Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 35 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 30 °C
Yên Bái 33 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 35°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 30°C
  • Yên Bái Hà Nội 33°C

Nhận diện “chạy": Kỳ 2: Không “chạy” không được

Góc nhìn Plus
01/09/2017 09:49
aa
Tiếp tục bài viết về chủ đề "chạy" của Đại tá, Nhà báo Nguyễn Hòa Văn, Tạp chí Người Làm Báo xin giới thiệu kỳ II nói về việc không “chạy” không được.


Kỳ 2: Không “chạy” không được

Không ít các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”. Ảnh minh họa
Không ít các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”. Ảnh minh họa


Những năm gần đây, nhiều cơ quan công quyền đã quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, yêu cầu cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, các qui định về đạo đức công vụ, văn hóa công sở… Theo đó, việc giải quyết các giấy tờ, thủ tục hành chính cho người dân, như khai sinh, chứng tử, đăng ký hộ khẩu, kết hôn, đăng ký tài sản, làm chứng minh thư, căn cước, hộ chiếu, chứng thực giấy tờ… đã có nhiều tiến bộ.

So với trước đây, sự phiền hà, nhũng nhiễu đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách toàn diện, soi chiếu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến nhu cầu pháp lý của người dân và doanh nghiệp thì nền hành chính công của nước ta còn một số hạn chế nhất định.

Mặc dù Đảng có rất nhiều Nghị quyết lãnh đạo, Nhà nước ban hành không ít văn bản qui phạm pháp luật và nỗ lực rất lớn trong cải cách hành chính để thúc đẩy các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” để người dân sống trong nước Việt Nam độc lập được hưởng cuộc sống tự do và hạnh phúc.

Những tiến bộ và nề nếp trong hoạt động hành chính công chưa đủ sức làm giảm những hệ lụy của mặt trái cơ chế kinh tế thị trường. Cải cách hành chính tốt sẽ tạo ra động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần ổn định chính trị, an ninh đất nước. Nhưng, xem ra cho đến nay nhiệm vụ này còn yếu kém, thậm chí nhiều lúc, nhiều nơi, nhiều việc, bộ máy hành chính công còn trở thành sức ì, lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội mà nguyên nhân là một số cán bộ, công chức đã tha hóa đạo đức, buộc người dân và doanh nghiệp phải “chạy”, không “chạy” không được.

Hiện còn hàng ngàn vụ việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện gây bức xúc trong dư luận. Rất nhiều vụ, quả bóng trách nhiệm được đá lên, đá xuống, đá qua, đá lại đến nay vẫn còn dang dở.

Trong đời sống xã hội việc “chạy” xuất hiện mọi lúc, mọi nơi. Ai cần việc gì thì chạy việc đó. “Chạy” đã trở thành thói quen của mọi gia đình, mọi tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu tăng thêm quyền, tăng thêm cơ hội làm ăn, tăng lợi ích vật chất, tăng thêm tình cảm và các điều kiện thuận lợi khác cho công việc và cuộc sống.

Hiện tại có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Ảnh minh họa
Hiện tại có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Ảnh minh họa

“Chạy” có nhiều trường hợp, thực chất là sự mua bán, trao đổi về quyền thế, về lợi ích vật chất và cũng có nhiều trường hợp bị lệ thuộc bởi các yếu tố về tâm lý, tình cảm, trách nhiệm...

Chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy dự án, chạy danh hiệu,… trong thời gian gần đây nóng lên tại các diễn đàn quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… Người thì dùng tiền bạc để chạy, người thì dùng quan hệ để chạy, người thì dùng quyền của mình để giúp người khác việc này, để nhờ giúp lại việc kia,... Có nhiều nhu cầu chính đáng hợp pháp của người dân, của doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp không “chạy” thì không bao giờ được giải quyết.

Có nhiều trường hợp cán bộ đủ tiêu chuẩn và tín nhiệm, cần được bổ nhiệm giữ các vị trí trọng trách, nhưng nếu không “Chạy”, không “thi đấu” không thể được. Và ngược lại, có nhiều trường hợp cán bộ sa sút, yếu kém, tín nhiệm thấp cần phải xử lý kỷ luật, cần phải thay đổi vị trí, nhưng đã “chạy” nên không thể thay đổi.

Chạy chức, chạy quyền không chỉ diễn ra ở tầm thấp mà còn cả ở tầm cao. Có nhiều trường hợp “chạy” để được nắm giữ các vị trí quan trọng ở các ngành, cơ quan, đơn vị cấp chiến lược. Và có rất nhiều trường hợp đủ tiêu chuẩn, bảo đảm tín nhiệm để nắm giữ các vị trí quan trọng, nhưng do tác động của chạy đua quyền lực, nên không hiếm người trong số họ không muốn “chạy”, không thích “chạy”, có thể bức xúc vì “chạy” mà vẫn phải “chạy”. Vì có thể có nhiều người đủ điều kiện đang ứng cử vào một vị trí. Và cũng có thể có những người còn khiếm khuyết mặt này, mặt kia nhưng họ lại “chạy” với một quyết tâm cao.

Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích”  cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh minh họa
Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích” cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh minh họa

Không chạy không có lợi nhuận

Các doanh nghiệp ở nước ta có không ít dự án muốn trúng thầu đều phải “chạy”. Trúng thầu hay không, có được đảm nhiệm vai trò bên B hay không, năng lực nhà thầu chưa phải là yếu tố quyết định. Yếu tố quyết định là ý chí của chủ đầu tư. Luật Đấu thầu quy định rất chi tiết, nhưng thực hiện các thủ tục chỉ là hình thức. Có thanh tra, kiểm tra, kết quả là hầu hết các dự án đều thực hiện thủ tục đấu thầu đúng theo qui định của pháp luật. Nhưng trên thực tế có nhiều dự án đều do bên B bỏ tiền và công sức ra “chạy” để được phê duyệt.

