Hà Nội 27 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 27°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Mùa Xuân về trên núi rừng Tu Mơ Rông

Tôn giáo - Dân tộc
23/01/2023 16:41
Ngọc Anh
aa
Nhìn những mầm xanh của khóm sâm Ngọc Linh, chị Y Diêm tự tin, cho biết “Nhiều nhà nghèo đều được hỗ trợ giống để trồng loại cây quý hiếm này.


Tin nên đọc

Đời sống hiện tại ở vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Với niềm yêu đời, yêu lao động, những tâm hồn thường trực đối diện với gian lao đã thắp lên những hi vọng mới, thích ứng với hoàn cảnh, sẻ chia yêu thương

Niềm tin vào tương lai, vững lòng vượt gian khó

Theo một số cán bộ tại các phòng ban của huyện Tu Mơ Rông nhớ lại, khi mới thành lập (năm 2005), Tu Mơ Rông là huyện miền núi đặc biệt khó khăn với dân số gần 30.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số trên 95%, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng.

Những ngôi làng yên bình dưới thung lũng, ven núi hay lẻ loi giữa những tán rừng xanh thẳm như ôm ấp, chắn che cho bao phận người. Có một thời, nhắc đến vùng đất này còn gợi lên sự khắc nghiệt của thiên tai, “cái rốn lũ” của Tây Nguyên.

Nhưng xuân 2023, cuộc sống đã dần đổi khác. Các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực được tập trung phát triển, đặc biệt là sản phẩm “Quốc bảo” Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu đặc hữu khác được chú trọng để phát triển kinh tế.

Screenshot_20230123-115922_Zalo

Sản phẩm OCOP của huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) được người dân quan tâm( Ảnh: UBND huyện Tu Mơ Rông)

Sự cách trở cũng dần xóa nhòa khi những tuyến đường giao thông dẫn đến tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa đã được xây dựng. Lưới điện kéo đến từng nhà. 100% thôn có điện, không còn hộ đói. Giấc mơ ấm no trên chính quê hương dần được hiện thực hóa.

Ði qua bao thăng trầm, anh A Phú và nhiều cư dân xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) chia sẻ: Trước đây, cuộc sống bộn bề gian khó, bám lấy nương rẫy bằng các phương thức sản xuất thủ công, miệt mài đổ sức lao động nhưng thành quả không cao.

Nhưng nay đã khác, người dân dần làm quen với phương pháp nuôi - trồng theo khoa học kỹ thuật, đặc biệt đã mặn mà với việc trồng cây sâm Ngọc Linh, mở ra hướng thoát nghèo bền vững. Xuân này hứa hẹn nhiều ấm áp.

Ngước nhìn những mầm xanh của khóm sâm Ngọc Linh, chị Y Diêm (xã Măng Ri) tự tin: “Nhiều nhà nghèo đều được hỗ trợ giống để trồng loại cây quý hiếm này. Việc chăm sóc và bảo vệ sâm cũng được cộng đồng người Xơ Đăng thực hiện tốt. Chẳng mấy chốc, cuộc sống rồi sẽ ấm no”.

Screenshot_20230123-115934_Zalo

Cây “Quốc bảo” - Sâm Ngọc Linh hứa hẹn đổi đời cho bao phận người ở Tu Mơ Rông ( Ảnh: UBND huyện Tu Mơ Rông)

Nhiều hộ dân khác ở các xã Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu… vốn quen bốn mùa vỡ vạc, bồi đắp những thửa ruộng bạc màu cũng cho biết, Nhà nước hướng dẫn gì là nhiệt liệt thi đua làm theo, quyết từ bỏ mọi hủ tục lạc hậu. Trước kia, đâu đó trong những con hẻm nhỏ, những quán xá tạm bợ còn tình trạng uống rượu cồn đến mềm môi nhưng giờ không còn nữa.

Anh A Thanh (xã Ngọc Yêu) đúc rút, cứ bền bỉ sản xuất, sẻ chia kinh nghiệm cùng nhau thì làng này nối xóm kia đời sống sẽ tươi đẹp dần lên. Nhiều thời điểm, nơi đây mưa kéo về, nước tràn khắp nơi, sự khắc nghiệt như kéo đến tận cùng các ngõ ngách. Thế nhưng, không ai nhụt chí cả.

