Hà Nội 31 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 29 °C
Đà Nẵng 32 °C
Yên Bái 34 °C
  • Hà Nội Hà Nội 31°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 29°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 32°C
  • Yên Bái Hà Nội 34°C

Cảm động những bó hoa rừng dâng lên thầy cô bám bản

Góc nhìn Plus
20/11/2015 05:10
Nguyệt Thương
aa
“Lần đầu tiên tôi tới dạy ở điểm trường cách thị trấn nơi tôi sống 20km, chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Đập vào mắt tôi là hình ảnh đứa trẻ tay cầm cục cơm nguội, bàn tay kia xòe ra giữ những hạt muối trắng để chấm ăn... Nước mắt tôi đã chảy. Tôi khóc thương những đứa trẻ ở nơi nghèo khó ấy và tôi đã quyết định ở lại đấy, ở cho tới tận bây giờ”. Đó là tâm sự của một giáo viên cắm bản nhưng cũng là nỗi niềm chung của thầy cô bỏ lại mọi thứ sau lưng để đến với học trò nơi xa xôi hẻo lánh.


Nước mắt tôi đã chảy...

36 năm gắn bó với nghề giáo, cô Lê Thị Hằng - giáo viên Trường Tiểu học Đồng Lương, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa - có tới 5 năm dạy học ở vùng biên giới, 15 năm cắm bản dạy điểm lẻ.

Cô Hằng kể, năm đầu tiên đến dạy ở Đồng Lương cô đã khóc, khóc không phải vì mình để lại chồng con ở nhà, sống với điều kiện khắc khổ trong căn nhà giáo viên tranh tre nứa lá mà khóc vì thương học trò khi thấy bữa ăn của các con là một cục cơm nguội và muối trắng.

Học sinh nghèo Quảng Nam hái hoa rừng tặng cô
Học sinh nghèo Quảng Nam hái hoa rừng tặng cô

Học trò ở đây vẫn thường xuyên sáng nhịn, trưa và tối chủ yếu khoai sắn, gần đây mới được bát cơm với rau rừng, hiếm khi nhìn thấy miếng thịt. Và cô lại khóc khi nhìn thấy em bé lớp 2 mặc manh áo mỏng tang, lạnh run người đến lớp, hỏi ra mới biết là đói, đến khi cô giáo nấu cho gói mì, ăn vào em mới trở lại bình thường.

“Nhìn cảnh ấy, nước mắt tôi đã chảy. Tôi khóc thương những đứa trẻ ở nơi nghèo khó ấy, và tôi đã quyết định ở lại đấy, ở cho tới tận bây giờ” - cô Hằng mắt đỏ hoe kể lại.

Hồi cô Hằng mới dạy học, chuyện gì của bọn trẻ cũng khiến cô muốn khóc. Trong sách giáo khoa lớp 4 có vẽ hình nhiều loại trái cây, cô giáo hỏi các em học sinh có biết đó là quả gì không, không một em nào biết. Biết ô tô không? Không em nào biết. Cô hỏi đã có em nào được ăn phở chưa, chúng tròn mắt không biết phở là thứ gì...

Không có tivi, không có gì để kết nối bọn trẻ với cuộc sống ở bên ngoài. Dạy học lâu ở đây, cô giáo thường có thói quen bỏ vào túi áo vài vỉ thuốc thông dụng để sẵn sàng sơ cứu cho bọn trẻ. Mỗi tuần về thăm nhà vào thứ bảy thì chủ nhật cô Hằng lại lầm lũi với hành trình đi bộ 20km để lên điểm trường, gánh theo nào gạo, thực phẩm, bút, vở...

Dù vất vả nhưng cô cố gắng gồng gánh nhiều một chút để chia sẻ cho bọn trẻ và bà con.Không chỉ dạy chữ cho bọn trẻ, cô Hằng còn tìm mua và đọc nhiều sách về nông nghiệp để tư vấn cho người dân trồng lúa, trồng rau. Suốt 36 năm trong nghề gắn bó với điểm trường hẻo lánh, cô Hằng giờ được người dân chuyển từ gọi “cô giáo” sang “bà giáo”.

“Trường thấy tôi có tuổi cũng gợi ý cho tôi chuyển từ điểm trường về trường chính, nhưng tôi không muốn thế, vì ở đó bà con yêu quý tôi, học trò mong ngóng tôi. Tôi vẫn sẽ bám trụ với mọi người cho đến khi nào không còn sức khỏe để dạy nữa mới thôi” - cô Hằng cười mà mắt rưng rưng.

