Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Thành Cổ Loa bị xâm phạm nghiêm trọng: Chuyên gia và Bộ Văn hoá nói gì?

Văn hóa
18/10/2018 17:40
Hà Tùng Long
aa
Thời gian gần đây, việc Di tích Thành Cổ Loa bị xâm hại nghiêm trọng lại tiếp tục làm nóng giới chuyên môn lẫn dư luận. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu không có giải pháp đồng bộ và khoa học, di tích này sẽ bị xoá sổ trong nay mai.


Dấu tích cũ đang bị biến dạng

Thành Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN), có tuổi đời 2.300 năm, từng được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ” đang bị xâm hại nghiêm trọng.

Thực tế, việc xâm phạm này không phải mới xảy ra thời gian gần đây mà đã tồn tại từ khá lâu. Theo báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, các vụ việc vi phạm di tích xảy ra năm 2015 có 39 vụ, năm 2016 có 36 vụ, năm 2017 có 25 vụ và 9 tháng đầu năm 2018 có 21 vụ vi phạm.

Đại diện BQL khu Di tích Cổ Loa cho biết, tại mặt thành và chân các vòng thành Nội, thành Trung, thành Ngoại có tới 1.000 hộ dân sinh sống từ nhiều đời nay, thậm chí tới 200 – 300 năm. Đây là yếu tố lịch sử để lại nên trước thời điểm Cổ Loa được công nhận di tích quốc gia năm 1962, khu vực này không có ai quản lý, người dân tự do xây dựng nhà cửa. Đến năm 2006, hầu như người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai, vì thế vô tình đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải sớm có giải pháp đồng bộ và khoa học để bảo tồn Thành Cổ Loa trước sự xâm phạm nghiêm trọng của đô thị hoá. Ảnh: TL.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải sớm có giải pháp đồng bộ và khoa học để bảo tồn Thành Cổ Loa trước sự xâm phạm nghiêm trọng của đô thị hoá. Ảnh: TL.

Do nhu cầu cuộc sống người dân, một số đoạn trên mặt thành còn bị xẻ ra, san ủi để làm đường và xây dựng các công trình dân sinh. Hiện tại, vòng thành Nội gần như mất đi toàn bộ hình dáng, chỉ còn sót lại một vài ụ đất.

Vòng thành Trung và thành Ngoại vẫn còn giữ được hình dáng song độ cao đã bị thay đổi. Tại các hào nước, người dân còn lấp đi để xây nhà hoặc có khu vực được sử dụng trồng lúa, nuôi cá làm biến dạng các dấu tích cũ. Hơn nữa, di chỉ khảo cổ học Đồng Vông trên doi đất bên sông Hoàng Giang đang có nguy cơ bị xóa sổ vì các công trình dân sinh.

Ông Lê Viết Dũng, Phó Trưởng BQL Di tích Cổ Loa nhận định rằng, bi kịch của Cổ Loa hiện nay là bị quản lý theo kiểu “năm cha ba mẹ”. BQL Di tích Cổ Loa chỉ quản lý đình, đền, miếu, giếng ngọc, vườn thuyền, ao mắm…

Trong khi đó ba vòng thành, ba vòng hào và sông Hoàng Giang (điều kiện tự nhiên hình thành nên Cổ Loa) là do chính quyền xã Cổ Loa quản lý. Khi có vi phạm BQL cũng chỉ báo với chính quyền xã xử lý. Cách quản lý di tích thiếu đồng bộ khó lòng bảo vệ được Cổ Loa chứ chưa nói gì đến phát huy giá trị di tích.

Thiếu hụt trong nhận thức và bất cập trong tư duy quản lý

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù số lượng các vụ vi phạm ngày càng giảm nhưng mức độ vi phạm lại nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trước đây. Tại cuộc tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển”, PGS.GS Lại Văn Tới - Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành nhận định, hiện nay tư duy bảo tồn Cổ Loa đang tập trung bảo vệ “lõi” là những công trình đình, đền, miếu mà quên đi thành, hào và sông quan trọng chẳng thua kém gì. Tất cả những yếu tố này cộng hưởng mới tạo nên tính toàn vẹn và giá trị độc đáo của Cổ Loa.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng cho rằng, Cổ Loa được đánh giá một công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á. Ngoài ra lịch sử về Loa thành, huyền thoại về Mỵ Châu - Trọng Thủy đã khiến cho di tích này thêm phần đặc biệt.

Sau đợt khảo sát Di tích Cổ Loa, những người thực hiện đã không khỏi đau lòng khi chứng kiến dấu vết còn lại như thành, hào đang bị đô thị hóa xóa đi nhanh chóng. Việc bảo tồn di tích đang mâu thuẫn với nhu cầu phát triển của chính người dân địa phương, có quá nhiều vấn đề cần gỡ rối.