Thực chất kết quả đấu thầu đã được định đoạt từ khi mới lập dự án. Do việc tiến hành các thủ tục đấu thầu chỉ là hình thức, còn thực chất là có sự giàn xếp quân xanh, quân đỏ nên giá thầu so với giá thực tế bị đội lên rất nhiều.

Có đội giá thầu lên thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận, mới có đủ điều kiện để bù đắp các chi phí tiêu cực (“đối ngoại”, “bôi trơn”). Ngay cả nhà thầu nước ngoài đến Việt Nam đấu thầu, nếu không “chạy” chắc gì đã trúng thầu.

Những vụ làm ăn không phải qua thủ tục thầu như chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, Nhà nước đặt hàng, thì nhiều vụ bên B cũng phải “chạy”, “chạy” để được chỉ định thầu, để được đặt hàng, “chạy” cả nơi duyệt giá, thẩm định giá. Chịu khó “chạy”, dùng “phong bì dày” để chạy, phần nhiều các phi vụ làm ăn, lợi nhuận đều tỷ lệ thuận với công sức và tiền bạc bỏ ra để “chạy”.

Cũng có nhiều doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, nếu giá sản phẩm cao không được thị trường chấp nhận, trong khi lại phải “chạy” để được bảo đảm các yếu tố pháp lý, buộc doanh nghiệp phải “vượt rào”, phải vi phạm pháp luật thì mới có lợi nhuận như các doanh nghiệp xây dựng có hành vi xây không phép, xây sai phép, xây vượt tầng…

Nhận diện “chạy
"Chạy” với một quyết tâm cao để ứng cử vào một vị trí. Ảnh minh họa

“Chạy” để che giấu yếu kém

“Chạy” đã làm cho công việc quản trị doanh nghiệp Nhà nước có nhiều yếu kém mà khó có thể khắc phục. Và vì sao nhiều “ông lớn” doanh nghiệp Nhà nước dư nợ lớn, thua lỗ kéo dài gần đây mới lộ diện? Điều đáng nói ở đây là báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp công khai minh bạch hay bí mật giấu giếm.

Rõ ràng, khi mà cơ chế xin cho đang tồn tại, doanh nghiệp báo cáo minh bạch công khai về kết quả hoạt động thì khó mà xin được đầu tư, xin được dự án, xin được hỗ trợ, xin được vay vốn. Nên doanh nghiệp có thể phải “chạy” để “qua mặt” thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Và khi thanh tra, kiểm toán Nhà nước vào cuộc thậm chí cả là cả cơ quan điều tra vào cuộc mới biết rõ doanh nghiệp Nhà nước là ai và đang đứng ở đâu.

Rõ ràng, môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh và quản lí kinh doanh ở nước ta còn nhiều vấn đề nhức nhối do “chạy”. Việc “chạy” của các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo ra “nhóm lợi ích” trực tiếp cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Hoà Văn - Theo Người làm báo

bài liên quan
Giả danh cán bộ Tỉnh Đoàn Nghệ An lừa đảo gần 10 tỷ đồng chạy việc

Giả danh cán bộ Tỉnh Đoàn Nghệ An lừa đảo gần 10 tỷ đồng chạy việc

Đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức giả danh cán bộ, Phó Trưởng Ban tổ chức kiểm tra công tác tại Tỉnh đoàn Nghệ An.
Truy nã đối tượng lừa đảo xin việc vào ngành Công an, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng

Truy nã đối tượng lừa đảo xin việc vào ngành Công an, chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng

Cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố bị can Lê Văn Mạnh với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tuy nhiên đối tượng này đã bỏ trốn.
Hứa hẹn chạy vào ngành công an để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Hứa hẹn chạy vào ngành công an để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Mặc dù không có chức năng xin học, xin việc vào ngành công an nhưng Giang vẫn giới thiệu rằng bản thân có thể làm được việc này.
Lừa người yêu 85 triệu đồng để tiêu xài

Lừa người yêu 85 triệu đồng để tiêu xài

Sau khi tiêu hết số tiền 85 triệu đồng của người yêu, Cường bỏ trốn và bị Công an huyện Hòa Vang bắt giữ.
Lừa đảo chạy chương trình tuyển sinh để chiếm đoạt tiền tỷ

Lừa đảo chạy chương trình tuyển sinh để chiếm đoạt tiền tỷ

Với mục đích chiếm đoạt tiền của người khác để tiêu xài cá nhân, Trịnh Văn Toàn đã nảy sinh ý định lừa đảo bằng hình thức “chạy” chương trình tuyển sinh.
Làm ăn thua lỗ, 2 đối tượng đi lừa đảo để có tiền trả nợ

Làm ăn thua lỗ, 2 đối tượng đi lừa đảo để có tiền trả nợ

Nguyễn Văn Thăng kinh doanh sơn làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất nên đã nghĩ đến việc đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hôm nay (19/4),  Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Hôm nay (19/4), Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh bắt đầu mua lượng cổ phiếu đăng ký

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4.
“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

“Bắc Giang cần chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn”

Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ông Lê Quang Hoà được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hưng Yên

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đã bầu ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Sở Nội vụ giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Tin bài khác
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.