Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 26 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 26°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Triều đại duy nhất có chính sách khuyến học với dân tộc ít người

Văn hóa
03/12/2017 17:19
Theo Hồng Khánh
aa
Nhà Nguyễn là vương triều đầu tiên và duy nhất trong lịch sử trung đại thực hiện chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người.


Là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễn giai đoạn độc lập (1802-1858) làm chủ lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Lựa chọn Nho giáo làm học thuyết trị nước, triều Nguyễn xây dựng mô hình giáo dục mô phỏng theo Trung Hoa.

Chương trình học tập phân thành tiểu học (dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi) và đại học (từ 10 tuổi trở lên, có vốn tri thức tương đối). Học trò học Tứ Thư, Ngũ Kinh, sau đó trải qua các kỳ thi lần lượt là Hương, Hội và Đình.

Triều Nguyễn duy trì hệ thống trường công và trường tư. Trường tư do các thầy đồ tự mở, quy mô nhỏ. Ảnh tư liệu. 
Triều Nguyễn duy trì hệ thống trường công và trường tư. Trường tư do các thầy đồ tự mở, quy mô nhỏ. Ảnh tư liệu.

Theo Lịch sử Việt Nam tập 5, chương trình, phương thức dạy và học, thi cử của triều Nguyễn vẫn theo lối khoa cử sáo mòn từ nhiều thế kỷ trước. Điểm vượt trội là đã thực hiện chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người. Nhà Nguyễn là vương triều đầu tiên và duy nhất trong lịch sử trung đại triển khai việc này.

Chính sách giáo dục đối với dân tộc ít người được vua Minh Mệnh (còn gọi là Minh Mạng) thiết kế, vua kế nhiệm Thiệu Trị, Tự Đức thực thi với mục tiêu xây dựng nền Nho học thống nhất cả nước, không phân biệt người Kinh với người thiểu số, không phân biệt đẳng cấp, xóa bỏ dần hủ nạn, cục bộ ở vùng xa.

Triều đình xây dựng hệ thống học đường quy mô vừa và nhỏ với mạng lưới giáo chức đông đảo rải khắp địa bàn dân tộc thiểu số (trừ vùng Thủy Xá, Hỏa Xá ở Tây Nguyên). Ở vùng xa của các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Vĩnh Long, Hà Tiên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn..., triều đình bố trí các giáo thụ (phụ trách học tập của một phủ), huấn đạo (quản lý học tập của một huyện) chuyên trách cho phủ, huyện, hoặc cụm huyện tùy theo nhu cầu của từng địa phương.

Việc tuyển giáo chức được triều đình coi trọng. Lịch sử Việt Nam tập 5 chép lại lời vua Minh Mệnh: "Hạ lệnh cho các tỉnh phải xét kỹ học hạnh của giáo chức được học trò tin theo, hoặc người nào học thức cạn hẹp không kham nổi chức vụ, phải soi xét phân biệt mà tâu lên, đợi trẫm cách bãi hoặc thăng chức. Nếu có nơi nào thiếu, cần phải tuyển bổ, nên chọn người lớn tuổi học giỏi sung vào".

Đến triều Thiệu Trị, hoạt động giáo dục ở một số huyện vùng cao phía Bắc đã có bước chuyển quan trọng. Theo tấu trình của Thự Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai, ở Tuyên Quang vì "nhiều người thổ mục muốn cho con em theo học" nên xin dựng nhà học của tỉnh và đặt giáo thụ để giảng tập. Điều này chứng tỏ học lực của một số học trò người dân tộc đã vượt xa trình độ phổ cập tiểu học - mục tiêu ban đầu của triều đình.

Năm 1838, vua Minh Mệnh có dụ thể hiện rõ chính sách khuyến khích giáo dục vùng dân tộc thiểu số phía bắc. Các thổ huyện, châu ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Hóa (nay là Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình), Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) đều đặt quan cai trị, mục đích muốn "nhân dân vùng đó hun đúc, tiêm nhiễm, trông nhau làm nên để có đường tiến thân".

"Những người vui lòng dựa vào triều đình để xem phong hóa, tưởng cũng chẳng thiếu gì. Nay cho thượng ty các tỉnh ấy xét trong hạt, không cứ con em thổ quan hay nhà dân, cũng không cứ học đủ văn thể ba trường, ai là người tuấn tú thông minh, cho được vào kinh, giao cho quan Quốc tử giám dạy cho học tập", sách Lịch sử Việt Nam chép.

Những cá nhân ưu tú vùng dân tộc ít người được gọi là Ân cống sinh, được cấp lương ăn học ở Quốc tử giám (đặt ở kinh thành Huế), cùng với Tôn sinh, Ấm sinh (người của hoàng tộc, con quan lại). Năm 1844, Quốc tử giám có một học sinh Cao Bằng, hai người Lạng Sơn, một người Tuyên Quang, một người Hưng Hóa và một người Thái Nguyên.

Đây là lần đầu tiên trong thành phần học sinh Quốc tử giám có thêm diện ưu đãi là con em vùng dân tộc ít người, không phân biệt xuất thân.

Học ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Ngoài việc khuyến học ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm quản lý trực tiếp và thay đổi dần bộ mặt của vùng miền núi trên mọi phương diện, vua Minh Mệnh trú trọng đào tạo đội ngũ quan chức người dân tộc thiểu số biết chữ Hán và người Kinh biết chữ dân tộc.