“Mức độ xâm hại thành và hào ở di tích Cổ Loa hiện nay là vô cùng nghiêm trọng. Nếu cơ quan quản lý không nhanh chóng có biện pháp hợp lý thì thành và hào Cổ Loa sẽ hoàn toàn bị hủy hoại, bị xóa sổ trong một thời gian ngắn”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy nói.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, việc thành và hào ở Cổ Loa liên tục bị xâm hại nghiêm trọng đã cho thấy sự thiếu hụt trong nhận thức của công chúng và cả những bất cập trong tư duy quản lý và hoạch định về di sản trong gần 60 năm qua.

GS.TS, Lâm Mỹ Dung - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng, Luật, quy định bảo vệ di tích đã có, phân cấp rất cẩn thận nhưng kết quả chưa cao vì thực hiện chưa thỏa đáng. GS Lâm Mỹ Dung còn cho rằng, giới nghiên cứu khoa học và nhà quản lý chưa thực sự hiểu và nối với nhau. Hiện nay đang hình thành “mốt” kêu gọi cộng đồng tham gia nhưng lại không xác định được cộng đồng nào.

“Ngoài ra tôi còn thấy một thực tế, nhà kinh tế rất ghét nhà khảo cổ. Điều đó không hề có lợi. Hiện nay các nhà khoa học đều thống nhất bảo tồn di sản để phát triển, biến di sản thành nguồn lực, chứ không ai còn nghĩ bảo vệ để đấy giữ là niềm tự hào”, bà Dung nói.

Trước vấn đề này, trả lời Dân trí về quan điểm của Bộ VHTT&DL, ông Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản cho rằng, Cổ Loa là một Di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng. Di tích này trải dài trên một diện tích rất rộng và có cư dân sinh sống trong di tích từ trước cả năm 1962.

Cho nên việc tồn tại những công trình xây dựng, nhà ở riêng tư, nhà máy, hệ thống giao thông… như báo chí từng nêu trước đây là có nhiều vi phạm trong vấn đề bảo tồn di tích. Để hạn chế điều này, vào năm 2015, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích này. Quy hoạch tổng thể này chính đây là căn cứ pháp lý để dần dần xử lý các vi phạm đó và tiến tới tương lai gần là đưa di tích này thành công viên lịch sử văn hóa, thành địa điểm du lịch.

Trước đây, quản lý di tích này giao cho TP. Hà Nội, sau này TP. Hà Nội đã giao trực tiếp cho BQL thành Cổ Loa. Đơn vị này là đơn vị chuyên môn trực thuộc TP Hà Nội có bộ máy đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu về năng lực để quản lý di tích này. Các chủ trương đầu tư cũng đã bắt đầu triển khai theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dựa trên đề án quy hoạch.

Về phía Bộ VHTT&DL, từ năm 2015 đến nay cũng đã thường xuyên phối hợp với Sở VH-TT Hà Nội thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động tại khu di tích này. Riêng việc quản lý, đầu tư, phát triển và bảo vệ lại thuộc trách nhiệm của TP. Hà Nội.

“Chúng tôi nghĩ rằng, với đề án Quy hoạch tổng thể mà Chính phủ đã phê duyệt, trong tương lai Di tích Cổ Loa sẽ được quản lý tốt hơn và sẽ phát huy được giá trị của mình. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng vi phạm di tích cũng đã giảm đi rất nhiều. Qua số liệu thống kê, chúng tôi thấy BQL Di tích Cổ Loa đã dần dần khắc phục được những hạn chế mà lịch sử để lại”, ông Thành nói.

“Khách thăm quan dễ nhận thấy Cổ Loa chưa phát triển du lịch. Khách đến chỉ vào dịp lễ hội đầu năm, 11 tháng còn lại trong năm chưa có khách. Khách đến mấy ngôi đình đền, còn di tích thành Cổ Loa không thu hút người tham gia.

Tại sao di tích lịch sử 2300 năm tuổi, độc nhất vô nhị của Đông Nam Á này lại không thể trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn của Thủ đô?

Hoàn toàn có thể trở thành một địa điểm hấp dẫn của Thủ đô vì có tiềm năng vật chất và lịch sử. Nguy cơ bị xâm thực trong bối cảnh đô thị hóa, bức xúc của người dân mong muốn thay đổi cuộc sống nên trở thành một mâu thuẫn.

Điều 32 Luật Di sản, các khu vực được bảo vệ phải được cơ quan chính quyền cắm mốc giới trên thực tế… Cho đến nay Cổ Loa chưa thực hiện được quy định này. Tại sao là một di tích quốc gia đặc biệt vậy mà 56 năm kể từ năm 1962 không làm được, khó khăn ở đâu, như thế nào?

Đình đền, miếu, giếng, vườn thuyền… còn hạt nhân của Loa Thành là ba vòng thành, ba vòng hào và kể cả sông Hoàng Giang là hạt nhân tạo nên địa thế Cổ Loa thì không được chú ý. Và BQL di tích chỉ được kiểm soát vòng ngoài thôi. Việc phân cấp quản lý di tích không đồng bộ, thiếu tập trung. Chỉ phát hiện vi phạm thôi, xử lý thế nào là do chính quyền.