Cô giáo Nguyễn Thị Thêu (quê Ninh Bình) đã có 20 năm gắn bó với điểm trường lẻ, với hàng nghìn học sinh Đồng Văn - Hà Giang. Cô Thêu cho hay, lên Hà Giang dạy học là lần xa nhà đầu tiên, cũng là lần đầu tiên biết đến vùng cao. “Điểm trường nằm một bên sườn núi, được rào xung quanh bằng những cành trúc. Lớp học vẫn tạm bợ mái lá, tứ bề hở hoang hoác. Những ngày mùa đông gió bấc, sách vở học sinh ướt nhèm vì sương. Nhà lưu trú của giáo viên thấp lụp xụp, buổi tối thắp đèn dầu soạn giáo án” - cô Thêu nói.

Giữa trập trùng núi đá, cô giáo người Kinh phải làm quen với cuộc sống biệt lập thiếu thốn và xa lạ với ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân cư đa phần là người dân tộc Mông. Ngay đời sống của giáo viên cũng thiếu thốn khi chợ mở theo phiên và cách xa cả ngày đường, do đó mỗi lần mua, phải tích trữ cả tuần.

Sau những giờ lên lớp, cô Thêu lại xuống nhà dân vừa tìm hiểu phong tục tập quán, học tiếng, vừa vận động trẻ nhỏ đến trường. Từ điểm lẻ có ít học sinh, sau hai năm cô Thêu đứng lớp đã có nhiều trẻ đi học đông đủ và đọc thông, viết thạo. Hiện nay cô Thêu đã chuyển về Trường Tiểu học Phố Cáo và giảng dạy tại Sảng Pả, điểm trường giáp đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Dù dân cư ở tập trung song đời sống còn nhiều khó khăn nên người dân chưa có ý thức cao trong việc cho con đến trường; có lớp tổng số 15 học sinh, có khi chỉ duy nhất một em tới trường...

“Tôi biết trách nhiệm của tôi là phải ở đó".

”Vượt gần 2.000 cây số từ huyện miền núi Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn vào Kon Tum công tác, cô Nông Thị Tuyết, người dân tộc Tày, hơn chục năm nay gắn bó với các học sinh Xơ Đăng của Trường Phổ thông Bán trú Tiểu học Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).

Cô giáo Tạ Thị Hương
Cô giáo Tạ Thị Hương

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, cô Tuyết tình nguyện đến dạy học tại Trường Tiểu học Đắk Na, mang cái chữ đến với bà con dân tộc.

“Những ngày đầu đến trường, tôi bị sốc vì thấy học sinh khổ quá. Trường học thì tạm bợ, đường toàn đá, học sinh đi học hàng giờ mới đến trường, quần áo không có mặc. Nhiều khi học sinh bỏ học, các cô phải đến tận nhà vận động. Thà không nhìn thấy hoàn cảnh gia đình các em thì thôi, nhìn thấy là đau lòng” - cô Tuyết kể.

Hiện học sinh của cô vẫn còn phải ăn cơm với canh lá mì (sắn) nấu suông. Lâu lâu được cô giáo cho miếng cá khô thì có cá, hôm nào bố mẹ đi rẫy đào được con dế thì có dế mà ăn, còn không thì chỉ có cơm với canh lá mì. Thế nên, cô Tuyết bảo cô chưa bao giờ nản lòng vì sự vất vả, cô đơn của cô không thấm gì so với những khó khăn đang chờ các em phía trước.

Mỗi tháng về thăm nhà, bao giờ trong hành trình trở lại cô Tuyết cũng gùi theo vài chục cái bút, vài chục cuốn vở mới, thậm chí là cả chút đồ ăn cho các em.

Bám bản, cô Nông Thị Tuyết gửi 2 con của mình, một 4 tuổi, một học lớp 4 cho mẹ đẻ trông hộ. Dù thương con ở nhà đứt ruột “nhưng rồi cứ nghĩ đến những đứa trẻ nghèo đi bộ hàng giờ đến lớp đang chờ cô giáo để học chữ, mọi nỗi buồn vơi đi...”- cô Tuyết xúc động chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Bình, giáo viên Trường Tiểu học số 2 Trà Phong, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi tâm sự, vì sinh ra ở miền biển, quê nghèo, trẻ con ít được đi học nên khát khao của thầy là được dạy chữ cho các con, để chúng lớn lên có một tương lai tốt đẹp hơn bố mẹ mình.

