Hà Nội 30 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 25 °C
  • Hà Nội Hà Nội 30°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 25°C

Hàng loạt doanh nghiệp thuộc “họ” Sông Đà nợ bảo hiểm xã hội

Thương trường
18/11/2023 18:22
Lê Hải
aa
Nhiều Công ty con của Tổng Công ty Sông Đà-CTCP xuất hiện trong danh sách chậm đóng bảo hiểm của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội (tính đến hết 31/10/2023).


Loạt Công ty “họ” Sông Đà nợ bảo hiểm xã hội

Tổng công ty Sông Đà - CTCP, tiền thân Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1961 (Quyết định số 214/TTg ngày 01/06/1961 của Phủ Thủ tướng về việc thành lập Ban chỉ huy Công trường thuỷ điện Thác Bà).

Ngày 26/03/2018, Tổng công ty Sông Đà đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần. Tổng Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty CP do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp, đăng ký thay đổi lần thứ 06 ngày 06/04/2018 với vốn điều lệ là 4.495.371.120.000 VND.

Tổng công ty Sông Đà - CTCP cũng được biết đến là nhà thầu chính của hầu hết các dự án thủy điện tại Việt Nam, như Thủy điện Sơn La (2.400MW) – dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình (1.920MW) – dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam, thủy điện Lai Châu (1.200MW), Thủy điện Huội Quảng (520MW)… và là nhà thầu EPC của một số dự án khác như Tuyên Quang (324MW), Sesan 3 (260 MW)… Công ty chiếm tới 85% thị phần trong nước về xây dựng thủy điện, trở thành nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Tính đến hết quý 3/2023, Tổng công ty Sông Đà - CTCP có 12 công ty con chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ trực tiếp và 7 Công ty do Công ty con kiểm soát trực tiếp, đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty.

Cụ thể, trong quý 3/2023, Tổng công ty Sông Đà – CTCP ghi nhận lợi nhuận sau thuế là trên 227 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát là hơn 65,7 tỷ đồng (chiếm gần 29%), lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ là hơn 162 tỷ đồng (chiếm 61%).

Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Sông Đà, không ít các Công ty con trong đó đã gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính, bị truy thu thuế… và thậm chí là nợ bảo hiểm xã hội kéo dài, nhiều lần bị các cơ quan chức năng nhắc nhở.

Mới đây nhất, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội đã công khai danh sách các doanh nghiệp chậm đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) trên địa bàn – tính đến hết 31/10/2023.

Trong đó, phải kể đến các Công ty con do Tổng công ty Sông Đà – CTCP đầu tư trực tiếp như: CTCP Sông Đà 4 (Tầng 3, toà nhà TM, KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) nợ 49 tháng với số tiền hơn 5,12 tỷ đồng; CTCP Sông Đà 6 (Nhà TM, Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) nợ 41 tháng với số tiền 21 tỷ đồng, CTCP Sông Đà 9 (Tòa nhà Sông Đà 9, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) nợ 6 tháng với số tiền hơn 669 triệu đồng… Hay một trường hợp khác đó là CTCP Sông Đà 2 - thuộc danh mục Công ty liên danh liên kết với Tổng công ty Sông Đà – CTCP (KM 10, đường Nguyễn Trãi, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) nợ 1 tháng với số tiền hơn 113,5 triệu đồng.

Bên cạnh việc phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng doanh nghiệp còn có thể bị phạt tài chính nếu chậm đóng BHXH. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 38, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:

“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”

Những doanh nghiệp “họ” Sông Đà nợ bảo hiểm xã hội kinh doanh ra sao?

cc

Ảnh minh họa. (Nguồn: songda4.com)

CTCP Sông Đà 4 (Mã UPCoM: SD4) đang nợ 49 tháng, với số tiền hơn 5,12 tỷ đồng - theo danh sách của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

Tại thời điểm 30/9/2023, Tổng Công ty Sông Đà – CTCP có tỷ lệ lợi ích tại CTCP Sông Đà 4 là 65%.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, Sông Đà 4 ghi nhận doanh thu thuần hơn 118 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá vốn bán hàng tăng mạnh, Công ty chỉ ghi lợi nhuận gộp còn 4,7 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ.

Sau khi trừ đi các chi phí, Công ty báo lỗ từ hoạt động kinh doanh lên đến 9,3 tỷ đồng, cao gấp rưỡi so với cùng kỳ.

