngày, cựu bộ trưởng môi trường Senegal Haidar El Ali, người đứng đầu Tổ chức Oceanium, cảnh báo đến năm 2018 vùng rừng rậm Casamance thuộc miền nam Senegal “sẽ không còn một bóng cây” nếu các hoạt động khai thác gỗ lậu bán cho Trung Quốc không bị ngăn chặn.

Tại cuộc họp báo ở thành phố Dakar, ông El Ali nhấn mạnh hoạt động phá rừng ở nước này đã chạm ngưỡng “không thể quay đầu lại”.

Yếu tố Trung Quốc

Theo AFP, những hình ảnh thu thập được của Tổ chức Oceanium tại khu vực biên giới Senegal - Gambia cho thấy dân khai thác gỗ lậu người địa phương đang giao dịch với các tay trung gian người Trung Quốc.

Do địa hình rừng rộng lớn cộng với sự kiểm soát lỏng lẻo tại khu vực này, gỗ bị đốn thoải mái ở Senegal rồi được chở sang Gambia để xuất đi Trung Quốc. Món hàng được thương lái Trung Quốc săn lùng và trả giá cao chính là gỗ tử đàn, hay còn gọi là gỗ sưa đỏ.

“Senegal đã mất hơn 3 triệu cây xanh từ năm 2010 trong khi các tay gỗ lậu người Gambia bỏ túi 238 triệu USD nhờ bán gỗ cho Trung Quốc phục vụ nhu cầu chế tác đồ nội thất bùng nổ trong những năm gần đây” - cựu bộ trưởng El Ali dẫn số liệu.

Dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy Gambia là nhà xuất khẩu gỗ sưa lớn thứ hai vào đại lục trong năm 2015, chỉ sau “quán quân” Nigeria - nước xuất đi nhiều gấp bốn lần!

Món lời từ bán gỗ hấp dẫn đến nỗi có những người Senegal đã nhập cư vào châu Âu quyết định chạy ngược về quê hương để tham gia phá rừng, ông El Ali kể.

Theo Tổ chức Forest Watch, vùng Casamance của Senegal chỉ còn lại 30.000ha rừng, trong khi 10.000ha đã “ra đi”.

Nhưng Senegal chỉ là một phần của bức tranh lớn. Theo Africa News, Tổ chức Hòa bình xanh cáo buộc Trung Quốc là “nhân tố chính” đằng sau các hoạt động phá rừng bất hợp pháp ở lưu vực sông Congo - vùng rừng rậm lớn thứ hai thế giới, trải dài từ Angola, Burundi, Cameroon, CH Trung Phi, Congo, Gabon, CHDC Congo và Rwanda.

Thống kê ghi nhận con số 3 triệu m3 gỗ đã rời khu vực này để đến các thành phố ở Trung Quốc mỗi năm, trong đó một khối lượng đáng kể là gỗ lậu.

Vừa qua, một nhà xuất khẩu gỗ lớn của Cameroon - Công ty La Socamba - bị nhà chức trách “điểm mặt” và tiến hành thanh tra vì hoạt động xuất gỗ lậu đi châu Âu và Trung Quốc.

Điều tra của Hòa bình xanh tại Trung Quốc giai đoạn tháng 7-2014 đến tháng 3-2015 cho thấy sự hiện diện của một lượng lớn gỗ lậu tại cảng Zhangjiagang, tỉnh Giang Tô, trong đó một số đóng thương hiệu La Socamba.

“Xuất khẩu” phá rừng

Theo InsideClimate News (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thông tin về môi trường), có một nghịch lý là trong khi lệnh cấm phá rừng Trung Quốc áp dụng 16 năm qua dẫn đến sự gia tăng diện tích rừng tại nước này (hơn 46.000 dặm vuông trong giai đoạn 2000-2010), nhưng điều này lại đẩy nhanh hơn quá trình tận diệt cây xanh ở những nơi khác, trong đó có Đông Nam Á và châu Phi, để đáp ứng nhu cầu của chính Trung Quốc.

Bắc Kinh đã chi 14 tỉ USD cho chương trình bảo vệ rừng quốc gia chỉ trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nhưng mặt khác nước này cũng trở thành nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng 40% nhu cầu về gỗ, và trong tư cách người mua, các công ty Trung Quốc chẳng lo lắng mấy chuyện bảo vệ môi trường ở nước khác.

Theo tổ chức học giả Chatham House của Anh, số gỗ lậu Trung Quốc mua ở nước ngoài đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2013, lên hơn 31 triệu m3.