“Điểm trường của chúng tôi chỉ có những lớp học tranh tre nứa lá, thời tiết thì khắc nghiệt, đường sá thì khó khăn. Ban đầu tôi hơi buồn nhưng chính tình cảm của những đứa trẻ nghèo, nghèo đến mức không có dép đến lớp, không có quần áo để mặc nhưng luôn chăm chú nghe giảng đã xóa đi mọi thứ. Và tôi biết trách nhiệm của tôi là phải ở đó, phải giúp các em lớn lên có cái chữ để ra đời” - thầy Bình nói giản dị.

Còn thầy giáo Nguyễn Hồng Hiệp (quê gốc Hưng Yên) về giảng dạy tại Trường Tiểu học Nậm Nhoóng, xã Nậm Nhóng, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An cho biết, trường nằm cách xa trung tâm huyện hơn 40km nhưng chưa có đường đi. Đặc biệt, trường của thầy Hiệp có 100% giáo viên là nam giới (41 người).

Thầy Hiệp kể, đường đi chủ yếu do nhân dân tự đào, có khúc quanh co theo sườn núi, một bên dốc, một bên vực rất nguy hiểm. Mỗi khi trời mưa bão, trường thường bị cách ly với các vùng khác. Vì thế, dù nơi công tác ở cách xa nhà hơn 40km nhưng mỗi năm thầy Hiệp chỉ được về hai lần vào dịp hè và tết, bằng cách đi bộ.

Hè năm 2004, một người thân trong gia đình thầy mất nhưng phải đến 2 tháng sau khi trở về nhà, thầy mới biết tin.

Cùng là người Việt, sao các con không biết chữ nước mình

Hơn ai hết, cô giáo Tạ Thị Hương thấm thía sự khác biệt này bởi cô đã có 15 năm dạy học ở Bắc Giang trước khi nhận công tác ở điểm trường khó khăn nhất thuộc xã Hiếu, huyện Kon Plông, Kon Tum.

Cô giáo Nông Thị Hằng
Cô giáo Nông Thị Hằng

“Không có sóng điện thoại, không có điện, học sinh ở đây đều là người dân tộc Mơ Nâm, ít tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, không giao tiếp với bên ngoài, nên tôi thương lắm, cứ xót xa nghĩ, bởi ngay cả ngôn ngữ của đất nước mình các em cũng không hiểu. Trong sự quá khác biệt đó, nhưng các em ở đây vẫn vượt mọi khó khăn để đến lớp thì một giáo viên như tôi chỉ có thể lấy hết quyết tâm bù đắp cho các em. Những ngày đầu tiên đứng lớp, tôi chỉ biết dùng ký hiệu, hình vẽ để dạy các em học sinh lớp 1. Bất đồng về ngôn ngữ là rào cản lớn với giáo viên miền xuôi lên miền núi dạy học. Nhiều lúc muốn tâm sự, chia sẻ với học trò nhưng các em đâu có hiểu mình nói gì. Vậy mà tình yêu, sự ham học của các em đã giúp tôi vượt qua tất cả” - cô Tạ Thị Hương chia sẻ.

Có lẽ chẳng thể kể hết những gian nan của các thầy cô ở những miền xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Ai chẳng muốn chọn việc nhẹ nhàng, nhưng các thầy cô đã đến, vì thương lũ trò nhỏ ngơ ngác mà chẳng thể ra đi.

Như cô Hương nói, dù Hà Nội và Thanh Hóa không xa nhưng cô không thể nào rời các em ở bản Thung biệt lập ấy mà đi đâu được. Và họ, những người thầy đầu tiên, mở ra cho các em một thế giới khác, thế giới của tri thức, yêu thương và làm người, thế giới của những khát vọng trong lành. Chỉ nhỏ bé và giản dị vậy thôi, đủ để các thầy cô nếu làm lại từ đầu, nơi họ chọn vẫn là những hy sinh, những yêu thương tận đáy lòng đó...

bài liên quan
Lào Cai tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất nông nghiệp

Lào Cai tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai hướng tới ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Lào Cai: Triệt phá kho tàng trữ súng, đạn, thuốc nổ

Lào Cai: Triệt phá kho tàng trữ súng, đạn, thuốc nổ

Công an tỉnh Lào Cai bắt quả tang Sầm Văn Công về hành vi “Chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng” và “Tàng trữ trái phép vật liệu nổ”.
Lào Cai tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật đợt I/2024