Kết quả, trong quý 3/2023, CTCP Sông Đà 4 ghi nhận lợi nhuận sau thuế là âm 13,6 tỷ đồng, khoản lỗ cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng của năm 2023, CTCP Sông Đà 4 ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên đến 41,2 tỷ đồng, cao gấp 6,6 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thời điểm 30/9/2023, CTCP Sông Đà 4 ghi nhận nợ phải trả là 872 tỷ đồng, cao gấp 6,7 lần vốn chủ sở hữu Công ty (129,2 tỷ đồng). Đáng chú ý, Công ty cũng ghi nhận khoản lỗ lũy kế tính đến hết quý 3/2023 là 23,2 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Thương trường)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Thương trường)

CTCP Sông Đà 6 (Mã HNX: SD6) đang nợ 41 tháng, với số tiền hơn 21 tỷ đồng - theo danh sách của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

Tại thời điểm 30/9/2023, Tổng Công ty Sông Đà – CTCP có tỷ lệ lợi ích tại CTCP Sông Đà 6 là 65%.

Tình hình kinh doanh của Sông Đà 6 không mấy sáng sủa trong những năm gần đây. Hiện tại, Cổ phiếu SD 6 của CTCP Sông Đà 6 cũng đang nằm trong danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ với nguyên nhân lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm trên BCTC bán niên năm 2023 được soát xét là số âm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2023 là số âm.

Ngoài ra, cổ phiếu SD6 của CTCP Sông Đà 6 cũng là chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo.

Về kết quả kinh doanh trong quý 3/2023, CTCP Sông Đà 6 ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 44,9 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, giá vốn bán hàng lên đến 66,2 tỷ đồng, vượt quá doanh thu và khiến cho lợi nhuận gộp của SD6 âm 21,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc chi phí tài chính tăng vọt từ 2,7 tỷ đồng lên 14,1 tỷ đồng trong quý 3/2023 đã khiến cho Công ty ghi nhận lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là âm hơn 40,5 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các chi phí, CTCP Sông Đà 6 lỗ gần 40,6 tỷ đồng trong quý 3/2023, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 206 triệu đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, CTCP Sông Đà 6 ghi nhận doanh thu chỉ vỏn vẹn là 98,4 tỷ đồng, giảm 38,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, khoản lỗ sau thuế của Công ty đã lên tới 75 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023 (cùng kỳ lỗ 2,48 tỷ đồng).

Ở thời điểm 30/9/2023, CTCP Sông Đà 6 ghi nhận tổng tài sản là 1.170 tỷ đồng, giảm 115 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, Công ty ghi nhận tổng nợ phải trả là hơn 812 tỷ đồng, cao gấp 2,27 lần vốn chủ ở hữu. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính là trên 205 tỷ đồng, tăng gần 23 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Tại thời điểm 30/9/2023, CTCP Sông Đà 6 có vốn chủ sở hữu là 357 tỷ đồng, giảm 75 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, Công ty ghi nhận khoản lỗ lũy kế tính đến hết quý 3/2023 là trên 98 tỷ đồng.

cong-ty-song-da-9-vi-pham-luat-bao-hiem-xa-hoi-150040

Ảnh minh họa. (Nguồn: songda9.com)

CTCP Sông Đà 9 (Mã HNX: SD9) nợ 6 tháng với số tiền hơn 669 triệu đồng- theo danh sách của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

Tại thời điểm 30/9/2023, Tổng Công ty Sông Đà – CTCP có tỷ lệ lợi ích tại CTCP Sông Đà 9 là 58,5%.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2023, CTCP Sông Đà 9 ghi nhận doanh thu thuần hơn 117 tỷ đồng, giảm gần 16% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, do giá vốn bán hàng giảm nhanh hơn, Công ty chỉ ghi lợi nhuận gộp đạt 44,3 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2022.

Sau khi trừ đi các chi phí, Công ty báo lãi từ hoạt động kinh doanh lên đến 9,3 tỷ đồng, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả, trong quý 3/2023, Sông Đà 9 ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 16 tỷ đồng, cao gấp 2,38 lần cùng kỳ năm 2022.

Lũy kế 9 tháng của năm 2023, CTCP Sông Đà 9 ghi nhận doanh thu đạt 278 tỷ đồng, giảm 33% so với 9 tháng của năm 2022;

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng đạt 30,3 tỷ đồng, giảm 14,6% so với cùng kỳ.