Năm 1836, vua cho tìm người người Kinh biết chữ Hán, lại am tường chữ Chiêm, chữ Ni để mở lớp dạy tiếng dân tộc. Tại các tỉnh Bình Thuận, Hà Nội, Tuyên Quang, chọn tuyển học sinh học chữ và tiếng của người Chiêm, người Ni, Thanh, Thổ.

Ở Vĩnh Long, An - Hà, quan địa phương được lệnh tìm chọn những người minh mẫn, biết chữ Hán, cho học chữ Miên. Ở vùng rừng núi Nghệ An, triều đình xuống chỉ cho chiêu mộ những người thông hiểu tiếng dân tộc thiểu số trong hạt, điều về kinh để dạy tiếng và làm việc công. Ở biên giới phía Bắc, quan tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Lâm đã mở lớp ở huyện Để Định, Vĩnh Điện. Lớp này do thầy giáo người Thổ dạy cho 5-6 học ính người bản hạt.

Với số lượng trường, lớp tăng tiến nhanh chóng, phân bổ khắp địa bàn từ miền xuôi đến miền ngược và các khoa thi mở liên tục, triều Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ đã tạo ra nguồn nhân lực dồi dào dùng cho bộ máy công quyền.

bài liên quan
Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Bác sĩ Lê Nho Chuyên - Chuyên gia trồng răng toàn hàm tại Hà Nội

Phương pháp trồng răng implant toàn hàm mang lại rất nhiều lợi ích, cũng như giúp tiết kiệm chi phí nếu bạn tìm được một địa chỉ uy tín.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Gần 100 xe ô tô ở huyện đảo Cô Tô được đăng kiểm

Đã có 77 phương tiện cơ giới đường bộ, ô tô điện đủ điều kiện hồ sơ để đăng kiểm trong 2 ngày 24, 25/2 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn yêu cầu làm rõ vụ công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép

UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa có văn bản yêu cầu làm rõ việc công trình nhà nước được san lấp bằng đất nông nghiệp trái phép.
Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Quảng Ninh: 270 tân binh TP Cẩm Phả hăng hái lên đường nhập ngũ

Sáng ngày 25/2, tại Quảng trường 12/11 cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, TP Cẩm Phả tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024, tiễn 270 thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Nhà Thủ Đức lỗ quý 1, nợ thuế hơn 91,7 tỷ đồng

Khó khăn ngày càng chồng chất khi Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức nhận quyết định cưỡng chế từ Cục thuế TP Hồ Chí Minh.
Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Hà Nội đã thanh tra 1.030 vụ buôn lậu trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, lực lượng chức năng Hà Nội đã thanh tra, kiểm tra 1.030 vụ buôn lậu, hàng giá, gian lận thương mại.
Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Nhóm đối tượng nào được Bộ Y tế hỗ trợ đóng BHYT?

Hiện nay, những đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ BHYT, hỗ trợ 100%.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tai hien doan quan xe dap tho trong tran dien bien phu

Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ

(PLM) - Trong chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 đến 7/5/1954, hơn 2 vạn dân công hỏa tuyến của ta cùng những chiếc xe đạp thồ thô sơ đã khiến địch bất ngờ. Bằng ý chí quyết tâm, mỗi dân công đã vận chuyển hàng trăm kg hàng hóa, đạn dược trên chiếc xe thồ vào chiến trường. Trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn quân xe đạp thồ huyền thoại sẽ được tái hiện sinh động giúp người dân hiểu hơn về công tác hậu cần từ hậu phương đến tiền tuyến.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
ky uc dien bien phu luu giu va trao truyen thien hung ca bat diet

Ký ức Điện Biên Phủ: Lưu giữ và trao truyền thiên hùng ca bất diệt

70 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tuy thời gian và chiến tranh đã làm phai mờ đi phần nào dấu tích của quá khứ, nhưng những giá trị tinh thần bất diệt mà chiến thắng này để lại cho muôn đời sau vẫn còn nguyên vẹn. Những dấu ấn lịch sử vẫn còn in đậm khắp nơi, trở thành những di tích vô giá, minh chứng cho một thời kỳ hào hùng của dân tộc. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hiện vật, hình ảnh chân thực, sống động vẫn sừng sững như những chứng nhân lịch sử, gợi nhắc về sự hy sinh anh dũng của cha ông.
cong vien nuoc ho tay dong nghit khach ngay dau nghi le

Công viên nước Hồ Tây đông nghịt khách ngày đầu nghỉ lễ

Ngày 27.4 công viên Nước Hồ Tây đã tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình ca nhạc tạp kĩ, xiếc và giao lưu biểu diễn cùng các vũ công...chương trình được tổ chức trong 05 ngày từ 27/4 đến 1/5, mỗi ngày có 02 show diễn buổi sáng và buổi chiều.
dip nghi le 304 15 nam nay nguoi dan thay doi xu huong du lich

Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay Người dân thay đổi xu hướng du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã đến rất gần. Tuy nhiên, giá vé máy bay nội địa cao khiến du khách e dè. Du khách đã đưa ra nhiều lựa chọn khác để phù hợp với tiêu chí tiết kiệm chi phí.