Lào Cai tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật đợt I/2024

Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật tại các cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch Lào Cai yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở

Chủ tịch Lào Cai yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường yêu cầu các ngành chức năng phải đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở.
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phó Cục trưởng Hải quan Lào Cai được điều động, bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Hải quan Quảng Nam

Phó Cục trưởng Hải quan Lào Cai được điều động, bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Hải quan Quảng Nam

Ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam kể từ ngày 1/3.
Mới nhất
Đọc nhiều
Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Độc đáo văn hoá khăn Piêu của người phụ nữ Thái

Đồng bào Thái có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thêu khăn Piêu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người phụ nữ dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Kế hoạch tinh vi của nhóm đối tượng lừa kết hôn với người nước ngoài, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Một nhóm đối tượng lên kế hoạch lừa kết hôn với người Trung Quốc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa bị lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội bắt giữ.
Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada điều tra chống bán phá giá đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) mới đây đã phát đi thông tin về việc Canada điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Tin bài khác
Bài học từ buýt nhanh BRT

Bài học từ buýt nhanh BRT

Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.
Nhân lực chất lượng cao

Nhân lực chất lượng cao

Mới đây, khi dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, diễn ra tại TP Quy Nhơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định phải hết sức chú trọng chăm lo việc đào tạo nguồn nhân lực, bởi chất lượng của nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quan trọng nhất để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.
Lời cảnh báo từ những dòng sông

Lời cảnh báo từ những dòng sông

Trung tuần tháng 3, trong một buổi đoàn công tác Bộ NN&PTNT khảo sát các công trình chống hạn mặn, lãnh đạo một tỉnh miền Tây đã đưa ra một đề xuất táo bạo. Ông cho biết địa phương đang phải gồng mình chống chọi với đợt cao điểm nắng nóng và hạn mặn khốc liệt. Mặn xâm nhập hệ thống sông rạch ảnh hưởng cuộc sống hàng chục nghìn hộ dân. Vì vậy, ông đề xuất dẫn nước từ các sông Hậu, Sài Gòn, Đồng Nai về để hạn chế khô hạn, sụt lún, thiếu nước.
Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Chỉ đạo đúng đắn về quy hoạch địa phương

Cách đây 2 ngày (23/3) khi dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý địa phương nắm chắc 8 từ khóa “tuân thủ”, “linh hoạt”, “đồng bộ”, “thấu hiểu”.
“Bắt bệnh” thị trường vàng

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.
8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tháo gỡ khó khăn về vốn

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Dù vì bất cứ lý do gì thì hành vi của hai người đàn ông đi xe máy cố ý chạy lên đường Vành đai 2 trên cao là đường chỉ dành cho xe hơi; sau đó tạt đầu ô tô, đánh người là sai rõ ràng. Tuy nhiên, câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề, vì sao lại xảy ra việc “xung đột ứng xử” giữa người đi xe hơi và người đi xe máy? Có phải vì “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”?
Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Thực hiện tổ chức đấu giá khai thác 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải đã có những thông tin cụ thể về việc đấu giá 3 mỏ cát lớn tại Hà Nội.
thu tuong chinh phu yeu cau bao dam cung ung dien trong thoi gian cao diem

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
bo gtvt de nghi khac phuc viec nhieu cao toc khong co song dien thoai

Bộ GTVT đề nghị khắc phục việc nhiều cao tốc không có sóng điện thoại

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu sớm phủ sóng điện thoại di động và cung cấp dịch vụ viễn thông trên các tuyến cao tốc.
hang khong tiep tuc tang chuyen phuc vu dip nghi le 304 15

Hàng không tiếp tục tăng chuyến phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Theo Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay dự kiến tăng khoảng 120 chuyến, tương đương hơn 20.000 chỗ mỗi ngày trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trước đó, các hãng hàng không trong nước đã lên kế hoạch cung ứng từ 100.000 đến 110.000 chỗ mỗi ngày trên đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay tháng 3.
khai mac le hoi den hung va tuan van hoa du lich dat to nam giap thin 2024

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024

Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn 2024.
giam thieu lao dong tre em vi thanh nien

Giảm thiểu lao động trẻ em vị thành niên

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Dự án này đã được triển khai tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, nhằm hỗ trợ những gia đình khó khăn ổn định sinh kế, giảm tình trạng sử dụng lao động trẻ em vị thành niên.