Hà Nội 28 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 27 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 26 °C
  • Hà Nội Hà Nội 28°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 27°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 26°C

“Rừng chảy máu”

Góc nhìn Plus
22/10/2017 10:05
Hà Chính
aa
“Rừng chảy máu” là cụm từ để miêu tả những cánh rừng bị tàn phá. Và đi cùng với thảm cảnh của rừng là những hậu quả nặng nề khi mưa lũ mà người dân phải gánh chịu.


Qua những trận mưa lũ càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh “can thiệp thô bạo vào tự nhiên, mà phải thuận thiên là chính” như Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh.

Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng để giảm thiểu tác hại của thiên tai.
Chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng để giảm thiểu tác hại của thiên tai.

Làm ngơ, tiếp tay cho “giết” rừng

Tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tháng 6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, nên vụ phá rừng phòng hộ tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vừa được báo chí “phanh phui” khiến dư luận hết sức bức xúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng xác minh thông tin báo chí nêu về việc phá rừng này. Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định rừng bị phá do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý. Công an huyện Tiên Phước đã khởi tố vụ án, đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can.

Đây chỉ là một trong hàng trăm vụ phá rừng đã diễn ra suốt thời gian qua bất chấp nỗ lực bảo vệ rừng của lực lượng chức năng và người dân. Theo thừa nhận của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị trực tuyến về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới” vừa diễn ra trung tuần tháng 10, hơn một năm qua, bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ, phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng lên, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.

Tuy nhiên, khu vực Tây Nguyên diện tích rừng tiếp tục giảm. Tình hình vi phạm đối với rừng tự nhiên còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là khu vực Tây Nguyên và một số địa phương khu vực miền Trung, Điện Biên, một số vụ phá rừng nghiêm trọng, nhưng chậm bị phát hiện và xử lý ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Kạn, Điện Biên,... xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, nhất quán; thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, kỷ cương pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, gây bức xúc trong xã hội.

Công tác tăng cường nhận thức về việc bảo vệ rừng để bảo vệ chính “môi trường sống của chúng ta” được thực hiện thường xuyên. Nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể là nguyên nhân từ chính sự thờ ơ, vì lợi trước mắt của một nhóm người mà hàng trăm hecta rừng bị biến thành “đất trống, đồi trọc”, tạo điều kiện cho mưa lũ tăng thêm sức tàn phá.

Bộ NN&PTNT chỉ rõ, mục đích phá rừng tự nhiên lấy đất trồng rừng, chuyển từ sở hữu rừng nhà nước thành sở hữu tư nhân; canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp; khai thác gỗ có giá trị thương mại cao tại một số khu rừng tự nhiên còn gỗ quý. Địa bàn rừng bị phá trái pháp luật tập trung ở diện tích giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp, nhất là diện tích đang trong quá trình sắp xếp chuyển giao về địa phương quản lý; rừng khu vực đưa ra khỏi quy hoạch lâm nghiệp, nhất là địa bàn các dự án phát triển kinh tế, xã hội; diện tích rừng do UBND cấp xã quản lý.

Nguyên nhân chủ quan của tình hình phá rừng trái pháp luật là do chủ rừng buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không phát hiện ngăn chặn kịp thời, báo cáo diện tích rừng bị thiệt hại không trung thực, không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá, để xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý (Ban Quản lý rừng phòng hộ Ya Hội, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê, tỉnh Gia Lai; một số chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như: Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ, Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thương mại Hợp Tiến… và diện tích rừng do các UBND cấp xã quản lý).

Chính quyền địa phương cơ sở không thực hiện hết trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, vai trò chỉ đạo, điều hành còn mờ nhạt, thiếu tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên. Một bộ phận cán bộ công chức các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Kiểm lâm địa bàn năng lực, nghiệp vụ yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không kiểm tra, phát hiện, tham mưu cho chính quyền xử lý kịp thời, thậm chí còn biểu hiện làm ngơ, tiếp tay cho hành vi phá rừng trái pháp luật. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, hầu hết các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép chậm được điều tra, xử lý và để kéo dài.

Chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên

Rừng ngang nhiên bị tàn phá, mang lại lợi ích cho một nhóm nhưng để lại những trận lũ quét, hạn hán, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên cuộc sống và đe dọa nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người dân vùng có rừng, đến môi trường sống chung của cộng đồng. Hậu quả nhãn tiền mỗi khi lũ tràn về là người dân bị thương vong, mất tích, tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ từ thượng nguồn, nhiều địa phương vẫn bị cô lập, nhiều khu vực bị chia cắt.