Tại thời điểm 30/9/2023, CTCP Sông Đà 9 ghi nhận nợ phải trả là 1.169 tỷ đồng, cao gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu (833 tỷ đồng).

bài liên quan
Sông Đà 9 lần thứ 10 lùi lịch trả cổ tức

Sông Đà 9 lần thứ 10 lùi lịch trả cổ tức

CTCP Sông Đà 9 nêu nguyên nhân là do có nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa thu xếp đủ tiền thanh toán cổ tức.
Bắt giam 4 đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Đà

Bắt giam 4 đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Đà

Cơ quan chức năng bắt quả tang 4 đối tượng đang hoạt động khai thác cát trái phép trên lòng sông Đà nên đã bắt giam để điều tra.
Nín thở theo dấu đàn cá ngon trên sông Đà

Nín thở theo dấu đàn cá ngon trên sông Đà

Muốn bắt được nhiều cá và cá to đòi hỏi phải phán đoán được đâu là địa điểm cần thả lưới, muốn được vậy thì phải có kinh nghiệm theo dấu... luồng cá, đàn cá !
Những phát ngôn gây sốc của Tổng giám đốc Công ty nước sạch sông Đà trước ngày mất chức

Những phát ngôn gây sốc của Tổng giám đốc Công ty nước sạch sông Đà trước ngày mất chức

Cùng nhìn lại hàng loạt phát ngôn gây sốc dư luận của ông Nguyễn Văn Tốn và Đại diện công ty nước sạch sông Đà đã khiến dư luận bức xúc.
Sau gần 1 tháng, Chủ tịch Hà Nội “xin rút kinh nghiệm sâu sắc” vụ nước sông Đà

Sau gần 1 tháng, Chủ tịch Hà Nội “xin rút kinh nghiệm sâu sắc” vụ nước sông Đà

“Hôm nay, trong buổi chất vấn này thì cũng cho phép tôi thay mặt lãnh đạo thành phố xin rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến xử lý sự cố này”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói về sự cố tại nhà máy nước sạch sông Đà, sáng 4/11.
Cần có hành lang pháp lý về an ninh nước sạch

Cần có hành lang pháp lý về an ninh nước sạch

Sự cố nước sạch sông Đà nhiễm dầu cho thấy, các cơ quản lý Nhà nước còn có nhiều lỗ hổng liên quan đến việc cấp nước an toàn...
Mới nhất
Đọc nhiều
Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp  - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Phía sau cơn sốt phân lô đất nông nghiệp - Bài 1: Về “thủ phủ” phân lô, băm nát ruộng vườn

Khi Sân bay quốc tế Long Thành đã nên hình hài và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang ngày đêm chạy nước rút, nạn phân lô bán nền trên đất nông nghiệp dường như đang hồi sinh tại nhiều xã của huyện Long Thành (Đồng Nai).
Chế tài xử lý hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình?

Chế tài xử lý hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình?

Xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là hành vi xâm phạm đến quyền kết hôn, ly hôn, quyền nuôi dưỡng người thân trong gia đình.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Khắc phục những tồn tại, hạn chế kéo dài

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Khắc phục những tồn tại, hạn chế kéo dài

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính…
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tiet kiem dien tu chinh sach den cuoc song

Tiết kiệm điện – Từ chính sách đến cuộc sống

(PLM) - Chiều 15/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Tiết kiệm điện - Từ chính sách đến cuộc sống”. Tại tọa đàm các nhà quản lý, các chuyên gia đã hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả điện năng; việc lan tỏa các chương trình tiết kiệm điện năng vào thực tiễn đời sống xã hội; các giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững, tiết kiệm nguồn năng lượng điện...
ve nhieu chang bay ha nhiet manh sau dip nghi le 304 15

Vé nhiều chặng bay hạ nhiệt mạnh sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PLM) - Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm nghỉ lễ 30/4-1/5.
toa dam chia se kinh nghiem cua cong hoa phap ve thu hoi tai san tham nhung

Tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng”

(PLM) - Ngày 15/5, Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng. Tọa đàm nhằm trao đổi, tham khảo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản phạm tội bị tịch thu nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
bao ve an ninh quoc gia tren khong gian mang bai 1 nhan dien nguy co thach thuc tu toi pham lua dao

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng: Bài 1: Nhận diện nguy cơ, thách thức từ tội phạm lừa đảo

(PLM) - Trong bối cảnh hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với quy mô và tốc độ chưa từng có, tạo ra những giá trị to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với bảo đảm an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đối với mọi quốc gia.
ngay moi truong the gioi nam 2024 phuc hoi dat chong han han va sa mac hoa

Ngày Môi trường thế giới năm 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa

(PLM) - Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa". UNEP kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.