Chính phủ Indonesia đã quyết định sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể.



Tin nên đọc

Indonesia nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia

Thông tin báo giới Indonesia ngày 27/03/2023 cho biết, sau phiên họp do Tổng thống Joko Widodo chủ trì bàn thảo về đảm bảo lương thực, thực phẩm và công tác chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ hồi giáo Idul Fitri năm 1444H (2023) vào ngày 24/03/2023 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã ra quyết định sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể.

Theo Chính phủ Indonesia, lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ gạo cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác. Cơ quan hậu cần quốc gia-Preum Bulog tiếp tục được chỉ định là đầu mối nhập khẩu.

Xay-dung-chien-luong-marketing-tiem-nang-1024x568

Hình ảnh minh họa. Nguồn luongthuc.org

Ngày 27/3, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã có văn bản gửi Cục Xuất nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo dự trữ quốc gia của Indonesia trong năm 2023.

Liên quan tới gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như hiện nay nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Indonesia có kế hoạch thu mua 70% lượng gạo trong tổng số 2,4 triệu tấn trong vụ thu hoạch chính (từ tháng 02 đến tháng 04). 

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2023, thị trường Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 03 của Việt Nam sau Philippines và Trung Quốc. Lượng gạo xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 143.786 tấn, tương đương 67,31triệu USD, giá bình quân 468 USD/tấn, tăng mạnh 33.732% về lượng và tăng 30.355% kim ngạch nhưng giảm 10% về giá so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 16% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam thường xuyên cập nhật tình hình cho Hiệp hội lương thực Việt Nam và Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như kịp thời có biện pháp hỗ trợ thương nhân (nếu cần).

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam hưởng lợi

Theo đánh giá từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) năm 2023, ngành lúa gạo Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi từ giá gạo duy trì ở mức cao vì nhu cầu tăng cao, cùng đó biên lợi nhuận của doanh nghiệp gạo cũng được mở rộng nhờ chi phí đầu vào hạ nhiệt.

Khi nhu cầu tăng cao, thì những doanh nghiệp xuất khẩu gạo có lượng hàng tồn kho lớn sẽ chiếm ưu thế, đóng vai trò như một phương án giúp hoạt động lưu thông hàng hoá của các công ty được diễn ra liền mạch. 

Có số lượng hàng tồn kho lớn, phải kể đến Công ty CP Tập đoàn PAN (Hose - PAN), tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của PAN hơn 16,054 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Hàng tồn kho tăng 20%, hơn 3,041 tỷ đồng, chủ yếu do biến động từ thành phẩm, nguyên vật liệu và hàng hóa, trong đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho gần 92 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 30%, lên hơn 2,082 tỷ đồng.

PAN ghi nhận chỉ số hàng tồn kho đạt 3.041 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn cơ cấu là thành phẩm với hơn 1.412 tỷ đồng. Đồng thời, giá trị hàng hoá ghi nhận mức tăng mạnh nhất, tăng từ 252 tỷ đồng từ đầu năm lên 679 tỷ đồng vào cuối năm, tương đương tăng 169%.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất Tập đoàn đạt hơn 13,663 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2021. Trong cơ cấu doanh thu chính năm 2022, mảng thủy sản đóng góp 6,300 tỷ đồng (chiếm 46%), mảng nông nghiệp 4,900 tỷ đồng (36%), thực phẩm 2,400 tỷ đồng (17.9%).

Lãi sau thuế hơn 774 tỷ đồng, tăng 51% và lãi ròng gần 363 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Kết quả này cũng vượt kế hoạch lợi nhuận đã được ĐHĐCĐ 2022 thông qua (755 tỷ đồng lãi sau thuế và 355 tỷ đồng lãi ròng).

Tim-kiem-nha-cung-cap-gao-uy-tin.

Hình ảnh minh họa. Nguồn ảnh luongthuc.org

Một doanh nghiệp lớn trong ngành gạo khác đó là CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã CK: TAR), tính tới thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của TAR đạt mức 2.788,8 tỷ đồng, tăng 39,4% so với đầu năm. Trong đó, 2072,3 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn (tăng 46,8%), đáng chú ý các khoản phải thu khác hàng tăng mạnh từ 168,6 tỷ đồng lên hơn 508 tỷ đồng.

TAR đang có gần 1.411 tỷ đồng hàng tồn kho, tăng 39% so với đầu kỳ trong đó chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu.

Tổng nợ phải trả của TAR tăng 21% lên 1.590 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 1.574 tỷ đồng, bao gồm 48,9 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn (giảm 40,34%), 73,23 tỷ đồng người mua trả tiền trước ngắn hạn (tăng gấp 15 lần), 1.374 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (tăng 15,6%). 

Trong khi đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG), với kết quả kinh doanh năm 2022, LTG ghi nhận doanh thu thuần 11,691 tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm 2021. Ngành lương thực có đóng góp lớn nhất, đem về 6,505 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 57%. Tuy nhiên, lãi sau thuế giảm nhẹ gần 2%, xuống còn 412 tỷ đồng, song kết quả này vẫn giúp Công ty vượt 3% kế hoạch lợi nhuận năm. Hàng tồn kho của Lộc Trời đạt 2.108 tỷ đồng, giảm 11,4% so với đầu năm.

Có thể bạn quan tâm

Gửi bình luận