Quan điểm vùng lõi của Cổ Loa đã đúng chưa? Quá ưu tiên vùng thành nội đình, đền, am, giếng phải chăng là quá máy móc, có phù hợp với tính riêng của Cổ Loa? Cách tập trung bảo vệ như vậy đã bao hàm đúng giá trị của Cổ Loa chưa?

Thành và hào và sông Hoàng Giang là ba thành tố quan trọng. Hào gần như bị lãng quên để chậm hơn nữa sẽ bị xâm hại. Cho đến nay chưa có đoạn hào nào được phục hồi cho rõ hình hài”, PGS.TS Nguyễn Văn Huy phát biểu.

bài liên quan
Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Quy định mới về cấp sổ đỏ cho đất không có giấy tờ

Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định chi tiết các trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Đông Triều (Quảng Ninh): Bị tuýt còi vì bỏ 1 tỷ đồng làm đường lại lấn ra hồ thủy lợi

Một doanh nghiệp ở TX Đông Triều (Quảng Ninh) tự nguyện bỏ 1 tỷ đồng để làm đường bê tông nhưng bị tuýt còi vì bị cho rằng có dấu hiệu trục lợi và lấn chiếm hồ thủy lợi Lỗ Chính.
Xử phúc thẩm Thảo “lụi” cùng đồng phạm trong vụ án “Hủy hoại tài sản”

Xử phúc thẩm Thảo “lụi” cùng đồng phạm trong vụ án “Hủy hoại tài sản”

TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Nguyễn Văn Thảo (Thảo “lụi”) cùng Lê Minh Khôi và Phan Anh Kim về tội “Hủy hoại tài sản”.
Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Tạm giữ gần 28.000 sản phẩm vi phạm tại các cửa hàng điện thoại

Cục Quản lý thị trường TP HCM tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm tại 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại.
Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Chuyên trang điện tử truyền thông Pháp luật Plus chính thức thay đổi giao diện mới

Nhằm đáp ứng nhu cầu đọc báo của độc giả trong thời đại kỷ nguyên công nghệ số, 10h sáng ngày 28/2, Chuyên trang điện tử Truyền thông Pháp luật Pháp luật + (Phapluatplus.vn) sẽ chính thức thay đổi giao diện mới với nhiều chuyên mục chuyên sâu, hấp dẫn.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

TP.HCM hỗ trợ 50% chi phí tiêm vaccine phòng dại ở 5 huyện ngoại thành

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố chiều 28/3, ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Phòng Chăn nuôi dịch tễ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM cho biết, thành phố đã hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho chó, mèo tạ
VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023

VietABank công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với những điểm tích cực như huy động vốn, dư nợ, thu nhập từ chứng khoán đầu tư (TPCP) đều tăng so với cùng kỳ 2022...
Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa không đóng BHXH cho người lao động

Hành vi này của Công ty TNHH Gia công và Thương mại Phong Hòa đã bị UBND tỉnh Hải Dương xử phạt nghiêm minh.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
trai nghiem nghe lam giay ban cua dong bao dao do o ha giang

Trải nghiệm nghề làm giấy Bản của đồng bào Dao đỏ ở Hà Giang

Giấy Bản là sản phẩm làm từ cây vầu non, được sử dụng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ, tết... Cây vầu non được chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi, sau đó ngâm tiếp với nước một thời gian, đem nghiền và trộn với dung dịch chứa nhựa của một loại cây rừng. Từ hỗn hợp nguyên liệu này, người dân sẽ tráng thành những tấm giấy Bản...
clip nhom doi tuong manh dong dung hung khi dai ca met cuop tai san trong dem

Clip nhóm đối tượng mạnh động dùng hung khí dài cả mét cướp tài sản trong đêm

Ngày 16/3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phối hợp Công an quận Hà Đông đã bắt giữ 4 đối tượng để điều tra về hành Cướp tài sản. Các đối tượng này chủ yếu đã bỏ học, cùng nhau chế hung khí nguy hiểm dài cả mét sau đó đi khống chế, đe doạ những người đi đường trong đêm tối và cướp tài sản. Trước đó, nhóm đối tượng này đã cướp một xe máy của anh N.Đ.C. trên đường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội.
bao phap luat viet nam ky hop tac tai tro voi lien doan cau may viet nam

Báo Pháp luật Việt Nam ký hợp tác, tài trợ với Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam

Báo Pháp luật Việt Nam và Liên Đoàn Cầu mây Việt Nam đã thực hiện lễ ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông và tài trợ đội tuyển cầu mây quốc gia Việt Nam.
tang cuong phoi hop truyen thong chinh sach phap luat giua bo tu phap va bo thong tin va truyen thong

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật giữa Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin và Truyền thông

thoi hoc sinh dang nho cua thap nien 2000 duoc tai hien qua sach tranh

Thời học sinh đáng nhớ của thập niên 2000 được tái hiện qua sách tranh

Bốn năm sau khi ra mắt 199 Mấy – Hồi Ấy Làm Gì?, hai tác giả Trang Neko và X.Lan quay trở lại với một ấn phẩm sách tranh đề tài trường học lấy nhan đề HỌC SINH CHÚNG MÌNH 2000 HỒI ẤY