Thống kê của Bộ NN&PTNT qua kết quả tổng kiểm tra, kiểm kê, công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016 cho thấy, cả nước có 14.377.682ha (tăng 315.826ha so với năm 2015), trong đó bằng khoanh nuôi, tái sinh và các giải pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có 10.242.141ha (tăng 66.621ha); rừng trồng 4.135.541ha (tăng 249.203ha so với năm 2015); độ che phủ rừng đạt 41,19% (tăng 0,35% so với năm 2015); giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 2013-2016 (so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012); sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần (từ 5,6 triệu m3/năm 2011 lên 17,3 triệu m3/năm 2016); giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng hơn 2 lần (từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 6,52 tỷ USD giai đoạn 2012-2015, năm 2016 đạt 7,3 tỷ USD).

Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách. Ước hàng năm, cả nước thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng; chi trả cho hơn 5,4 triệu ha rừng và ước riêng năm 2017, cả nước thu khoảng 1.650 tỷ đồng... Bằng nhiều cơ chế, chính sách mới và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng cả nước tiếp tục tăng, hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa nghề rừng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo sinh kế cho người làm nghề rừng…

Để tiếp tục phát huy lợi thế của rừng và để rừng bảo vệ cuộc sống của chúng ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Tiếp tục không khai thác gỗ rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ các dự án có sử dụng diện tích đất rừng; phát triển du lịch là cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng tới rừng... Rừng trồng và phát triển vốn rừng là hướng phát triển lâu dài của đất nước, do vậy, cần chỉ đạo thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về rừng cũng như người đứng đầu, các chủ rừng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng; kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi đội ngũ bảo vệ rừng; tiếp tục giải quyết tình trạng di dân tự do, không để tình trạng người dân phá rừng lấy đất sản xuất; tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; khẩn trương rà soát quy hoạch, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển...

Các chuyên gia cũng khẳng định, bảo vệ, phát triển rừng, nhất là quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên hiện có, vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa lâu dài; phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên như nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, với các giải pháp đồng bộ: chấm dứt khai thác gỗ rừng tự nhiên, kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên hiện có sang các mục đích khác; các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng phải khẩn trương hoàn thành trách nhiệm trồng rừng thay thế; không chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển, rừng ngập mặn; chống chặt phá rừng trái pháp luật có hiệu quả; từng bước khôi phục, phát triển diện tích, chất lượng rừng, nhất là phòng hộ đầu nguồn, ven biển.

Mặc dù có nhiều nỗ lực để bảo vệ và phát triển rừng nhưng theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại Hội nghị trực tuyến về “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới” do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vừa qua thì khu vực Tây Nguyên diện tích rừng tiếp tục giảm, với diện tích rừng hiện có 2.558.646 ha, giảm 3.170 ha so với năm 2015, trong đó: rừng tự nhiên 2.234.441 ha, giảm 11.473ha; rừng trồng 324.205 ha, tăng 8.304 ha so với năm 2015.

Tổng hợp báo cáo các địa phương, giai đoạn 2012-2017, diện tích rừng thiệt hại do phá rừng trái pháp luật là 4.218 ha, chiếm 11% tổng diện tích rừng bị mất do cả hành vi vi phạm pháp luật và chuyển mục đích sử dụng rừng.

9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện 13.178 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 3.439 vụ (21%), diện tích rừng bị thiệt hại 1.257 ha, giảm 3.078 ha (71%) so với cùng kỳ năm 2016; đã xử lý hành chính 10.985 vụ, xử lý hình sự 263 vụ.

Riêng khu vực Tây Nguyên: 9 tháng đầu năm 2017, phát hiện 3.877vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 10%, diện tích rừng bị thiệt hại 444 ha,tăng23 ha (5%)so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 53,7% tổng diện tích rừng bị thiệt hại cả nước.

bài liên quan
Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Cao Bằng: Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hoa màu thiệt hại nặng nề do thiên tai

Đêm 17 và rạng sáng 18/4, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện mưa dông, lốc gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa màu.
Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia

Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia đã ký Quyết định số 18/QĐ-BCĐPTDS ban hành Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo này.
Thủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng chỉ thị tổ chức Tết trồng cây, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.
Có 169 người tử vong do thiên tai trong năm 2023

Có 169 người tử vong do thiên tai trong năm 2023

Trong năm 2023, cả nước xảy ra 1.145 trận thiên tai khiến 169 người tử vong, thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng.
Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.