Trong hành trình tạo nên chuyển biến cho buôn làng, Tu Mơ Rông còn quyết tâm không để hộ dân nào “thiếu Tết”. Những gia đình khó khăn, hàng năm áp Tết, chính quyền địa phương thường động viên, tặng quà. Nhiều mạnh thường quân cũng đến để sẻ chia những món quà thiết thực.

Giữ gìn những “đặc sản”, chăm lo cho thế hệ mai sau

Với quyết tâm “ấm cái bụng, chắc cái nhà”, người dân đồng bào Xơ Đăng cần mẫn và chân chất đã biết trang bị “con chữ” và sức khỏe cho con em mình, đồng thời giữ gìn nghề đặc trưng như: Dệt thổ cẩm, tạc tượng, học tập và truyền nghề đánh cồng chiêng cho con cháu…

Rất nhiều người dân Xê Đăng ở xã Tê Xăng có chung một quyết tâm bỏ tư tưởng “trời sinh voi, sinh cỏ”. Nhà nọ động viên nhà kia có con em đến tuổi đi học mầm non thì đưa đến trường ngay, khơi dậy sở thích trường lớp ngay từ khi tuổi còn nhỏ.

Sau những giờ lao động cần cù, cần mẫn là những tiết học bổ ích ở trường, các nghệ nhân tạc tượng, đánh chiêng ở Tu Mơ Rông lại miệt mài bồi đắp tâm hồn cho giới trẻ, thanh thiếu niên, cộng đồng bằng những tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Đó chính là những “đặc sản” tinh thần để khích lệ các thế hệ con cháu mai sau gắn bó với làng, với những giá tri tinh thần vô giá.

Trao đổi với PV nghệ nhân tạc tượng A Đoàn (xã Đắk Hà) bộc bạch, nghề này rất độc đáo, là “đặc sản” của chốn non sâu này. Thật ra, bây giờ gọi là nghề chứ trong ý nghĩ của chúng tôi, đó là công việc tự thân phải làm.

Công việc ngấm vào máu từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Không chỉ tạc những điều mình thích mà xuyên bao mùa mưa nắng, những thế hệ giữ nghề như A Đoàn còn rong ruổi khắp buôn sâu, rừng thẳm “chụp” lại những nét đẹp của Tây Nguyên vào ý nghĩ của mình rồi về tái hiện vào những bức tượng tạc, làm cho bức tượng sống động, gần gũi hơn.

Screenshot_20230123-115605_Chrome

Nghệ nhân tạc tượng A Đoàn luôn giữ gìn “đặc sản” của dân tộc mình ( Ảnh: Đ.H)

A Đoàn chia sẻ, ánh mắt cháy bỏng đam mê của những nghệ nhân hát kể sử thi, dáng ngồi gõ chiêng của những người đàn ông lưng trần hay thần thái của những người phụ nữ vừa phát rẫy, vừa dỗ dành con… chính là những vẻ đẹp hồn hậu, phóng khoáng và nhân từ cần giữ lại. Nghệ nhân đưa tất cả nét đẹp này vào từng tượng gỗ.

Mỗi bức tượng được tạc ra đều mang thông điệp cho hiện tại và tương lai. Như tượng “Người đàn bà chịu khó” muốn gửi thông điệp về nét đẹp thánh thiện và đáng kính nhất của phụ nữ Tây Nguyên, đó là cần cù và chịu khó. Lớp trẻ giờ ham chơi lắm, còn học đòi nhiều thói hư. Bức tượng này như lời nhắc nhở họ hãy quay về vẻ đẹp giản dị của mình.

