Hà Nội 23 °C
TP Hồ Chí Minh 34 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 23°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 34°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

Cần thiết có quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý khi tham gia xử lý ngân hàng yếu kém?

Thương trường
25/03/2023 15:10
Thanh Hải
aa
Nhiều chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo trao đổi về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) do Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức đưa ra nhiều gợi mở với quá trình hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém trong quá trình xây dựng dự án Luật này. Trong đó, việc miễn trách nhiệm pháp lý với cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém được đặt ra.


Cần có cơ chế can thiệp, hỗ trợ sớm

Quan tâm đến việc hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chuyên gia giám sát cao cấp Ngân hàng Thế giới Geof Mortlock cho biết, những cuộc khủng hoảng tài chính trong vài thập kỷ qua đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng hiện tại và việc phát triển chính sách trên toàn cầu, đồng thời cũng để lại bài học quan trọng. Mới đây nhất, sự đổ vỡ của một số ngân hàng của Hoa Kỳ càng cho thấy “khó có hệ thống giám sát thận trọng nào có thể bảo đảm không có sự đổ vỡ của các định chế tài chính”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu tại hội thảo

Do vậy, theo ông Geof Mortlock, các ngân hàng trong tình trạng căng thẳng tài chính cần có những kế hoạch kỹ lưỡng để khôi phục trạng thái ổn định tài chính, cũng như sự can thiệp sớm một cách hiệu quả của cơ quan giám sát để kịp thời hỗ trợ. Nếu một ngân hàng không thể khôi phục tình trạng ổn định tài chính, thì ngân hàng đó cần được xử lý một cách kịp thời.

Việc phục hồi và giải quyết này cần dựa trên các mục tiêu rõ ràng được đề ra trong Luật, chủ yếu liên quan đến việc duy trì ổn định tài chính, bảo vệ người gửi tiền qua các cơ chế bảo hiểm tiền gửi, tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu nhu cầu đối với sự hỗ trợ của Chính phủ, duy trì kỷ luật thị trường mạnh mẽ với các ngân hàng. “Điều này cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có một đạo luật toàn diện về phục hồi và xử lý ngân hàng yếu kém”, ông Geof Mortlock chia sẻ.

Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại Hội thảo, thì hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu phục hồi và xử lý ngân hàng yếu kém một cách thực sự hiệu quả. Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành còn thiếu hệ thống các mục tiêu rõ ràng về giải quyết những vấn đề liên quan đến ngân hàng yếu kém, chưa định rõ thẩm quyền pháp lý đầy đủ trong vấn đề này. Cùng với đó, Luật Ngân hàng Nhà nước cũng chưa đầy đủ, còn thiếu các quy định về thẩm quyền cần thiết và các biện pháp bảo vệ trong hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp, hoặc trong việc chỉ định Ngân hàng Nhà nước là cơ quan giải quyết.

Do đó, các chuyên gia nêu rõ, việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng là cần thiết để Việt Nam ứng phó hiệu quả hơn với tình trạng căng thẳng và phá sản ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chính sách và quy trình đối với việc can thiệp sớm, phục hồi và giải quyết vấn đề của ngân hàng, đồng thời cần củng cố chính sách, quy trình hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp.

Không được miễn trừ trách nhiệm pháp lý sẽ khó có động lực hành động quyết liệt

Ghi nhận một số bước tiến của bản dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này khi đã bổ sung quy định về xử lý nợ xấu, giải quyết phá sản ngân hàng, cũng như nhiều quy định đã được khẳng định hiệu quả thực tế từ quá trình thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ nấu của các tổ chức tín dụng, song theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Dương Quốc Anh, thì vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm.

Một trong những vấn đề quan trọng cần được giải quyết ở lần sửa đổi này, đó là việc miễn trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém. Đây là nội dung đã được bàn và cố gắng đưa vào ngay từ khi soạn thảo dự án Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng như quá trình soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, song đều chưa đi đến được sự thống nhất để có thể bổ sung vào dự thảo Luật. Dẫn ra thực tế này, ông Dương Quốc Anh mong muốn nghe thêm chia sẻ của các chuyên gia quốc tế về sự cần thiết phải có quy định liên quan đến miễn trừ trách nhiệm pháp lý với các cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém. Cụ thể, trên thế giới còn quốc gia nào chưa có quy định này, hậu quả đến đâu nếu không có quy định điều chỉnh?