Những thiệt hại được ghi nhận chủ yếu ở các nước nghèo đang phát triển. Chẳng hạn thương lái Trung Quốc mua đến 90% lượng gỗ xuất khẩu của Mozambique, một nửa trong đó thuộc diện gỗ rừng tự nhiên.

Năm 2013, Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) báo động tình trạng phá rừng ở vùng Viễn Đông của Nga đã chạm mức “khủng hoảng” sau khi phát hiện các cánh rừng sồi nước này đang bị triệt hạ nhiều gấp đôi mức cho phép để bán cho Trung Quốc.

Cùng năm, xuất khẩu gỗ sưa từ Myanmar cho Trung Quốc cũng tăng gấp ba lần mặc cho lệnh cấm. Với tốc độ này, người ta dự đoán loài cây này sẽ bị tuyệt chủng ở Myanmar vào năm 2017.

Trong khi các nước châu Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan đặt ra những quy định nhập khẩu gỗ tương đối nghiêm khắc, đặc biệt là khâu khai báo nguồn gốc xuất xứ, ở Trung Quốc mọi thứ đều dễ dàng và thậm chí còn “được tạo điều kiện”.

Myanmar từng tuyên án 153 người Trung Quốc vì tội phá rừng ở khu vực biên giới năm 2015 nhưng Bắc Kinh phản đối dữ dội đến mức Myanmar phải thả tất cả họ.

Suifenhe Xingjia Group - một doanh nghiệp Trung Quốc từng bị cáo buộc xuất gỗ lậu của Myanmar vào Mỹ và có dây dưa với mafia Nga - cũng không gặp chút rắc rối pháp lý nào với chính quyền dù đối tác của họ ở Mỹ bị phạt đến 13,2 triệu USD.

Rừng Amazon cầu cứu

Theo The Globalist, ảnh hưởng của Trung Quốc trong vấn nạn tàn phá rừng Amazon tại Brazil thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là việc khai thác gỗ và khoáng sản.

Một yếu tố khác ít được nhắc tới nhưng cũng góp phần khiến rừng Amazon “chảy máu” là nhu cầu về đất canh tác để cung cấp đậu tương, thịt bò cho Trung Quốc.

Đi kèm với nhu cầu này là các công trình hạ tầng kết nối trung tâm Mỹ Latin với khu vực bờ biển để vận chuyển hàng hóa - tất cả đều dẫn đến phá rừng.

Xuất khẩu nông sản của Brazil vào Trung Quốc - đặc biệt là đậu tương - đã tăng đột biến kể từ năm 2003. Tuy nhiên, “thành quả” này tác động nghiêm trọng đến môi trường trong khi chẳng cải thiện được các yếu tố về phát triển con người - sai lầm mà nhiều nước xuất khẩu như Brazil hiện nay đang mắc phải.

Cán cân xuất - nhập chênh lệch (nông sản thô so với hàng hóa đã qua sản xuất) giữa Brazil và Trung Quốc còn dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng đối với chính sách môi trường của quốc gia Nam Mỹ này.

bài liên quan
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chế tài đủ mạnh với những vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 7 khai mạc vào tháng 5 tới, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (dự thảo Luật). Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung chế tài đủ mạnh để xử phạt nghiêm, qua đó khắc phục tình trạng xâm hại môi trường của Thủ đô.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất đấu thầu vớt rác trên kênh

Liên quan vụ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hơn một tháng không được thu gom rác do chờ ký hợp đồng, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa đề xuất một số giải pháp giải quyết.
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Gần 6.000 vụ vi phạm môi trường được phát hiện

Gần 6.000 vụ vi phạm môi trường được phát hiện

Trong 2 tháng đầu năm 2024, cơ quan chức năng đã phát hiện 5.810 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 5.046 vụ với tổng số tiền phạt là 54,7 tỷ đồng.
Gia Lai: Khoảng 30 người rủ nhau vào phá rừng, cưa hạ trên 100 cây gỗ lớn

Gia Lai: Khoảng 30 người rủ nhau vào phá rừng, cưa hạ trên 100 cây gỗ lớn

8 xe công nông chở theo khoảng 30 người cùng đã kéo nhau vào cánh rừng ở khu vực vùng biên giới xã Ia Mơ chặt hạ trên 100 cây gỗ lớn.
Nỗ lực hoàn thành dự án kênh Tham Lương - Bến Cát trong tháng 4/2025

Nỗ lực hoàn thành dự án kênh Tham Lương - Bến Cát trong tháng 4/2025

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu chủ đầu tư lên kế hoạch kỹ lưỡng để đảm bảo tiến độ đến 30/4/2025 đưa công trình vào khai thác.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.