Theo ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, các nét văn hóa đặc trưng luôn được bồi đắp, gìn giữ. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với thu hút đầu tư phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, để tạo ra những chuyển biến mạnh cho vùng sâu này, việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã và đang được triển khai; hình thành chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh Chương trình OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng/năm; sản lượng cà phê đạt trên 2.470 tấn, mì đạt trên 28.220 tấn, sâm Ngọc Linh trồng đạt 1.210ha (trong đó, nhân dân trồng khoảng 40ha) và các dược liệu khác trên 860ha... Đây là giá trị của sức lao động được quy đổi ra đời sống no ấm của người dân chốn non sâu này.

bài liên quan
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Nhân lên những tấm lòng vàng

Sáng 10/4, Ban Doanh nhân & Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm, tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội và các hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hòa (Ba Vì, Hà Nội). Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm Doanh nhân & Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam (4/4/2008 - 4/4/2024).
Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương”: Lan tỏa lòng nhân ái và sẻ chia đến cộng đồng

Ngày 10/4/2024, Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) - Báo Pháp luật Việt Nam, với sự đồng hành của các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm sẽ tổ chức chương trình thiện nguyện “Sống yêu thương” - tới thăm và tặng quà Trung tâm Chăm sóc người khuyết tật Hà Nội (Thuỵ An, Ba Vì, Hà Nội) và 23 hộ gia đình đặc biệt khó khăn tại xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Nội. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ra mắt ấn phẩm DN&PL (4/4/2008 - 4/4/2024).
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Hải Phòng

Ngày 1/3, Chi bộ Khối Nội dung và Chi bộ Khối Hành chính thuộc Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác Đảng tại Hải Phòng và tổ chức dâng hương, nghe giới thiệu về truyền thống lịch sử tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Bạch Đằng Giang, dâng hương tại Tượng đài nữ tướng Lê Chân.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê huyện Bảo Lạc sẽ diễn ra từ ngày 9/3

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa lê năm 2024 sẽ được tổ chức tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng trong 2 ngày 9/3 và 10/3.
Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Hơn 2.000 người tham gia nghe giảng pháp tại chùa Long Hưng

Ngày 25/2, hội làng chùa Long Hưng diễn ra buổi pháp thoại với chủ đề “Thân khoẻ, tâm an và trí tuệ sáng” của Thượng tọa Thích Tuệ Hải với hàng nghìn người tham dự.
Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Người Mông tại Lâm Đồng khai hội đầu Xuân

Lễ hội được cộng đồng người H'Mông và các dân tộc anh em Tày, Nùng tại thôn 10C diễn ra vào dịp Tết đến, Xuân về và duy trì 20 năm nay
Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Đại Đức Thích Đạo Lạc trao quà Tết cho bà con hộ nghèo, cận nghèo

Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Đại đức Thích Đạo Lạc – trụ trì chùa Khai Nguyên phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là nguời con quê hương Trung Nguyên ( Yên Lạc- Vĩnh Phúc) với tấm lòng từ bi của mình, Đại đức đã luôn hướng về quê hương cũng như khắp các vùng miền khác với tinh thần tương thân tương ái, phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”, góp phần an sinh xã hội.
Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Mùa vàng quanh đỉnh Ngọc Linh

Thời gian từ cuối tháng 9 đến giữ tháng 10 là những cánh đồng quanh đỉnh núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vàng rực mùa lúa chín.
Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Kon Tum: Người Mường đón Tết Độc lập trên vùng đất Tây Nguyên

Trong những ngày này, không khí Tết Độc lập ngập tràn khắp các thôn ngõ, những lá cờ Tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội du lịch huyện KBang

KBang là huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; nằm trong quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo.
Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Làm theo lời Bác: Đồn biên phòng Đồn Hồ Le, hướng những điều tốt đẹp đến nơi biên cương

Việc học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy bằng những việc làm cụ thể để nhân rộng, trở thành việc làm thường xuyên của chiến sỹ trong đơn vị.
Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi Chư Tao Yang

Vừa đọc lời khấn, ông Siu Phơ vừa lấy gạo trong tô vãi ra chiếu cúng để mời thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá và các thần…cùng về dự lễ.
Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Rộn ràng nghi lễ cúng rừng của người Jrai

Đồng bào người Jrai ở huyện Ia Grai tổ chức lễ cúng rừng với mong ước một năm bình an, may mắn, giáo dục cho con cháu chung tay bảo vệ rừng.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.