Từ thực tế giám sát bảo hiểm tiền gửi, xử lý ngân hàng yếu kém ở nhiều quốc gia của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Giáo sư Andrew Godwin - Cố vấn Ngân hàng Thế giới cho biết, đã gặp nhiều trường hợp mà biện pháp bảo vệ pháp lý không đủ với cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém. Đương nhiên, việc bảo vệ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện công việc này chỉ áp dụng với những trường hợp thực hiện đúng chức năng cũng như chính sách, pháp luật có liên quan của quốc gia đó, và có giải trình hợp lý với hội đồng kiểm tra. Song, theo ông Andrew Godwin, nếu không được miễn trừ trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này sẽ khó có động lực cho cán bộ, công chức có hành động quyết liệt để cải thiện tình hình ở ngân hàng yếu kém.

“Ngân hàng Nhà nước cần có quyền năng, công cụ để thực thi đúng chức năng của mình xuyên suốt quá trình này mà không phải lo ngại về ràng buộc trách nhiệm pháp lý”, ông Andrew Godwin khuyến nghị.

Giải trình, làm rõ hơn về nội dung này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Kim Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành rà soát để thể hiện rõ ràng hơn thẩm quyền của cơ quan này tại dự án Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Riêng việc miễn trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém, ông Nguyễn Kim Anh mong muốn, trong lần sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng này sẽ nhận được sự đồng tình của các cơ quan hữu quan.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết, trong đó quyết nghị bổ sung dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội, với 6 chính sách cụ thể được đề xuất. Trong đó, việc hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý tổ chức tín dụng yếu kém cũng như xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu… đã được đặt ra.

Nhấn mạnh điều này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, những thông lệ, kinh nghiệm quốc tế cũng như những nội dung, vấn đề mới phát sinh được các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi tại Hội thảo đưa nhiều gợi mở bổ ích, là căn cứ để cơ quan thẩm tra bổ sung cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, bảo đảm việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng lần này sẽ đạt được các mục tiêu đề ra.


Link gốc: https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/can-thiet-co-quy-dinh-mien-tru-trach-nhiem-phap-ly-khi-tham-gia-xu-ly-ngan-hang-yeu-kem-i319905/

bài liên quan
Cần thiết có quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý khi tham gia xử lý ngân hàng yếu kém?

Cần thiết có quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý khi tham gia xử lý ngân hàng yếu kém?

Nhiều chuyên gia quốc tế tham dự Hội thảo trao đổi về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) do Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức đưa ra nhiều gợi mở với quá trình hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém trong quá trình xây dựng dự án Luật này. Trong đó, việc miễn trách nhiệm pháp lý với cơ quan, cá nhân tham gia xử lý ngân hàng yếu kém được đặt ra.
Thủ tướng: Ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành ngân hàng

Thủ tướng: Ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành ngân hàng

Tại quyết định 1058, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu cần nâng cao khả năng cảnh báo sớm của Ngân hàng Nhà nước đối với những rủi ro tiềm ẩn mang tính hệ thống và ngăn ngừa nguy cơ vi phạm pháp luật ngành ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Hệ thống ngân hàng còn trên 160.000 tỷ đồng nợ xấu

Hệ thống ngân hàng còn trên 160.000 tỷ đồng nợ xấu

Tính đến 31/3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống tổ chức tín dụng trên 160.000 tỷ đồng, tương đương 2,56% tổng dư nợ tín dụng. Chính phủ khẳng định, sẽ xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo quyền lợi người gửi tiền.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập trung xử lý hiệu quả các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Cơ điện Yongxin nợ hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Cục thuế tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Cơ điện Yongxin.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể được hưởng BHYT lên đến 100%

Trả lời về mức chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mức hưởng BHYT từ 80-100% tùy theo đối tượng tham gia, theo thực tế chi phí điều trị tùy thuộc mức độ bệnh lý của mỗi người bệnh.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY